Doanh thu của PV GAS tương đương 2% GDP

Connect Unlimited

Administrator
Thành viên BQT
Dòng khí mang về từ biển khơi hiện cung cấp 30 - 35% sản lượng điện quốc gia và 70% nhu cầu phân đạm toàn quốc...

3[2]-7b0c7.jpg

Nếu như những dòng dầu đầu tiên được khai thác đúng vào năm đầu đổi mới đã góp phần không nhỏ vào nền kinh tế thì gần 10 năm sau, những dòng khí đầu tiên được đưa về đất liền… tiếp tục thổi luồng sinh khí mới, làm thay đổi cơ cấu, diện mạo nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp. Đó là câu chuyện về Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) nơi hằng năm đưa những dòng khí chuyển về đất liền đóng góp 2% GDP.

Dòng khí mang về từ biển hiện cung cấp lượng lớn sản lượng điện quốc gia và 70% nhu cầu phân đạm toàn quốc, 70% khí ga hóa lỏng LPG cùng hàng loạt sản phẩm khác, mang về doanh thu hơn 3,5 tỷ USD mỗi năm, nộp ngân sách Nhà nước gần 51.000 tỷ đồng; hằng năm đóng góp khoảng 10% doanh thu toàn tập đoàn và hơn 2% GDP cả nước.

“Những con số ấy do PV GAS chúng tôi thực hiện, nên hai khái niệm PV GAS và cả ngành công nghiệp khí Việt Nam hiện có ngoại diên trùng nhau”, ông Lê Như Linh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị PV GAS, cho biết.

Ở nước ta, dòng dầu công nghiệp đầu tiên được khai thác vào mùa hè năm 1986 nhưng khí đồng hành thì vẫn bị đốt bỏ ngay tại giàn khoan.

Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 7-7-1988 của Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Nhanh chóng lập phương án trước năm 1995 sử dụng khí đồng hành mỏ Bạch Hổ và các mỏ khác để sản xuất phân đạm, phát điện và phục vụ đời sống nhân dân”.

Năm 1993, dự án sớm đưa khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ vào bờ đã được triển khai. Ngày 26/4/1995, Nhà máy nhiệt điện Bà Rịa phát ra dòng điện bằng khí đầu tiên hòa vào lưới điện quốc gia.

Hệ thống đường ống khí dài hơn 150km từ bể Cửu Long đến Nhà máy Điện Bà Rịa, Phú Mỹ, Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố, kho chứa và cảng xuất sản phẩm lỏng tại Thị Vải, hằng năm cung cấp 1,5 tỷ mét khối khí khô, 300.000 tấn khí hóa lỏng và 150.000 tấn Condensate. Từ năm 1999, nước ta đã sản xuất được khí LPG và Condensate hóa lỏng, không còn phải nhập khẩu.

Dự án thu gom và sử dụng khí bể Nam Côn Sơn có công suất 8 tỷ mét khối khí/năm hoàn thành vào tháng 12/2012. Hệ thống đường ống dài hơn 400km từ biển về Phú Mỹ, cung cấp cho các nhà máy điện, khu công nghiệp ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Tp.HCM.

Hệ thống khí thứ 3 mang tên PM3 - Cà Mau được hoàn thành năm 2007, vận chuyển bằng đường ống dài hơn 300km đã hình thành nên cụm khí-điện-đạm Cà Mau với công suất 2 tỷ mét khối khí/năm.

Hệ thống khí thứ 4 là Hàm Rồng - Thái Bình với công suất 500 triệu mét khối khí/năm mới vận hành từ tháng 8/2015, phục vụ cho những khu công nghiệp tại Thái Bình và các tỉnh lân cận.

Cho đến nay, ngành công nghiệp khí đã khai thác số lượng 4/8 bể khí. PV GAS đặt mục tiêu vươn ra thị trường quốc tế, vươn hàng thứ 4 khu vực ASEAN và có tên trong các tập đoàn khí mạnh của châu Á.

Theo lãnh đạo PV GAS, phải phát triển một ngành công nghiệp khí hoàn thiện. Không chỉ vận chuyển, xử lý rồi mang bán như hiện nay mà phải trở thành chủ đầu tư, tự đầu tư, khai thác các mỏ khí, không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ thu gom, sơ chế mà phải tinh chế ra nhiều sản phẩm.

Chủ tịch Hội đồng Quản trị PV GAS Lê Như Linh cho biết sẽ có nhiều sản phẩm mới đến tận căn bếp hay chiếc xe của mỗi gia đình như khí thiên nhiên nén CNG, sạch và rẻ hơn so với xăng, dầu đến 30%.

(Nguồn: PV GAS)​
 

Việc làm nổi bật

Top