6 tháng đầu năm, tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp dầu khí trên sàn giảm hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này đã phản ánh vào giá cổ phiếu ngành này khi có mức giảm trên 60% so với cuối năm ngoái.
Hai năm trước, giá dầu bắt đầu rung lắc và có đợt sụt giảm đầu tiên từ mức trên 100 USD/thùng xuống còn 62 USD/thùng, khiến thị trường hoảng loạn và không ai nghĩ rằng giá dầu sẽ rơi xuống dưới 30 USD/thùng (tháng 2/2016).
Sau khi phục hồi lên trên 50 USD/thùng trong tháng 6, giá dầu có diễn biến giảm về 40 USD/thùng. Hiện giá dầu đang là một ẩn số khó lường trước các biến động kinh tế và cả chính trị trong thời gian này.
Lợi nhuận “phập phù”
Giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong 13 năm qua đã khiến nhiều dự án khai thác, thăm dò của các doanh nghiệp dầu khí phải tạm dừng hoặc giãn tiến độ triển khai. Việc này tác động tác động lớn đến những doanh nghiệp trong lĩnh vực khoan và dịch vụ khoan dầu khí khi khối lượng công việc giảm mạnh. Nỗi lo giá dầu sụt giảm hiện vẫn thường trực ở các doanh nghiệp ngành dầu khí. Trong bối cảnh này, việc duy trì dòng tiền dương và bảo đảm lợi nhuận là một thử thách lớn với các doanh nghiệp trong ngành.
Một trong những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ diễn biến giá dầu là Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD). Giá dầu trung bình nửa đầu năm nay chỉ đạt 40,5 USD/thùng khiến nhiều dự án thăm dò và khai thác dầu khí phải tạm dừng hoặc giãn tiến độ triển khai, cũng như đơn giá các dịch vụ tiếp tục ở mức thấp. Cụ thể, trong 6 giàn khoan sở hữu thì PVD chỉ có 2 giàn khoan hoạt động liên tục. Kết quả, 6 tháng đầu năm, PVD chỉ đạt 76 tỷ đồng lợi nhuận, trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt 1.011,6 tỷ đồng.
Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, PVD cho biết, trong bối cảnh hiện tại, Công ty sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp chính như tăng cường công tác tìm kiếm khách hàng, phát triển thị trường ra nước ngoài như Myanmar, Malaysia, Trung Đông, đặc biệt là cho các giàn khoan và các dịch vụ liên quan đến khoan; tiếp tục cắt giảm chi phí, nhất là đối với các giàn khoan đang chờ việc.
Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam - PTSC (PVS) cũng chịu tác động không nhỏ từ diễn biến giảm của giá dầu, trong đó 3 mảng chịu nhiều tác động nhất là: cho thuê tàu chuyên dụng; vận hành lắp đặt, đấu nối các công trình dầu khí biển (O&M); khảo sát địa chấn, địa chất và sửa chữa công trình ngầm bằng robot lặn biển ROV. Thời gian qua, 3 mảng này đóng góp 43% doanh thu và 50% lợi nhuận gộp của PVS.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2016 của PVS cho thấy, doanh thu trong kỳ đạt hơn 4.809 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân doanh thu sụt giảm được PVS lý giải là do giá dầu thô trên thị trường giảm và thị trường kỹ thuật dịch vụ dầu khí giảm mạnh, khiến lợi nhuận sau thuế giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 427 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, PVS đạt doanh thu 9.252 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế trên 671 tỷ đồng.
Theo PVS, nếu giá dầu trong thời gian tới có diễn biến xấu thì kết quả kinh doanh quý III/2016 sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng. Khi xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2016, PVS đã đưa ra 3 kịch bản giá dầu: bình quân 60 USD/thùng, bình quân 40 USD/thùng và bình quân 25 - 30 USD/thùng. Trong đó, ở kịch bản xấu nhất, PVS dự kiến sẽ lỗ khoảng 250 tỷ đồng.
Tổng CTCP Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí (PVC) cho biết, giá dầu thô sụt giảm có ảnh hưởng lớn tới kế hoạch sản xuất - kinh doanh của PVC. Thậm chí, các nhà thầu còn giãn tiến độ khoan và yêu cầu giảm giá thành sản phẩm là rất áp lực. Dự kiến, năm 2016, PVC chỉ đạt 82,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm gần 60% so với năm 2015.
Được đánh giá là doanh nghiệp ít chịu ảnh hưởng trong nhóm các công ty hoạt động trong lĩnh vực thượng nguồn (tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí) khi giá dầu giảm, song lãnh đạo CTCP Kết cấu kim loại dầu khí (PXS) chia sẻ, nếu giá dầu giảm sẽ ảnh hưởng lớn tới việc PXS mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài trong thời gian tới.
Giá dầu giảm đã ảnh hưởng chung đến toàn ngành, nhưng đối với một số đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, diễn biến này giúp chi phí của doanh nghiệp giảm, chẳng hạn Tổng CTCP Vận tải Dầu khí - PVTrans (PVT). Hiện tại, các hợp đồng chạy theo chuyến của PVT được hưởng lợi từ chi phí nhiên liệu giảm, làm tăng biên lợi nhuận gộp của mảng vận tải.
Kỳ vọng trong dài hạn
Giá dầu tiếp tục được dự báo sẽ có những biến động khó lường, trong trường hợp giá tiếp tục giảm hoặc duy trì ở mức thấp trong thời gian dài thì những tác động đến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong ngành dầu khí khó có thể định lượng trước bằng con số cụ thể.
Nguyên nhân khiến giá dầu sụt giảm đã được các chuyên gia mổ xẻ, trong đó các thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không tìm được tiếng nói chung về việc cắt giảm sản lượng và lượng dầu tồn kho theo công bố của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) giảm không đáng kể so với mức dư cung toàn cầu. Dù vậy, nếu nhìn lại thị trường Mỹ, nơi có trữ lượng dầu mỏ hiện vượt qua Ả-rập Xê-út và Nga (khoảng 264 tỷ thùng) thì tương lai cán cân ảnh hưởng dầu thô sẽ có sự biến đổi không những về tiềm lực sản xuất lẫn sức mạnh chính trị chi phối.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Sacombank (SBS) cho biết, hoạt động sản xuất của các giàn khoan tại Mỹ đã nối lại từ tháng 5, nhưng có vẻ như tình hình khó khăn vẫn còn khi các nhà sản xuất dầu thô Mỹ vẫn ở trong tình trạng căng thẳng về tài chính trong bối cảnh lượng tiền mặt thiếu hụt trong khi lượng bán trái phiếu ở mức rất thấp trong thập niên vừa qua. Vì vậy, rất có thể các thỏa thuận chính trị sẽ dẫn đường giúp cho giá dầu ổn định trở lại và kịch bản lạc quan là giá dầu xoay quanh ngưỡng 45 - 50 USD/thùng.
Tại Việt Nam, dầu khí là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách, nhưng dễ bị tổn thương nhất do chi phí khai thác cao hơn nhiều so với các nước Trung Đông.
Nhìn nhận diễn biến của giá dầu tác động chung đến thị trường chứng khoán, SBS cho hay, 6 tháng đầu năm nay, lợi nhuận của các doanh nghiệp dầu khí giảm hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này đã phản ánh vào giá cổ phiếu khi có mức giảm trên 60% so với cuối năm ngoái.
Hiện tại, với chỉ tiêu lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) 6 tháng đầu năm của các doanh nghiệp dầu khí bình quân là 2.200 đồng, chỉ số P/E là 10 lần, chỉ số P/B (thị giá trên giá trị sổ sách) là 1,3 lần, thì thị trường đã phản ánh gần như đầy đủ giá trị của các cổ phiếu dầu khí. Phần còn lại của năm 2016 không thực sự lạc quan, nhưng có thể khẳng định giai đoạn khó khăn nhất đã ở phía sau và giai đoạn năm tới là cơ hội cho các doanh nghiệp cơ cấu lại hoạt động.
SBS dự báo, diễn biến giá dầu trong thời gian tới sẽ không tác động quá mạnh tới thị trường chứng khoán, trừ trường hợp mức giá rơi xuống dưới 30 USD/thùng (khả năng này khó xảy ra). Nếu giá dầu có các đợt điều chỉnh thì đó cũng là cơ hội đầu tư trung và dài hạn, khi nhiều cổ phiếu trong nhóm dầu khí đang có mức giá hấp dẫn và lợi nhuận của doanh nghiệp có triển vọng khả quan trong các năm tới.
Trong khi đó, ông Trần Minh Hoàng, Trưởng bộ phận Phân tích vĩ mô, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, diễn biến giá dầu giảm từ 51 USD/thùng xuống quanh ngưỡng 40 USD/thùng trong thời gian gần đây chủ yếu do nguồn cung dư thừa, trong khi triển vọng từ phía cầu chưa thực sự sáng và các vấn đề này sẽ tạo ra rào cản với sự tăng trưởng của nhóm dầu khí trong trung và dài hạn. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh của nhóm doanh nghiệp dầu khí trong 6 tháng đầu năm có sự giảm sút cả về doanh thu và lợi nhuận.
Những yếu tố này khiến nhiều nhà đầu tư thận trọng với các cổ phiếu dầu khí, nhất là trong bối cảnh triển vọng thị trường chung không thực sự tích cực. Hiện tại, rủi ro vẫn đang cao hơn so với tiềm năng lợi nhuận đem lại tại nhóm cổ phiếu dầu khí.
Hai năm trước, giá dầu bắt đầu rung lắc và có đợt sụt giảm đầu tiên từ mức trên 100 USD/thùng xuống còn 62 USD/thùng, khiến thị trường hoảng loạn và không ai nghĩ rằng giá dầu sẽ rơi xuống dưới 30 USD/thùng (tháng 2/2016).
Sau khi phục hồi lên trên 50 USD/thùng trong tháng 6, giá dầu có diễn biến giảm về 40 USD/thùng. Hiện giá dầu đang là một ẩn số khó lường trước các biến động kinh tế và cả chính trị trong thời gian này.
Giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong 13 năm qua đã khiến nhiều dự án khai thác, thăm dò của các doanh nghiệp dầu khí phải tạm dừng hoặc giãn tiến độ triển khai. Việc này tác động tác động lớn đến những doanh nghiệp trong lĩnh vực khoan và dịch vụ khoan dầu khí khi khối lượng công việc giảm mạnh. Nỗi lo giá dầu sụt giảm hiện vẫn thường trực ở các doanh nghiệp ngành dầu khí. Trong bối cảnh này, việc duy trì dòng tiền dương và bảo đảm lợi nhuận là một thử thách lớn với các doanh nghiệp trong ngành.
Một trong những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ diễn biến giá dầu là Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD). Giá dầu trung bình nửa đầu năm nay chỉ đạt 40,5 USD/thùng khiến nhiều dự án thăm dò và khai thác dầu khí phải tạm dừng hoặc giãn tiến độ triển khai, cũng như đơn giá các dịch vụ tiếp tục ở mức thấp. Cụ thể, trong 6 giàn khoan sở hữu thì PVD chỉ có 2 giàn khoan hoạt động liên tục. Kết quả, 6 tháng đầu năm, PVD chỉ đạt 76 tỷ đồng lợi nhuận, trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt 1.011,6 tỷ đồng.
Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, PVD cho biết, trong bối cảnh hiện tại, Công ty sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp chính như tăng cường công tác tìm kiếm khách hàng, phát triển thị trường ra nước ngoài như Myanmar, Malaysia, Trung Đông, đặc biệt là cho các giàn khoan và các dịch vụ liên quan đến khoan; tiếp tục cắt giảm chi phí, nhất là đối với các giàn khoan đang chờ việc.
Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam - PTSC (PVS) cũng chịu tác động không nhỏ từ diễn biến giảm của giá dầu, trong đó 3 mảng chịu nhiều tác động nhất là: cho thuê tàu chuyên dụng; vận hành lắp đặt, đấu nối các công trình dầu khí biển (O&M); khảo sát địa chấn, địa chất và sửa chữa công trình ngầm bằng robot lặn biển ROV. Thời gian qua, 3 mảng này đóng góp 43% doanh thu và 50% lợi nhuận gộp của PVS.
Theo PVS, nếu giá dầu trong thời gian tới có diễn biến xấu thì kết quả kinh doanh quý III/2016 sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng. Khi xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2016, PVS đã đưa ra 3 kịch bản giá dầu: bình quân 60 USD/thùng, bình quân 40 USD/thùng và bình quân 25 - 30 USD/thùng. Trong đó, ở kịch bản xấu nhất, PVS dự kiến sẽ lỗ khoảng 250 tỷ đồng.
Tổng CTCP Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí (PVC) cho biết, giá dầu thô sụt giảm có ảnh hưởng lớn tới kế hoạch sản xuất - kinh doanh của PVC. Thậm chí, các nhà thầu còn giãn tiến độ khoan và yêu cầu giảm giá thành sản phẩm là rất áp lực. Dự kiến, năm 2016, PVC chỉ đạt 82,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm gần 60% so với năm 2015.
Được đánh giá là doanh nghiệp ít chịu ảnh hưởng trong nhóm các công ty hoạt động trong lĩnh vực thượng nguồn (tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí) khi giá dầu giảm, song lãnh đạo CTCP Kết cấu kim loại dầu khí (PXS) chia sẻ, nếu giá dầu giảm sẽ ảnh hưởng lớn tới việc PXS mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài trong thời gian tới.
Giá dầu giảm đã ảnh hưởng chung đến toàn ngành, nhưng đối với một số đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, diễn biến này giúp chi phí của doanh nghiệp giảm, chẳng hạn Tổng CTCP Vận tải Dầu khí - PVTrans (PVT). Hiện tại, các hợp đồng chạy theo chuyến của PVT được hưởng lợi từ chi phí nhiên liệu giảm, làm tăng biên lợi nhuận gộp của mảng vận tải.
Kỳ vọng trong dài hạn
Giá dầu tiếp tục được dự báo sẽ có những biến động khó lường, trong trường hợp giá tiếp tục giảm hoặc duy trì ở mức thấp trong thời gian dài thì những tác động đến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong ngành dầu khí khó có thể định lượng trước bằng con số cụ thể.
Nguyên nhân khiến giá dầu sụt giảm đã được các chuyên gia mổ xẻ, trong đó các thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không tìm được tiếng nói chung về việc cắt giảm sản lượng và lượng dầu tồn kho theo công bố của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) giảm không đáng kể so với mức dư cung toàn cầu. Dù vậy, nếu nhìn lại thị trường Mỹ, nơi có trữ lượng dầu mỏ hiện vượt qua Ả-rập Xê-út và Nga (khoảng 264 tỷ thùng) thì tương lai cán cân ảnh hưởng dầu thô sẽ có sự biến đổi không những về tiềm lực sản xuất lẫn sức mạnh chính trị chi phối.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Sacombank (SBS) cho biết, hoạt động sản xuất của các giàn khoan tại Mỹ đã nối lại từ tháng 5, nhưng có vẻ như tình hình khó khăn vẫn còn khi các nhà sản xuất dầu thô Mỹ vẫn ở trong tình trạng căng thẳng về tài chính trong bối cảnh lượng tiền mặt thiếu hụt trong khi lượng bán trái phiếu ở mức rất thấp trong thập niên vừa qua. Vì vậy, rất có thể các thỏa thuận chính trị sẽ dẫn đường giúp cho giá dầu ổn định trở lại và kịch bản lạc quan là giá dầu xoay quanh ngưỡng 45 - 50 USD/thùng.
Tại Việt Nam, dầu khí là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách, nhưng dễ bị tổn thương nhất do chi phí khai thác cao hơn nhiều so với các nước Trung Đông.
Nhìn nhận diễn biến của giá dầu tác động chung đến thị trường chứng khoán, SBS cho hay, 6 tháng đầu năm nay, lợi nhuận của các doanh nghiệp dầu khí giảm hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này đã phản ánh vào giá cổ phiếu khi có mức giảm trên 60% so với cuối năm ngoái.
Hiện tại, với chỉ tiêu lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) 6 tháng đầu năm của các doanh nghiệp dầu khí bình quân là 2.200 đồng, chỉ số P/E là 10 lần, chỉ số P/B (thị giá trên giá trị sổ sách) là 1,3 lần, thì thị trường đã phản ánh gần như đầy đủ giá trị của các cổ phiếu dầu khí. Phần còn lại của năm 2016 không thực sự lạc quan, nhưng có thể khẳng định giai đoạn khó khăn nhất đã ở phía sau và giai đoạn năm tới là cơ hội cho các doanh nghiệp cơ cấu lại hoạt động.
SBS dự báo, diễn biến giá dầu trong thời gian tới sẽ không tác động quá mạnh tới thị trường chứng khoán, trừ trường hợp mức giá rơi xuống dưới 30 USD/thùng (khả năng này khó xảy ra). Nếu giá dầu có các đợt điều chỉnh thì đó cũng là cơ hội đầu tư trung và dài hạn, khi nhiều cổ phiếu trong nhóm dầu khí đang có mức giá hấp dẫn và lợi nhuận của doanh nghiệp có triển vọng khả quan trong các năm tới.
Trong khi đó, ông Trần Minh Hoàng, Trưởng bộ phận Phân tích vĩ mô, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, diễn biến giá dầu giảm từ 51 USD/thùng xuống quanh ngưỡng 40 USD/thùng trong thời gian gần đây chủ yếu do nguồn cung dư thừa, trong khi triển vọng từ phía cầu chưa thực sự sáng và các vấn đề này sẽ tạo ra rào cản với sự tăng trưởng của nhóm dầu khí trong trung và dài hạn. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh của nhóm doanh nghiệp dầu khí trong 6 tháng đầu năm có sự giảm sút cả về doanh thu và lợi nhuận.
Những yếu tố này khiến nhiều nhà đầu tư thận trọng với các cổ phiếu dầu khí, nhất là trong bối cảnh triển vọng thị trường chung không thực sự tích cực. Hiện tại, rủi ro vẫn đang cao hơn so với tiềm năng lợi nhuận đem lại tại nhóm cổ phiếu dầu khí.
Hải Vân - tinnhanhchungkhoan.vn
Relate Threads