oilgasvietnam
Moderator
Sáng 3/12/2015, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo công tác cổ phần hóa Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) họp định kỳ nhằm thúc đẩy tiến độ và đề xuất một số giải pháp với Chính phủ, các bộ ngành liên quan.
Cuộc họp do Thành viên Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Phan Đình Đức chủ trì; tham dự có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, các Phó tổng giám đốc PVN, đại diện một số ban chuyên môn PVN và lãnh đạo Công ty BSR.
Ông Phan Đình Đức, Thành viên HĐTV PVN, Trưởng ban cổ phần hóa BSR phát biểu tại buổi họp.
Chủ tịch HĐTV Công ty BSR Nguyễn Hoài Giang đã báo cáo tiến độ thực hiện cổ phần với 2 nội dung chính là: Thẩm quyền công bố giá trị doanh nghiệp và phê duyệt phương án cổ phần hóa BSR. Đồng thời, Công ty kiến nghị được liên danh với Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) và Công ty Cổ phần Tư vấn và Thẩm định giá Đông Nam (SACC). Đây là những đơn vị được Bộ Tài chính cho phép cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá năm 2015 và là những đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong tư vấn cổ phần hoá, đã từng tham gia tư vấn cổ phần hoá cho các doanh nghiệp trong ngành Dầu khí như: PV GAS, PVCFC, PV OIL…
Việc định hướng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong phương án cổ phần hóa là một trong những nội dung trọng tâm trong xây dựng phương án cổ phần hóa doanh nghiệp. Triển vọng kinh doanh những năm tiếp theo sau khi cổ phần hóa là thông tin quan trọng để các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư vào BSR. Thông thường phương án kinh doanh trong 3 – 5 năm tiếp theo sau khi cổ phần hóa phải có tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt mức tối thiểu từ 10% trở lên để thu hút các nhà đầu tư.
Đối với doanh nghiệp lớn và hoạt động trong lĩnh vực đặc thù như BSR thì cần xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả cho 5 năm tiếp theo (2017-2021) là thông tin quan trọng, cần thiết và tin cậy để đảm bảo độ hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư tham gia mua cổ phần lần đầu của BSR.
Theo tiến độ, dự kiến BSR sẽ hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2017, tuy nhiên BSR cần có sự hỗ trợ tối đa của Chính phủ về một số cơ chế tài chính để đảm bảo ROE đạt mức bằng hoặc cao hơn 10% cho 3 năm tiếp theo sau 2018.
Bên cạnh đó, thuế suất thuế nhập khẩu sản phẩm xăng dầu nhập khẩu từ các nước theo lộ trình cam kết trong ASEAN đang và sẽ thấp hơn nhiều so với mức thuế nhập khẩu áp trong công thức giá bán sản phẩm của BSR. Nên để Công ty BSR phát triển bền vững và lộ trình cổ phần hóa thuận lợi, Chính phủ cần có cơ chế giảm thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho các sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Phát biểu tại buổi họp, Phó tổng giám đốc PVN Ninh Văn Quỳnh nhấn mạnh: Tới ngày 31/12/2015, BSR cần thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kế toán một cách chi tiết, cụ thể để làm cơ sở định giá. “Cổ phần hóa thành công hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào phương án sản xuất kinh doanh 3 năm sau cổ phần hóa. Nếu PVN và BSR không kiến nghị được các chính sách tác động đến sản xuất kinh doanh thì lộ trình cổ phần hóa sẽ gặp vô vàn khó khăn. Vì vậy, PVN và BSR phải cùng tích cực đưa ra các kiến nghị chính sách xác thực và tích cực nhất”.
Phó tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng cũng cho biết việc Công ty BSR theo lộ trình là hết năm 2017 phải thực hiện xong cổ phần hóa, nhưng theo kinh nghiệm thực tế tại Đạm Cà Mau, cổ phần hóa đã thực hiện xong trước lộ trình 1 năm, vì vậy BSR cũng cần cố gắng thực hiện sớm hơn. Công ty BSR là đơn vị lớn của PVN, trong các cuộc tiếp xúc với các nhà đầu tư nước ngoài, PVN ghi nhận một số tín hiệu tích cực từ các nhà đầu tư đến từ Tập đoàn PTT Thái Lan, các tập đoàn của Iran… muốn tham gia mua cổ phần của BSR.
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp Văn phòng Chính phủ cho biết thêm, tính tới thời điểm đầu tháng 12/2015, lộ trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã đạt được 95% kế hoạch năm 2015. Điều đó cho thấy Chính phủ, các bộ ban ngành và bản thân doanh nghiệp đã làm tốt. Thị trường cũng sáng hơn khi các nhà đầu tư đã thấy doanh nghiệp nhà nước là địa chỉ tin cậy để mua cổ phần. Ông Phạm Tuấn Anh cho rằng, việc cổ phần hóa liên quan đến rất nhiều vấn đề. Vì vậy, PVN và BSR cần lập danh mục đầu việc để gửi các cơ quan liên quan xử lý cho đúng quy trình, đồng bộ và có kế hoạch rõ ràng.
Phát biểu kết luận buổi họp, ông Phan Đình Đức, Thành viên HĐTV PVN nhấn mạnh PVN và BSR cần thực hiện những việc sau: PVN cần có báo cáo lên Chính phủ khả năng tham gia mua cổ phần BSR của một số đối tác nước ngoài; Duy trì song song 2 phương án cổ phần hóa là tìm đối tác chiến lược và bán cổ phiếu cho công chúng; Lộ trình cổ phần hóa BSR thực hiện càng sớm càng tốt; Xây dựng tiêu chí cổ phần hóa, tiêu chí cho cổ đông và lộ trình truyền thông; Đề xuất Chính phủ những chính sách cho giai đoạn 2016 – 2018 và chính sách sau 2020.
Cuộc họp do Thành viên Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Phan Đình Đức chủ trì; tham dự có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, các Phó tổng giám đốc PVN, đại diện một số ban chuyên môn PVN và lãnh đạo Công ty BSR.
Ông Phan Đình Đức, Thành viên HĐTV PVN, Trưởng ban cổ phần hóa BSR phát biểu tại buổi họp.
Chủ tịch HĐTV Công ty BSR Nguyễn Hoài Giang đã báo cáo tiến độ thực hiện cổ phần với 2 nội dung chính là: Thẩm quyền công bố giá trị doanh nghiệp và phê duyệt phương án cổ phần hóa BSR. Đồng thời, Công ty kiến nghị được liên danh với Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) và Công ty Cổ phần Tư vấn và Thẩm định giá Đông Nam (SACC). Đây là những đơn vị được Bộ Tài chính cho phép cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá năm 2015 và là những đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong tư vấn cổ phần hoá, đã từng tham gia tư vấn cổ phần hoá cho các doanh nghiệp trong ngành Dầu khí như: PV GAS, PVCFC, PV OIL…
Việc định hướng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong phương án cổ phần hóa là một trong những nội dung trọng tâm trong xây dựng phương án cổ phần hóa doanh nghiệp. Triển vọng kinh doanh những năm tiếp theo sau khi cổ phần hóa là thông tin quan trọng để các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư vào BSR. Thông thường phương án kinh doanh trong 3 – 5 năm tiếp theo sau khi cổ phần hóa phải có tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt mức tối thiểu từ 10% trở lên để thu hút các nhà đầu tư.
Đối với doanh nghiệp lớn và hoạt động trong lĩnh vực đặc thù như BSR thì cần xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả cho 5 năm tiếp theo (2017-2021) là thông tin quan trọng, cần thiết và tin cậy để đảm bảo độ hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư tham gia mua cổ phần lần đầu của BSR.
Theo tiến độ, dự kiến BSR sẽ hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2017, tuy nhiên BSR cần có sự hỗ trợ tối đa của Chính phủ về một số cơ chế tài chính để đảm bảo ROE đạt mức bằng hoặc cao hơn 10% cho 3 năm tiếp theo sau 2018.
Bên cạnh đó, thuế suất thuế nhập khẩu sản phẩm xăng dầu nhập khẩu từ các nước theo lộ trình cam kết trong ASEAN đang và sẽ thấp hơn nhiều so với mức thuế nhập khẩu áp trong công thức giá bán sản phẩm của BSR. Nên để Công ty BSR phát triển bền vững và lộ trình cổ phần hóa thuận lợi, Chính phủ cần có cơ chế giảm thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho các sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Phát biểu tại buổi họp, Phó tổng giám đốc PVN Ninh Văn Quỳnh nhấn mạnh: Tới ngày 31/12/2015, BSR cần thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kế toán một cách chi tiết, cụ thể để làm cơ sở định giá. “Cổ phần hóa thành công hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào phương án sản xuất kinh doanh 3 năm sau cổ phần hóa. Nếu PVN và BSR không kiến nghị được các chính sách tác động đến sản xuất kinh doanh thì lộ trình cổ phần hóa sẽ gặp vô vàn khó khăn. Vì vậy, PVN và BSR phải cùng tích cực đưa ra các kiến nghị chính sách xác thực và tích cực nhất”.
Phó tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng cũng cho biết việc Công ty BSR theo lộ trình là hết năm 2017 phải thực hiện xong cổ phần hóa, nhưng theo kinh nghiệm thực tế tại Đạm Cà Mau, cổ phần hóa đã thực hiện xong trước lộ trình 1 năm, vì vậy BSR cũng cần cố gắng thực hiện sớm hơn. Công ty BSR là đơn vị lớn của PVN, trong các cuộc tiếp xúc với các nhà đầu tư nước ngoài, PVN ghi nhận một số tín hiệu tích cực từ các nhà đầu tư đến từ Tập đoàn PTT Thái Lan, các tập đoàn của Iran… muốn tham gia mua cổ phần của BSR.
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp Văn phòng Chính phủ cho biết thêm, tính tới thời điểm đầu tháng 12/2015, lộ trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã đạt được 95% kế hoạch năm 2015. Điều đó cho thấy Chính phủ, các bộ ban ngành và bản thân doanh nghiệp đã làm tốt. Thị trường cũng sáng hơn khi các nhà đầu tư đã thấy doanh nghiệp nhà nước là địa chỉ tin cậy để mua cổ phần. Ông Phạm Tuấn Anh cho rằng, việc cổ phần hóa liên quan đến rất nhiều vấn đề. Vì vậy, PVN và BSR cần lập danh mục đầu việc để gửi các cơ quan liên quan xử lý cho đúng quy trình, đồng bộ và có kế hoạch rõ ràng.
Phát biểu kết luận buổi họp, ông Phan Đình Đức, Thành viên HĐTV PVN nhấn mạnh PVN và BSR cần thực hiện những việc sau: PVN cần có báo cáo lên Chính phủ khả năng tham gia mua cổ phần BSR của một số đối tác nước ngoài; Duy trì song song 2 phương án cổ phần hóa là tìm đối tác chiến lược và bán cổ phiếu cho công chúng; Lộ trình cổ phần hóa BSR thực hiện càng sớm càng tốt; Xây dựng tiêu chí cổ phần hóa, tiêu chí cho cổ đông và lộ trình truyền thông; Đề xuất Chính phủ những chính sách cho giai đoạn 2016 – 2018 và chính sách sau 2020.
Theo: http://petrotimes.vn/
Relate Threads