Có một đối thủ mới đang xuất hiện, và thâm nhập dần vào doanh số bán hàng thô cho Trung Quốc. Mỹ đang nhanh chóng đạt được thị phần, từng bước lấp đầy khoảng trống do nguồn cung giảm đi từ các nước OPEC.
Gần đây, vào năm ngoái, xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang Trung Quốc rất ít ỏi. Trung bình trong năm 2016, các công ty chỉ xuất khẩu đơn giản là 10.000 thùng mỗi ngày sang Trung Quốc – mức đó chưa lấp đầy hai tàu siêu trọng trong cả năm.
Mỹ xếp thứ 32 trong danh sách các nguồn cung nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2016, theo dữ liệu từ cơ quan hải quan Trung Quốc. Thậm chí xếp sau Mông Cổ và Sudan, và chỉ ở trên quốc gia bị chiến tranh tàn phá Yemen.
Nhưng tất cả đã thay đổi đáng kể trong năm nay, với xuất khẩu dầu thô của Mỹ đến Trung quốc bật tăng mạnh mẽ cao hơn doanh số bán từ các nước OPEC như Libya và nước láng giềng của Trung Quốc là Việt Nam, Kazakhstan và Úc.
Xu hướng tăng đã kéo dài trong suốt bảy tháng đầu năm 2017. Doanh số trung bình đạt 131.000 thùng/ngày trong khoảng thời gian đó, nhưng trong bốn tháng qua con số trung bình hàng ngày vượt quá 200.000 thùng. Điều đó đã đủ để đưa Mỹ lên vị trí thứ 11 trong bảng xếp hạng các nhà cung cấp dầu thô cho Trung Quốc, đặt Mỹ ngay sau các thành viên quan trọng của OPEC là Venezuela, Kuwait và U.A.E.
OPEC nỗ lực thúc đẩy giá bằng cách hạn chế sản lượng, kết hợp với nhu cầu dầu thô nhập khẩu mạnh mẽ của Trung Quốc đã giúp mở ra một thị trường cho các nhà cung cấp Mỹ. Vì vậy, chi phí vận chuyển thấp và chênh lệch giảm ngày càng tăng của WTI Mỹ so với cả Brent Biển Bắc, được sử dụng để định giá cho các loại dầu thô Tây Phi, và trung bình Oman/Dubai, dùng để định giá xuất khẩu Trung Đông sang Châu Á.
Có thể xếp hạng của Mỹ sẽ tiếp tục tăng khi các nhà sản xuất tìm kiếm các điểm đến để tăng sản lượng khai thác, thậm chí trong khi Mỹ vẫn là nhà nhập khẩu ròng dầu thô. Đó có thể là giai điệu ngọt ngào với tổng thống Donald Trump, với doanh số bán dầu tăng lên đang làm giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc.
Nhưng nó sẽ không mang lại sự thoải mái cho các nước OPEC, những người từ lâu nhìn thấy Trung Quốc và các nước châu Á mới nổi như là các thị trường cốt lõi của họ. Cũng như không giúp làm cạn kiệt các kho dự trữ toàn cầu. Trong khi khối lượng tồn kho ở Mỹ đang giảm xuống, khối lượng tích trữ ở Trung Quốc vẫn đang tăng. Các kho dự trữ thương mại dầu thô và tinh chế ở Trung Quốc đã tăng 16,5 triệu thùng, hay 5% kể từ đầu năm. Các kho dự trữ chiến lược, không được báo cáo, cũng gần như chắc chắn cũng đang tăng lên. Chính xác đây không phải là việc tái cân bằng OPEC đang cố gắng để đạt được.
Với nhu cầu tiêu thụ dầu đang trì trệ ở các nước phát triển, các nhà sản xuất OPEC đã chuyển sang châu Á, buộc chặt các thị trường với đầu tư vào công suất tinh chế và tích trữ trong khu vực. Không phải ngẫu nhiên đợt cắt giảm sản lượng đầu tiên của Saudi Arabia và các nước OPEC của vùng Vịnh vào hồi tháng 1 đã nhắm đến người mua ở châu Âu và Bắc Mỹ, trong khi nguồn cung cho khách hàng châu Á hầu như không bị ảnh hưởng.
Saudi Arabia đã mất đi vị trí nhà cung cấp dầu lớn nhất của Trung Quốc vào tay Nga, và năm nay cũng đã chứng kiến một thành viên của OPEC là Angola di chuyển lên vị trí thứ hai. Và sẽ rất khó để đoạt lại được vị trí hàng đầu này: Nga sẽ củng cố vị trí nhà cung cấp dầu lớn nhất của Trung Quốc một khi chuỗi đường ống dầu thứ hai nối các mỏ dầu ở Đông Siberia với các nhà máy lọc dầu Trung Quốc đi vào hoạt động vào tháng Một. Đường dẫn này sẽ cho phép các nhà sản xuất Nga vận chuyển 300.000 thùng một ngày dầu thô Siberi trực tiếp tới Trung Quốc.
Vận chuyển dầu của Mỹ sang Trung Quốc vẫn dễ bị tổn thương bởi bất kỳ sự gia tăng chi phí vận chuyển hàng hóa hay sự chênh lệch giá với các chuẩn toàn cầu khác. Tuy nhiên, trong khi OPEC tiếp tục hạn chế cung, cả hai điều đó đều không có nguy cơ lớn.
Gần đây, vào năm ngoái, xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang Trung Quốc rất ít ỏi. Trung bình trong năm 2016, các công ty chỉ xuất khẩu đơn giản là 10.000 thùng mỗi ngày sang Trung Quốc – mức đó chưa lấp đầy hai tàu siêu trọng trong cả năm.
Nhưng tất cả đã thay đổi đáng kể trong năm nay, với xuất khẩu dầu thô của Mỹ đến Trung quốc bật tăng mạnh mẽ cao hơn doanh số bán từ các nước OPEC như Libya và nước láng giềng của Trung Quốc là Việt Nam, Kazakhstan và Úc.
OPEC nỗ lực thúc đẩy giá bằng cách hạn chế sản lượng, kết hợp với nhu cầu dầu thô nhập khẩu mạnh mẽ của Trung Quốc đã giúp mở ra một thị trường cho các nhà cung cấp Mỹ. Vì vậy, chi phí vận chuyển thấp và chênh lệch giảm ngày càng tăng của WTI Mỹ so với cả Brent Biển Bắc, được sử dụng để định giá cho các loại dầu thô Tây Phi, và trung bình Oman/Dubai, dùng để định giá xuất khẩu Trung Đông sang Châu Á.
Nhưng nó sẽ không mang lại sự thoải mái cho các nước OPEC, những người từ lâu nhìn thấy Trung Quốc và các nước châu Á mới nổi như là các thị trường cốt lõi của họ. Cũng như không giúp làm cạn kiệt các kho dự trữ toàn cầu. Trong khi khối lượng tồn kho ở Mỹ đang giảm xuống, khối lượng tích trữ ở Trung Quốc vẫn đang tăng. Các kho dự trữ thương mại dầu thô và tinh chế ở Trung Quốc đã tăng 16,5 triệu thùng, hay 5% kể từ đầu năm. Các kho dự trữ chiến lược, không được báo cáo, cũng gần như chắc chắn cũng đang tăng lên. Chính xác đây không phải là việc tái cân bằng OPEC đang cố gắng để đạt được.
Saudi Arabia đã mất đi vị trí nhà cung cấp dầu lớn nhất của Trung Quốc vào tay Nga, và năm nay cũng đã chứng kiến một thành viên của OPEC là Angola di chuyển lên vị trí thứ hai. Và sẽ rất khó để đoạt lại được vị trí hàng đầu này: Nga sẽ củng cố vị trí nhà cung cấp dầu lớn nhất của Trung Quốc một khi chuỗi đường ống dầu thứ hai nối các mỏ dầu ở Đông Siberia với các nhà máy lọc dầu Trung Quốc đi vào hoạt động vào tháng Một. Đường dẫn này sẽ cho phép các nhà sản xuất Nga vận chuyển 300.000 thùng một ngày dầu thô Siberi trực tiếp tới Trung Quốc.
Vận chuyển dầu của Mỹ sang Trung Quốc vẫn dễ bị tổn thương bởi bất kỳ sự gia tăng chi phí vận chuyển hàng hóa hay sự chênh lệch giá với các chuẩn toàn cầu khác. Tuy nhiên, trong khi OPEC tiếp tục hạn chế cung, cả hai điều đó đều không có nguy cơ lớn.
Nguồn: xangdau.net
Relate Threads