Sau khi chịu sức ép từ OPEC, thời gian vừa qua ngành dầu khí đá phiến của Mỹ lại bước vào công cuộc cắt giảm chi phí và tìm cách cải tiến kỹ thuật, tạo đà cho một cuộc cách mạng lần thứ hai.
Xuyên thủng mốc 50 USD/thùng trong mấy phiên gần đây, giá dầu đã 1 lần nữa sụt giảm. Đằng sau đợt giảm giá lần này là một câu chuyện rất đáng chú ý và không còn mới: câu chuyện về tiến bộ công nghệ.
Tính đến thời điểm này đã là gần 1 thập kỷ kể từ khi cuộc cách mạng đá phiến bắt đầu ở Mỹ. Từ một nước gần như không thể sản xuất dầu khí, sản lượng khí đốt được Mỹ khai thác từ đá phiến đã tăng lên mức gần 50 tỷ feet khối mỗi ngày (thời điểm đầu năm 2017, theo số liệu từ Bộ Năng lượng Mỹ). Khí đốt giá rẻ đã loại bỏ than đá ra khỏi ngành năng lượng. Thay vì nhập khẩu khí đốt như trước, Mỹ đã có thể tự cung tự cấp và thậm chí còn trở thành nước xuất khẩu, khiến thị trường năng lượng thế giới vốn đang mong manh nay lại phải chịu thêm một cú sốc.
Cuộc cách mạng đá phiến cũng lan ra thị trường dầu mỏ. Giờ đây Mỹ có thể sản xuất khoảng 3 triệu thùng mỗi ngày, buộc nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới là Saudi Arabia phải “làm ngập thị trường” trong nỗ lực đánh chìm các nhà sản xuất Mỹ để giữ thị phần.
Tuy nhiên như chúng ta đã chứng kiến, cú giảm giá đã không mang lại những hiệu ứng như mong đợi. Các công ty Mỹ đã phải thu hẹp biên lợi nhuận nhưng mục đích chính của Saudi thì không thành. Trái lại, ngành dầu khí đá phiến của Mỹ lại bước vào công cuộc cắt giảm chi phí và tìm cách cải tiến kỹ thuật, tạo đà cho một cuộc cách mạng lần thứ hai.
Những gì mà các công ty Mỹ làm được rất ấn tượng. Chi phí đã được cắt giảm xuống mức mà điểm hòa vốn của toàn ngành chỉ ở mức 50 USD, thậm chí trong một số trường hợp còn thấp hơn. Và điều quan trọng hơn là Mỹ đã phát hiện ra nhiều mỏ mới, đặc biệt là mỏ dầu. Đây sẽ là trọng tâm của cuộc cách mạng lần thứ hai và theo giới phân tích dự báo, lần này thị trường toàn cầu sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Sau khi giảm trong năm ngoái, sản lượng dầu mỏ mà Mỹ khai thác được từ các mỏ đá phiến đã tăng trở lại. Theo dự đoán năm nay sản lượng có thể tăng ròng 400 đến 800.000 thùng mỗi ngày. Mỏ Permian ở Texas được cho là có trữ lượng lớn chưa từng thấy.
Điều đó có nghĩa là từ nay đến năm 2020, mỗi năm sản lượng của Mỹ có thể tăng thêm 800.000 thùng/ngày, từ mức khoảng 9 triệu thùng mỗi ngày hiện nay lên 11 triệu thùng.
Nhu cầu trên toàn thế giới được dự đoán sẽ không thể vượt qua con số 1 triệu thùng/ngày. Lượng dầu dư thừa của Mỹ sẽ chiếm lấy thị phần và khiến thị trường khó có thể điều chỉnh. Kể cả nếu OPEC và Nga tuân thủ hoàn toàn hạn ngạch đã thỏa thuận, các nhà sản xuất Mỹ sẽ khiến nỗ lực của họ trở nên công cốc. Đặc biệt, OPEC và Saudi sẽ phải cắt giảm sản lượng nhiều hơn để duy trì mức giá hiện tại.
Cuối năm ngoái, giá khí đốt tự nhiên ở Mỹ đã giảm xuống dưới mức 3 USD cho mỗi mbtu và có vẻ sẽ còn giảm nữa. Ở mức này, khí đốt sẽ thay thế than đá trong ngành điện của Mỹ, khiến Tổng thống Donald Trump khó có thể thực hiện cam kết tái thiết ngành than mà ông đã đưa ra khi tranh cử. Với nguồn cung dầu khí tăng lên, Mỹ có thể tự cung tự cấp và giảm phụ thuộc vào xuất khẩu, từ đó giảm bớt tham vọng can thiệp vào những cuộc xung đột trên toàn thế giới.
Mỹ sẽ tăng xuất khẩu khí đốt sang châu Âu và châu Á. Trong bối cảnh quan hệ với Nhật Bản ấm lên, hai bên có thể đi đến một thỏa thuận thương mại dài hạn trong đó bao gồm hoạt động xuất khẩu khí. Tuy nhiên, vì ở Nhật cũng đang dư thừa, các nhà cung cấp khác sẽ bị ảnh hưởng.
Mỹ tăng xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt là điều cuối cùng mà những nước xuất khẩu khí đốt từ Nga đến Australia mong muốn. Các bên sẽ phải đàm phán lại những hợp đồng sẵn có trong khi những dự án LNG ở các vùng có chi phí khai thác khá đắt đỏ như phía Đông Địa Trung Hải và Đông Phi có thể bị hoãn.
Dầu khí đá phiến Mỹ là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến thị trường năng lượng thế giới trong thập kỷ vừa qua. Mọi dự báo đều bị đảo lộn, quan điểm dầu mỏ và khí đốt sẽ ngày càng khan hiếm và phụ thuộc nhiều nhất vào những vùng sản xuất truyền thống vốn dễ biến động về địa chính trị không còn đúng đắn nữa.
Những người nhận định rằng cuộc cách mạng đá phiến sẽ bị dập tắt bởi chu kỳ giá đã sai. Thay vào đó, chúng ta đang nhìn thấy sự thay đổi trong cấu trúc của thị trường năng lượng, trong bối cảnh nguồn cung tăng trưởng vượt quá nguồn cầu. Sự thay đổi ấy mang lại những tác động sâu rộng, đặc biệt là đối với các nước làm giàu từ xuất khẩu dầu khí. Cuối cùng thì của cải sẽ được phân bổ lại từ các nhà sản xuất nghiêng sang phía người tiêu dùng.
Xuyên thủng mốc 50 USD/thùng trong mấy phiên gần đây, giá dầu đã 1 lần nữa sụt giảm. Đằng sau đợt giảm giá lần này là một câu chuyện rất đáng chú ý và không còn mới: câu chuyện về tiến bộ công nghệ.
Cuộc cách mạng đá phiến cũng lan ra thị trường dầu mỏ. Giờ đây Mỹ có thể sản xuất khoảng 3 triệu thùng mỗi ngày, buộc nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới là Saudi Arabia phải “làm ngập thị trường” trong nỗ lực đánh chìm các nhà sản xuất Mỹ để giữ thị phần.
Tuy nhiên như chúng ta đã chứng kiến, cú giảm giá đã không mang lại những hiệu ứng như mong đợi. Các công ty Mỹ đã phải thu hẹp biên lợi nhuận nhưng mục đích chính của Saudi thì không thành. Trái lại, ngành dầu khí đá phiến của Mỹ lại bước vào công cuộc cắt giảm chi phí và tìm cách cải tiến kỹ thuật, tạo đà cho một cuộc cách mạng lần thứ hai.
Những gì mà các công ty Mỹ làm được rất ấn tượng. Chi phí đã được cắt giảm xuống mức mà điểm hòa vốn của toàn ngành chỉ ở mức 50 USD, thậm chí trong một số trường hợp còn thấp hơn. Và điều quan trọng hơn là Mỹ đã phát hiện ra nhiều mỏ mới, đặc biệt là mỏ dầu. Đây sẽ là trọng tâm của cuộc cách mạng lần thứ hai và theo giới phân tích dự báo, lần này thị trường toàn cầu sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Sau khi giảm trong năm ngoái, sản lượng dầu mỏ mà Mỹ khai thác được từ các mỏ đá phiến đã tăng trở lại. Theo dự đoán năm nay sản lượng có thể tăng ròng 400 đến 800.000 thùng mỗi ngày. Mỏ Permian ở Texas được cho là có trữ lượng lớn chưa từng thấy.
Điều đó có nghĩa là từ nay đến năm 2020, mỗi năm sản lượng của Mỹ có thể tăng thêm 800.000 thùng/ngày, từ mức khoảng 9 triệu thùng mỗi ngày hiện nay lên 11 triệu thùng.
Nhu cầu trên toàn thế giới được dự đoán sẽ không thể vượt qua con số 1 triệu thùng/ngày. Lượng dầu dư thừa của Mỹ sẽ chiếm lấy thị phần và khiến thị trường khó có thể điều chỉnh. Kể cả nếu OPEC và Nga tuân thủ hoàn toàn hạn ngạch đã thỏa thuận, các nhà sản xuất Mỹ sẽ khiến nỗ lực của họ trở nên công cốc. Đặc biệt, OPEC và Saudi sẽ phải cắt giảm sản lượng nhiều hơn để duy trì mức giá hiện tại.
Cuối năm ngoái, giá khí đốt tự nhiên ở Mỹ đã giảm xuống dưới mức 3 USD cho mỗi mbtu và có vẻ sẽ còn giảm nữa. Ở mức này, khí đốt sẽ thay thế than đá trong ngành điện của Mỹ, khiến Tổng thống Donald Trump khó có thể thực hiện cam kết tái thiết ngành than mà ông đã đưa ra khi tranh cử. Với nguồn cung dầu khí tăng lên, Mỹ có thể tự cung tự cấp và giảm phụ thuộc vào xuất khẩu, từ đó giảm bớt tham vọng can thiệp vào những cuộc xung đột trên toàn thế giới.
Mỹ sẽ tăng xuất khẩu khí đốt sang châu Âu và châu Á. Trong bối cảnh quan hệ với Nhật Bản ấm lên, hai bên có thể đi đến một thỏa thuận thương mại dài hạn trong đó bao gồm hoạt động xuất khẩu khí. Tuy nhiên, vì ở Nhật cũng đang dư thừa, các nhà cung cấp khác sẽ bị ảnh hưởng.
Mỹ tăng xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt là điều cuối cùng mà những nước xuất khẩu khí đốt từ Nga đến Australia mong muốn. Các bên sẽ phải đàm phán lại những hợp đồng sẵn có trong khi những dự án LNG ở các vùng có chi phí khai thác khá đắt đỏ như phía Đông Địa Trung Hải và Đông Phi có thể bị hoãn.
Dầu khí đá phiến Mỹ là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến thị trường năng lượng thế giới trong thập kỷ vừa qua. Mọi dự báo đều bị đảo lộn, quan điểm dầu mỏ và khí đốt sẽ ngày càng khan hiếm và phụ thuộc nhiều nhất vào những vùng sản xuất truyền thống vốn dễ biến động về địa chính trị không còn đúng đắn nữa.
Những người nhận định rằng cuộc cách mạng đá phiến sẽ bị dập tắt bởi chu kỳ giá đã sai. Thay vào đó, chúng ta đang nhìn thấy sự thay đổi trong cấu trúc của thị trường năng lượng, trong bối cảnh nguồn cung tăng trưởng vượt quá nguồn cầu. Sự thay đổi ấy mang lại những tác động sâu rộng, đặc biệt là đối với các nước làm giàu từ xuất khẩu dầu khí. Cuối cùng thì của cải sẽ được phân bổ lại từ các nhà sản xuất nghiêng sang phía người tiêu dùng.
Thu Hương
Theo Trí thức trẻ/Financial Times
Theo Trí thức trẻ/Financial Times
Relate Threads