Thị trường dầu mỏ toàn cầu đang trải qua những “cung trầm” của chu kỳ xuống đáy. Trong bối cảnh giá dầu vẫn dao động quanh ngưỡng thấp từ 31-33 USD/thùng, hàng loạt nhà sản xuất “vàng đen” đang phải bán cổ phiếu để bù đắp chi phí, trong khi đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ được ghi nhận ở mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua.
Các quỹ đầu tư chủ quyền tại một số quốc gia giàu dầu mỏ như Ả Rập Xê út, Nga, Qatar hay Na Uy đã bán trên 213 tỷ USD giá trị cổ phiếu trong năm 2015, theo báo cáo mới công bố của Viện nghiên cứu các quỹ đầu tư chủ quyền (SWFI).
Một khi giá dầu vẫn ở mức thấp, hoạt động bán tháo có thể vẫn tiếp diễn trong năm 2016. Ước tính, các quỹ đầu tư có thể rút trên 404 tỷ USD khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu, nếu giá dầu duy trì ở mức 30-40 USD/thùng trong năm nay.
Việc giá dầu thô sụt giảm trên 70% trong vòng 18 tháng qua đồng nghĩa nhiều nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu mặt hàng này đang phải đối mặt với lỗ hổng ngân sách nghiêm trọng. Nếu không tăng thuế hoặc cắt giảm chi tiêu công, nhiều nước sẽ phải khai thác nguồn dự trữ ngoại tệ hoặc bán bớt các loại tài sản như cổ phiếu hay trái phiếu.
Theo SWFI, nước Nga đang chứng kiến nguồn dự trữ ngoại tệ của mình sụt giảm nhanh chóng khi Moskva vẫn phải chi thêm tiền cho các dự án quy mô lớn trong nước. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Na Uy cho biết, quốc gia này có thể phải chi 9,3 tỷ USD từ các quỹ đầu tư chủ quyền để đối phó với tình hình giá dầu thấp như hiện nay.
Các quỹ đầu tư thịnh vượng là những nhà đầu tư lớn nhất thế giới. SWFI ước tính, họ sở hữu số tài sản trị giá trên 7.000 tỷ USD, song vẫn thấp hơn 1.000 tỷ USD so với thời điểm tháng 6/2001, giai đoạn giá dầu cao và lãi suất thấp thúc đẩy sự bùng nổ của hoạt động đầu tư, khi nhiều quỹ đầu tư chủ quyền đem tiền đổ vào thị trường chứng khoán toàn cầu, trái phiếu chính phủ và bất động sản.
Không chỉ phải bán tài sản đề bù đắp chi phí, giá dầu thấp còn khiến hoạt động đầu tư trong lĩnh vực dầu mỏ đang ở mức yếu nhất trong vòng 30 năm qua.
Theo dự báo trung hạn của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), đầu tư cho thăm dò dầu khí trên toàn cầu có thể tiếp tục giảm 17% trong năm 2016, sau khi đã giảm 24% trong năm 2015. Đây sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 1986, dòng vốn chảy vào lĩnh vực dầu mỏ giảm trong 2 năm liên tiếp, đồng thời sự đổ vỡ đầu tư này có thể làm gia tăng thêm những vấn đề đối với người tiêu dùng trong tương lai.
Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol nhận định: “Trước mắt, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi trước giá dầu thấp hiện nay, song họ cần nhớ rằng, các động thái cắt giảm đầu tư kỷ lục trong lĩnh vực dầu mỏ có thể làm gia tăng những nguy cơ đối với an ninh dầu mỏ trong tương lai gần”.
IEA cho rằng, nhu cầu dầu mỏ hiện chưa để bắt kịp với sản lượng mà các nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới “bơm” ra thị trường. Tình trạng nguồn cung vượt quá nhu cầu này sẽ tiếp tục kéo dài trong cả năm nay và chỉ bắt đầu tái cân bằng trở lại vào năm 2017.
Các nhà sản xuất dầu đá phiến từ Mỹ cũng là những đối tượng chịu tác động nặng nề khi giá mặt hàng này sụt giảm. Trên cơ sở đó, IEA đánh giá, sản lượng dầu mỏ của Mỹ sẽ giảm sâu trong năm nay và năm tới, trước khi phục hồi và chạm mức kỷ lục mới 14,2 triệu thùng/ngày vào năm 2021.
Bên cạnh đó, do được dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt quốc tế liên quan tới chương trình hạt nhân gây tranh cãi của mình, Iran dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng sản lượng trong 5 năm tới và có thể tiến tới mức 3,94 triệu thùng/ngày vào năm 2021.
Trong giai đoạn từ 2015-2021, thị trường dầu mỏ có thể “đón nhận” thêm 4,1 triệu thùng/ngày, một con số không nhỏ, song vẫn thấp hơn sản lượng gia tăng 11 triệu thùng/ngày giai đoạn năm 2010-2015.
Đối với nhu cầu, Ấn Độ được dự báo sẽ là nhà tiêu thụ lớn trong vòng 5 năm tới, trong khi tăng trưởng nhu cầu “vàng đen” của Trung Quốc sẽ chậm lại đáng kể.
Các quỹ đầu tư chủ quyền tại một số quốc gia giàu dầu mỏ như Ả Rập Xê út, Nga, Qatar hay Na Uy đã bán trên 213 tỷ USD giá trị cổ phiếu trong năm 2015, theo báo cáo mới công bố của Viện nghiên cứu các quỹ đầu tư chủ quyền (SWFI).
Một khi giá dầu vẫn ở mức thấp, hoạt động bán tháo có thể vẫn tiếp diễn trong năm 2016. Ước tính, các quỹ đầu tư có thể rút trên 404 tỷ USD khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu, nếu giá dầu duy trì ở mức 30-40 USD/thùng trong năm nay.
Việc giá dầu thô sụt giảm trên 70% trong vòng 18 tháng qua đồng nghĩa nhiều nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu mặt hàng này đang phải đối mặt với lỗ hổng ngân sách nghiêm trọng. Nếu không tăng thuế hoặc cắt giảm chi tiêu công, nhiều nước sẽ phải khai thác nguồn dự trữ ngoại tệ hoặc bán bớt các loại tài sản như cổ phiếu hay trái phiếu.
Các quỹ đầu tư thịnh vượng là những nhà đầu tư lớn nhất thế giới. SWFI ước tính, họ sở hữu số tài sản trị giá trên 7.000 tỷ USD, song vẫn thấp hơn 1.000 tỷ USD so với thời điểm tháng 6/2001, giai đoạn giá dầu cao và lãi suất thấp thúc đẩy sự bùng nổ của hoạt động đầu tư, khi nhiều quỹ đầu tư chủ quyền đem tiền đổ vào thị trường chứng khoán toàn cầu, trái phiếu chính phủ và bất động sản.
Không chỉ phải bán tài sản đề bù đắp chi phí, giá dầu thấp còn khiến hoạt động đầu tư trong lĩnh vực dầu mỏ đang ở mức yếu nhất trong vòng 30 năm qua.
Theo dự báo trung hạn của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), đầu tư cho thăm dò dầu khí trên toàn cầu có thể tiếp tục giảm 17% trong năm 2016, sau khi đã giảm 24% trong năm 2015. Đây sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 1986, dòng vốn chảy vào lĩnh vực dầu mỏ giảm trong 2 năm liên tiếp, đồng thời sự đổ vỡ đầu tư này có thể làm gia tăng thêm những vấn đề đối với người tiêu dùng trong tương lai.
Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol nhận định: “Trước mắt, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi trước giá dầu thấp hiện nay, song họ cần nhớ rằng, các động thái cắt giảm đầu tư kỷ lục trong lĩnh vực dầu mỏ có thể làm gia tăng những nguy cơ đối với an ninh dầu mỏ trong tương lai gần”.
IEA cho rằng, nhu cầu dầu mỏ hiện chưa để bắt kịp với sản lượng mà các nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới “bơm” ra thị trường. Tình trạng nguồn cung vượt quá nhu cầu này sẽ tiếp tục kéo dài trong cả năm nay và chỉ bắt đầu tái cân bằng trở lại vào năm 2017.
Các nhà sản xuất dầu đá phiến từ Mỹ cũng là những đối tượng chịu tác động nặng nề khi giá mặt hàng này sụt giảm. Trên cơ sở đó, IEA đánh giá, sản lượng dầu mỏ của Mỹ sẽ giảm sâu trong năm nay và năm tới, trước khi phục hồi và chạm mức kỷ lục mới 14,2 triệu thùng/ngày vào năm 2021.
Bên cạnh đó, do được dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt quốc tế liên quan tới chương trình hạt nhân gây tranh cãi của mình, Iran dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng sản lượng trong 5 năm tới và có thể tiến tới mức 3,94 triệu thùng/ngày vào năm 2021.
Trong giai đoạn từ 2015-2021, thị trường dầu mỏ có thể “đón nhận” thêm 4,1 triệu thùng/ngày, một con số không nhỏ, song vẫn thấp hơn sản lượng gia tăng 11 triệu thùng/ngày giai đoạn năm 2010-2015.
Đối với nhu cầu, Ấn Độ được dự báo sẽ là nhà tiêu thụ lớn trong vòng 5 năm tới, trong khi tăng trưởng nhu cầu “vàng đen” của Trung Quốc sẽ chậm lại đáng kể.
Việt Khoa (Theo báo chí nước ngoài) - Tinnhanhchungkhoan.vn
Relate Threads