Trong các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản, về lý thuyết thì dầu thô không có mặt. Nhưng dầu thô thực tế lại có thể xem là một trong những biến số cơ bản nhất, chi phối mạnh đến các biến số khác bao gồm cả lạm phát, tỷ giá, lãi suất…
Trong năm 2015, tín hiệu tích cực là tuy giá dầu thế giới trồi sụt và Việt Nam, với hình ảnh một quốc gia vẫn còn phải xuất thô dầu cũng như một phần nguồn thu ngân sách có sự đóng góp từ khai thác tài nguyên, đến cuối năm, đã có một phác thảo mới: Ít nhất, ngân sách quốc gia không còn quá phụ thuộc vào dầu thô.
Những “biến số” dầu thô
Với một quá khứ gần ở ba năm trước, tỷ trọng xuất khẩu dầu thô đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu và nguồn thu ngân sách quốc gia như sau:
Năm 2012, dầu thô đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu 8,23 tỷ USD trong tổng kim ngạch 114,57 tỷ USD,. Năm 2013, con số này giảm 11,9% so với cùng kỳ, xuống còn 7,2 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu 132,2 tỷ USD. Năm 2014, tỷ trọng giảm nhẹ xuống 0,1%, đóng góp 7,23 tỷ vào tổng kim ngạch xuất khẩu 150 tỷ USD.
Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan trong ba năm này, sản lượng xuất khẩu dầu thô giảm nhẹ và đây cũng là yếu tố tác động đến tỷ trọng nguồn thu. Tuy nhiên, sự sụt giảm của giá dầu thô thế giới mới là yếu tố chính khiến dầu thô của Việt Nam xuất khẩu ngày càng bị co hẹp lại, đặc biệt là co hẹp về mức lãi khi giá xuất đi ngày càng về gần với chi phí bỏ ra để khai thác dầu.
Dù vậy, dầu thô ít nhất trong những năm qua vẫn đóng góp không nhỏ vào ngân sách. Năm 2012, với mức giá dầu thô xuất khẩu bình quân đạt 118 USD/thùng, cao hơn 33 USD/thùng so với dự toán, tương ứng tỷ lệ 38%, ngân sách đã có thêm mức vượt thu từ dầu thô đáng kể, đặc biệt vào sản lượng thanh toán vượt 4,1% và chênh lệch giữa giá dự toán và giá thanh toán.
Kết quả trong 4 khoản thu Nhà nước, dầu thô có mức vượt thu tăng vọt so với dự toán tăng vọt tới 66%, chiếm tỷ trọng tới 18,9% trong tổng thu ngân sách và dư đủ bù đắp thâm hụt nguồn thu từ thuế bất động sản vốn đã bị đóng băng ở thời điểm đó, đưa dự thu ngân sách xuất sắc hoàn thành vượt chỉ tiêu.
Tương tự, dự toán thu ngân sách năm 2013 là 816.000 tỷ đồng, trong đó từ dầu thô 99.000 tỷ đồng (chiếm 12,13%); các số tương ứng của dự toán ngân sách 2014 là 782,7 ngàn tỷ đồng và 85,2 ngàn tỷ đồng (chiếm 10,89% tổng thu ngân sách). Như vậy cả dự toán thu ngân sách và thu từ dầu thô đã giảm. Kết quả dù giá dầu đi xuống ngay từ đầu năm nhưng dầu thô vẫn đóng góp vào ngân sách trên 120.000 tỷ đồng. Và ở năm 2014, khoản thu lớn đáng quan tâm nhất trong cơ cấu ngân sách vẫn là thu từ dầu thô.
Ở thời điểm lên kế hoạch ngân sách, các cơ quan quản lí ước giá dự toán từ đầu năm tới 100 USD/thùng, nhưng từ tháng 7/2014 giá dầu thô trên thị trường thế giới liên tục sụt giảm, thậm chí xuống dưới 60 USD/thùng vào cuối năm. Sản lượng khai thác đã được đẩy lên để thu về 107 ngàn tỷ đồng.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng số thu từ dầu thô năm 2014 không những không giảm, mà vẫn đạt và vượt tới 25,6% so với dự toán. Nói cách khác, liên tục trong nhiều năm, dù giá dầu ngày càng đi lùi, 1 phần lớn nguồn thu cho ngân sách vẫn đặt gánh nặng lên “mũi nhọn” xuất khẩu dầu thô. Theo đó, dù muốn hay không, Việt Nam vẫn đang là quốc gia mà nền kinh tế xuất khẩu có trên 10% tỷ trọng GDP là từ khai thác dầu thô.
Và sự chủ động – Đã thật là… chủ động?
Những biến động hơn 6 năm qua của thế giới dầu khiến các nhà hoạch định kịch bản vĩ mô không thể không tính toán ẩn số giá dầu. Nhưng biến động thực tế của giá dầu năm nay dường như đang nằm ngoài biên độ của những kịch bản.
Năm 2015, các cơ quan quản lí dự toán nguồn thu giá dầu 93.000 tỷ đồng, với giá dầu dự toán 98 USD/ thùng. Tại thời điểm hiện nay, giá dầu thô đang về dưới mức 40 USD/ thùng, tức sụt giảm khoảng ½ so với mức giá dự toán. Có nghĩa là dự báo của TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương vào hồi giữa năm 2015, rằng có thể ngân sách thu được từ dầu thô năm nay sẽ chỉ đạt khoảng 50.000 tỷ đồng, là có thể xảy ra.
Kết quả chính thức ước tính tới 15/12/2015, theo thông tin của Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, nguồn thu ngân sách từ từ dầu thô, đang đạt 66.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 6% tổng thu ngân sách Nhà nước.
Tuy chưa biết việc xây dựng kịch bản cho giá dầu ở các mức như vậy, thì những “biến số phụ” nào cho các kịch bản sẽ đi theo, nhưng rõ ràng với mức giá dầu các tháng trong tương lai đang giảm dưới ngưỡng 36 USD/ thùng, và thậm chí giá dầu Brent còn được các chuyên gia dự báo có thể giảm xuống tới 34 USD/ thùng, khoảng 20.000 tỷ cần thu để đạt kế hoạch dự toán từ dầu thô cho ngân sách sẽ rất khó khăn. Cơ quan quản lí sẽ phải có nguồn thu nào khác bù đắp khoản hụt này.
Theo khẳng định của Thứ trưởng, mức giá dầu hiện hữu không ảnh hưởng đến thu ngân sách 2015, và con số thu được còn thấp hơn cả phần nợ đọng thuế (76.000 tỷ đồng) – xác nhận thu từ dầu thô đã không còn là nguồn có tỷ trọng lớn như 5 – 10 năm trước, có thể xem là tín hiệu tích cực về sự chủ động “thoát dầu” của một nền kinh tế vẫn chịu tác động thu chính từ khai thác tài nguyên.
Kinh tế Việt Nam hiện thoát bóng đen lạm phát, phục hồi, đi vào phát triển, thì ngân sách Nhà nước đã có nguồn để tăng thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
Tích cực ở mặt chủ động, nhưng chúng ta đã hoàn toàn chủ động? Ở một biến số khác, ta sẽ thấy rằng dầu thô lại vẫn đang tác động tới kinh tế Việt Nam: Giá dầu thô thế giới đang giảm gần tới 2/3. Giá xăng dầu giảm. Và khá thú vị là lạm phát của Việt Nam cũng đã tỷ lệ thuận giảm tương ứng. Có thể nói là mục tiêu kềm chế lạm phát dưới 5% của Việt Nam năm 2015 đã hoàn thành hết sức xuất sắc và có vẻ khá nhẹ nhàng hơn so với những nỗ lực kềm chế lạm phát các năm trước đây, đặc biệt trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng có thể đạt tới 17% cũng như tổng cung tiền đạt mục tiêu theo kế hoạch.
Như vậy, rõ ràng kinh tế Việt Nam hiện thoát bóng đen lạm phát, phục hồi, đi vào phát triển, thì ngân sách Nhà nước đã có nguồn để tăng thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu phi dầu thô – qua đó có thể tăng bù đắp cho khoản hụt thu từ khai thác và xuất khẩu dầu thô cũng như từ nhập khẩu xăng dầu thành phẩm.
Vấn đề đặt ra là một khi cơ cấu thu ngân sách dù đã tạm “thoát dầu” nhưng vẫn chưa thoát khai thác tài nguyên, thoát dựa vào các hoạt động xuất – nhập khẩu thì nguồn thu đó liệu có bền vững, khi thị trường quốc tế luôn tiềm ẩn biến động và một mặt khác, những biến động đó cũng phần nào phụ thuộc vào diễn biến giá dầu – nguồn cung và sản lượng từ các quốc gia xuất dầu.
Có lẽ Việt Nam hẳn đang cần một thời gian quá độ để điều chỉnh sự phụ thuộc của xuất nhập khẩu dầu thô – xăng dầu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nói chung, và trong ngân sách nhà nước nói riêng; cũng như cần một thời gian để thay đổi cơ cấu thu ngân sách phù hợp. Kịch bản kinh tế và thu ngân sách nhà nước năm 2016 hy vọng đã được xây dựng trên các dự báo nhích gần, sát gần đến các biến số vĩ mô, trong đó có biến số giá dầu, và tiếp tục củng cố phần chủ động đang có, với sự cân đối để tránh tăng thu – bù thất thu.
Trong năm 2015, tín hiệu tích cực là tuy giá dầu thế giới trồi sụt và Việt Nam, với hình ảnh một quốc gia vẫn còn phải xuất thô dầu cũng như một phần nguồn thu ngân sách có sự đóng góp từ khai thác tài nguyên, đến cuối năm, đã có một phác thảo mới: Ít nhất, ngân sách quốc gia không còn quá phụ thuộc vào dầu thô.
Những “biến số” dầu thô
Với một quá khứ gần ở ba năm trước, tỷ trọng xuất khẩu dầu thô đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu và nguồn thu ngân sách quốc gia như sau:
Năm 2012, dầu thô đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu 8,23 tỷ USD trong tổng kim ngạch 114,57 tỷ USD,. Năm 2013, con số này giảm 11,9% so với cùng kỳ, xuống còn 7,2 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu 132,2 tỷ USD. Năm 2014, tỷ trọng giảm nhẹ xuống 0,1%, đóng góp 7,23 tỷ vào tổng kim ngạch xuất khẩu 150 tỷ USD.
Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan trong ba năm này, sản lượng xuất khẩu dầu thô giảm nhẹ và đây cũng là yếu tố tác động đến tỷ trọng nguồn thu. Tuy nhiên, sự sụt giảm của giá dầu thô thế giới mới là yếu tố chính khiến dầu thô của Việt Nam xuất khẩu ngày càng bị co hẹp lại, đặc biệt là co hẹp về mức lãi khi giá xuất đi ngày càng về gần với chi phí bỏ ra để khai thác dầu.
Dù vậy, dầu thô ít nhất trong những năm qua vẫn đóng góp không nhỏ vào ngân sách. Năm 2012, với mức giá dầu thô xuất khẩu bình quân đạt 118 USD/thùng, cao hơn 33 USD/thùng so với dự toán, tương ứng tỷ lệ 38%, ngân sách đã có thêm mức vượt thu từ dầu thô đáng kể, đặc biệt vào sản lượng thanh toán vượt 4,1% và chênh lệch giữa giá dự toán và giá thanh toán.
Kết quả trong 4 khoản thu Nhà nước, dầu thô có mức vượt thu tăng vọt so với dự toán tăng vọt tới 66%, chiếm tỷ trọng tới 18,9% trong tổng thu ngân sách và dư đủ bù đắp thâm hụt nguồn thu từ thuế bất động sản vốn đã bị đóng băng ở thời điểm đó, đưa dự thu ngân sách xuất sắc hoàn thành vượt chỉ tiêu.
Tương tự, dự toán thu ngân sách năm 2013 là 816.000 tỷ đồng, trong đó từ dầu thô 99.000 tỷ đồng (chiếm 12,13%); các số tương ứng của dự toán ngân sách 2014 là 782,7 ngàn tỷ đồng và 85,2 ngàn tỷ đồng (chiếm 10,89% tổng thu ngân sách). Như vậy cả dự toán thu ngân sách và thu từ dầu thô đã giảm. Kết quả dù giá dầu đi xuống ngay từ đầu năm nhưng dầu thô vẫn đóng góp vào ngân sách trên 120.000 tỷ đồng. Và ở năm 2014, khoản thu lớn đáng quan tâm nhất trong cơ cấu ngân sách vẫn là thu từ dầu thô.
Ở thời điểm lên kế hoạch ngân sách, các cơ quan quản lí ước giá dự toán từ đầu năm tới 100 USD/thùng, nhưng từ tháng 7/2014 giá dầu thô trên thị trường thế giới liên tục sụt giảm, thậm chí xuống dưới 60 USD/thùng vào cuối năm. Sản lượng khai thác đã được đẩy lên để thu về 107 ngàn tỷ đồng.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng số thu từ dầu thô năm 2014 không những không giảm, mà vẫn đạt và vượt tới 25,6% so với dự toán. Nói cách khác, liên tục trong nhiều năm, dù giá dầu ngày càng đi lùi, 1 phần lớn nguồn thu cho ngân sách vẫn đặt gánh nặng lên “mũi nhọn” xuất khẩu dầu thô. Theo đó, dù muốn hay không, Việt Nam vẫn đang là quốc gia mà nền kinh tế xuất khẩu có trên 10% tỷ trọng GDP là từ khai thác dầu thô.
Và sự chủ động – Đã thật là… chủ động?
Những biến động hơn 6 năm qua của thế giới dầu khiến các nhà hoạch định kịch bản vĩ mô không thể không tính toán ẩn số giá dầu. Nhưng biến động thực tế của giá dầu năm nay dường như đang nằm ngoài biên độ của những kịch bản.
Năm 2015, các cơ quan quản lí dự toán nguồn thu giá dầu 93.000 tỷ đồng, với giá dầu dự toán 98 USD/ thùng. Tại thời điểm hiện nay, giá dầu thô đang về dưới mức 40 USD/ thùng, tức sụt giảm khoảng ½ so với mức giá dự toán. Có nghĩa là dự báo của TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương vào hồi giữa năm 2015, rằng có thể ngân sách thu được từ dầu thô năm nay sẽ chỉ đạt khoảng 50.000 tỷ đồng, là có thể xảy ra.
Tuy chưa biết việc xây dựng kịch bản cho giá dầu ở các mức như vậy, thì những “biến số phụ” nào cho các kịch bản sẽ đi theo, nhưng rõ ràng với mức giá dầu các tháng trong tương lai đang giảm dưới ngưỡng 36 USD/ thùng, và thậm chí giá dầu Brent còn được các chuyên gia dự báo có thể giảm xuống tới 34 USD/ thùng, khoảng 20.000 tỷ cần thu để đạt kế hoạch dự toán từ dầu thô cho ngân sách sẽ rất khó khăn. Cơ quan quản lí sẽ phải có nguồn thu nào khác bù đắp khoản hụt này.
Theo khẳng định của Thứ trưởng, mức giá dầu hiện hữu không ảnh hưởng đến thu ngân sách 2015, và con số thu được còn thấp hơn cả phần nợ đọng thuế (76.000 tỷ đồng) – xác nhận thu từ dầu thô đã không còn là nguồn có tỷ trọng lớn như 5 – 10 năm trước, có thể xem là tín hiệu tích cực về sự chủ động “thoát dầu” của một nền kinh tế vẫn chịu tác động thu chính từ khai thác tài nguyên.
Kinh tế Việt Nam hiện thoát bóng đen lạm phát, phục hồi, đi vào phát triển, thì ngân sách Nhà nước đã có nguồn để tăng thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
Tích cực ở mặt chủ động, nhưng chúng ta đã hoàn toàn chủ động? Ở một biến số khác, ta sẽ thấy rằng dầu thô lại vẫn đang tác động tới kinh tế Việt Nam: Giá dầu thô thế giới đang giảm gần tới 2/3. Giá xăng dầu giảm. Và khá thú vị là lạm phát của Việt Nam cũng đã tỷ lệ thuận giảm tương ứng. Có thể nói là mục tiêu kềm chế lạm phát dưới 5% của Việt Nam năm 2015 đã hoàn thành hết sức xuất sắc và có vẻ khá nhẹ nhàng hơn so với những nỗ lực kềm chế lạm phát các năm trước đây, đặc biệt trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng có thể đạt tới 17% cũng như tổng cung tiền đạt mục tiêu theo kế hoạch.
Như vậy, rõ ràng kinh tế Việt Nam hiện thoát bóng đen lạm phát, phục hồi, đi vào phát triển, thì ngân sách Nhà nước đã có nguồn để tăng thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu phi dầu thô – qua đó có thể tăng bù đắp cho khoản hụt thu từ khai thác và xuất khẩu dầu thô cũng như từ nhập khẩu xăng dầu thành phẩm.
Vấn đề đặt ra là một khi cơ cấu thu ngân sách dù đã tạm “thoát dầu” nhưng vẫn chưa thoát khai thác tài nguyên, thoát dựa vào các hoạt động xuất – nhập khẩu thì nguồn thu đó liệu có bền vững, khi thị trường quốc tế luôn tiềm ẩn biến động và một mặt khác, những biến động đó cũng phần nào phụ thuộc vào diễn biến giá dầu – nguồn cung và sản lượng từ các quốc gia xuất dầu.
Có lẽ Việt Nam hẳn đang cần một thời gian quá độ để điều chỉnh sự phụ thuộc của xuất nhập khẩu dầu thô – xăng dầu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nói chung, và trong ngân sách nhà nước nói riêng; cũng như cần một thời gian để thay đổi cơ cấu thu ngân sách phù hợp. Kịch bản kinh tế và thu ngân sách nhà nước năm 2016 hy vọng đã được xây dựng trên các dự báo nhích gần, sát gần đến các biến số vĩ mô, trong đó có biến số giá dầu, và tiếp tục củng cố phần chủ động đang có, với sự cân đối để tránh tăng thu – bù thất thu.
Theo: Diễn đàn doanh nghiệp
Relate Threads