Đây là những gì đã thực sự xảy ra trên thị trường dầu mỏ

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Có thể giải thích sự sụp đổ của giá dầu bằng một nguyên tắc kinh tế hết sức đơn giản: nếu lượng cung hàng hoá vượt xa so với nhu cầu thì giá sẽ giảm xuống.

Giữa năm 2014, giá dầu thô đạt khoảng 100 USD/thùng, tùy thuộc vào từng loại dầu. Hiện tại, giá dầu chỉ dao động quanh mức 30 USD/thùng, giảm 70% chỉ trong 18 tháng. Giá dầu liên tục giảm, tác động tiêu cực đối với những nước sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn. Tuy nhiên, chính các công ty dầu phương Tây và các nước thành viên OPEC lại chẳng lo lắng nhiều.

Thị trường dư cung dầu

Theo lý thuyết cơ bản về kinh tế, nếu lượng cung hàng hoá vượt xa so với nhu cầu thì giá sẽ giảm xuống. Trong báo cáo thị trường tháng 1/2016, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết, "nếu không có gì thay đổi, thị trường dầu mỏ có thể chết chìm trong tình trạng dư cung."

oil-1455762640641.jpg

Điều này có thực sự đúng? Chữ "chết chìm" kia là sự liên tưởng khập khiễng. "Chết chìm” tức là chẳng thể hồi phục được nữa. Thị trường có thể kém đi đôi chút nhưng chắc chắn không thể bằng một con số 0 tròn chĩnh.

Vấn đề là phải tìm lại sự cân bằng giữa cung và cầu. Nguyên nhân chính của tình trạng hiện nay là do nguồn cung quá cao, sau đó mới là do nhu cầu ở mức thấp. Thế giới vẫn tiêu thụ rất nhiều dầu và điều này sẽ còn tiếp tục trong nhiều năm nữa.

Các nhà sản xuất dầu không thể kiểm soát tổng nguồn cung

Việc nguồn cung bị đẩy lên cao chủ yếu do Mỹ và Canada tăng sản lượng đá phiến và Ảrập Xêút quyết định duy trì sản lượng từ năm 2014. Trong khi đó, Iran được tiếp tục xuất khẩu dầu, làm lượng cung đã tăng lại càng tăng.

Những yếu tố này tạo nên những động lực ép giá dầu xuống. Các nước sản xuất dầu sẽ được hưởng lợi nếu sản lượng dầu giảm và giá tăng nhưng không phải cứ giảm sản lượng thì sẽ được hưởng lợi. Họ chỉ được hưởng lợi tương đương với lượng dầu cắt giảm. Cũng phải nói thêm là không có cơ chế khuyến khích điều này. Ngay cả OPEC, tuy đặt hạn ngạch khắt khe đối với các nước thành viên nhưng việc các nước có tuân thủ hạn ngạch đưa ra hay không thì lại là chuyện khác.

Phải bán để cắt lỗ

Dầu đá phiến thì có thể dễ dàng ngưng sản xuất. Nếu chi phí sản xuất dầu là 40 USD/thùng mà hiện tại chỉ bán được với giá 35 USD/thùng, người ta sẽ ngưng sản xuất và đợi khi giá tăng để bán.

Từ đây, một vấn đề khác nảy sinh.

Nếu nhà sản xuất phải vay nợ để có tiền khoan dầu thì chuyện đương nhiên phải lo là làm thế nào để trả nợ. Khi đó, dù có hoàn vốn hay lỗ thì cũng phải tiếp tục khoan dầu mà trả nợ. Đây chính là điều mà nhiều nhà sản xuất dầu quy mô nhỏ của Mỹ đang làm.

Cũng có cách khác là chấp nhận vỡ nợ.Diễn biến trên thị trường trái phiếu có lãi cao cho thấy nguy cơ vỡ nợ đang tăng lên. Giá trái phiếu cũng bị ảnh hưởng do giá dầu thấp, thanh toán nợ gặp khó.

Tiến thoái lưỡng nan

Suy cho cùng thì câu chuyện sẽ kết thúc như thế nào? Nếu một công ty dầu bị vỡ nợ và phá sản, toà án sẽ bán tài sản cho bên trả giá cao nhất. Những người nằm giữ trái phiếu thì phải bán thật nhanh.

Dầu không được chiết tách cũng là tài sản nhưng ai sẽ mua loại tài sản này?

Các công ty sản xuất dầu đa quốc gia lớn đang ủ mưu chờ thời, mong mua được lượng dầu này với giá rẻ. Tuy nhiên, giá giàn khoan và các mặt hàng sản xuất phụ trợ đang tăng lên.

Trong thời gian tới, chi phí để khoan giếng dầu mới sẽ giảm xuống. Câu hỏi được đưa ra khi nào người ta sẽ ngừng bơm dầu, và nếu có ngưng thì sẽ ngưng trong bao lâu. Câu hỏi này chưa có lời đáp, còn các công ty sản xuất dầu vẫn phải đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan.

Theo Trí thức trẻ/Business Insider​
 

Việc làm nổi bật

Top