Doanh nghiệp dầu khí căng như dây đàn vì giá dầu tụt thảm hại

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Trước tình hình giá dầu liên tục sụt giảm và được dự báo tiếp tục duy trì ở mức thấp, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các đơn vị thành viên đồng loạt giảm chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh 2016.

Ông Trần Quốc Khánh, Chủ tịch HĐQT PVN cho biết, Tập đoàn đã và đang tập trung cao độ để xây dựng và triển khai các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của việc giá dầu giảm mạnh.

Một trong những giải pháp chính được triển khai là tập trung kiểm soát giá thành khai thác từng mỏ để xây dựng các giải pháp kinh tế khả thi.

Theo tính toán của PVN, giá thành khai thác dầu trung bình tại các mỏ trong nước năm 2016 là 27,4 USD/thùng; trong đó mỏ có giá thành cao nhất là mỏ Sông Đốc, lên tới 58 USD/thùng, mỏ có giá thành thấp nhất là các mỏ Cửu Long - Sư Tử Vàng, Sư Tử Đen- với giá thành 12,7 USD/thùng.

PVN dự tính, với giá thành này, nếu xuất bán thì Nhà nước có nguồn thu ngân sách từ 18 – 20 USD/thùng. Tuy nhiên, với điều kiện giá dầu xuất khẩu đạt mức trên 45 USD/thùng, hoạt động khai thác dầu của Tập đoàn mới đạt hiệu quả, còn thấp hơn mức giá này thì một số mỏ của Tập đoàn sẽ gặp nhiều khó khăn.

dau_tho.jpg

Trong trường hợp phải dừng khai thác thì không những không có nguồn thu cho Nhà nước mà PVN còn phải chịu lỗ phần chi phí bảo dưỡng mỏ.

Năm 2016, PVX đặt mục tiêu giá trị sản xuất - kinh doanh đạt 11.900 tỷ đồng, phấn đấu đạt doanh thu hợp nhất 11.000 tỷ đồng, trong đó doanh thu Công ty mẹ đạt 8.600 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế năm 2016 phấn đấu đạt 125 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ đạt 83 tỷ đồng.

PVN đã chỉ đạo các nhà thầu thực hiện việc rà soát lại tổng thể chi phí từng mỏ nhằm tiết kiệm tối đa chi phí vận hành và chi phí quản lý. Cùng với đó, tiếp tục tập trung rà soát tiết giảm thêm các loại chi phí từ 10-20% ở Tập đoàn và các đơn vị thành viên, cân đối sản lượng và giá thành từng mỏ để điều chỉnh sản lượng từng mỏ trên nguyên tắc tối thiểu đảm bảo thu ngân sách và bảo toàn vốn của Tập đoàn; củng cố và tăng cường công tác dự báo thị trường để luôn chủ động cân đối hợp lý sản lượng khai thác của từng mỏ so với giá thành trong từng thời điểm.

Cũng theo ông Khánh, Tập đoàn sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu trong năm nay, đồng thời đẩy mạnh công tác tiếp thị để mở rộng và phát triển thêm thị trường dịch vụ ngoài dịch vụ dầu khí ở trong nước và nước ngoài để tăng doanh thu.

Đối với các đơn vị thành viên, việc đưa ra chỉ tiêu kế hoạch khiêm tốn và chuẩn bị các giải pháp ứng phó với phương án giá dầu tiếp tục giảm cũng là xu thế chủ đạo. Tuy nhiên, do đây là năm tạo tiền đề cơ sở cho kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 nên các đơn vị đều cố gắng đề ra chỉ tiêu ở mức cao nhất có thể.

Lãnh đạo Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí (PVC - mã PVX) cho biết, năm 2016, Tổng công ty đặt mục tiêu giá trị sản xuất - kinh doanh đạt 11.900 tỷ đồng, trong đó, Công ty mẹ thực hiện 9.500 tỷ đồng, tạo đà cho việc phấn đấu thực hiện đạt tổng giá trị sản xuất - kinh doanh giai đoạn 5 năm tới là 63.100 tỷ đồng.

Công ty phấn đấu đạt doanh thu hợp nhất 11.000 tỷ đồng, trong đó doanh thu Công ty mẹ đạt 8.600 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế năm 2016 phấn đấu đạt 125 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ đạt 83 tỷ đồng.

Để thực hiện được chỉ tiêu này, PVC đã đề xuất PVN giải quyết hỗ trợ các hạng mục như sớm quyết toán nhà máy PVTex Đình Vũ Hải Phòng, hoàn thiện các thủ tục pháp lý và chấp thuận miễn bảo lãnh để ký kết hợp đồng thi công các hạng mục xây dựng tại Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, triển khai lại Dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1, Dự án Đường ống dẫn khí lô B – Ô Môn, ký hợp đồng nhận chuyển nhượng phần vốn góp của PVC tại CTCP Xi măng Hạ Long, ký kết bồi hoàn chi phí PVC đã đầu tư tại Dự án KCN Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp – Tiền Giang, nhằm hoàn thành kế hoạch lợi nhuận hợp nhất toàn Tổng công ty năm 2015 được PVN phê duyệt.

Ngoài ra, PVC cũng đề nghị Tập đoàn chỉ đạo Viện Dầu khí và Tổng thầu PTSC giải quyết khoản thanh toán cho PVC đang bị giữ tại tài khoản của Ocean Bank trị giá 95,2 tỷ đồng liên quan đến Dự án Viện Dầu khí phía Nam và gói thấu nạo vét tại Dự án Nhà máy Lọc hóa Dầu Nghi Sơn.

Tổng CTCP Dung dịch khoan và hóa phẩm Dầu khí (DMC) nhận định giai đoạn 2016-2010 là thời kỳ đặc biệt khó khăn. Trong đó, năm 2016, do kế hoạch khoan của các nhà thầu dự kiến khoảng 50 giếng, giảm 40% so với năm 2014, đồng thời nhà thầu cũng cắt giảm tối đa các chí phí đầu vào dẫn tới giá dịch vụ của DMC trong lĩnh vực này giảm 6 - 8%, tương đương giảm 50 - 60% lợi nhuận.

Bên cạnh đó, theo lãnh đạo DMC, các dự án đầu tư mới đi vào hoạt động, nên chi phí lãi vay, chi phí khấu hao thiết bị nhà xưởng lớn. Trong bối cảnh này, DMC đặt kế hoạch năm 2016 với hầu hết các chỉ tiêu giảm mạnh so với năm 2015. Cụ thể, DMC đặt chỉ tiêu doanh thu 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 103,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 82,7 tỷ đồng, nộp ngân sách 153,5 tỷ đồng, tỷ lệ cổ tức 14%.

Nguồn: Hiếu Minh/tinnhanhchungkhoan.vn​
 

Việc làm nổi bật

Top