Canada lo lắng về quan hệ thương mại song phương với Mỹ
Sau chiến thắng ngoạn mục của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016, một số quan điểm tại Canada đang bày tỏ lo ngại về quan hệ thương mại song phương giữa hai nước thời gian tới.
Phát biểu với báo giới ngày 9/11, ông Louis Belanger, giáo sư chính trị học của trường Đại học Laval, bang Quebec, Canada nhận định các chính sách mà ông Trump đưa ra trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ đều bất lợi cho Canada.
Cùng với nhận định trên, một nhà phân tích khác thuộc tổ chức Kinh tế toàn cầu Nomura, Charles St-Arnaud cũng cho rằng Canada sẽ không được hưởng lợi trong các chính sách của ông Trump đã đưa ra trước bầu cử, nhưng hy vọng sẽ có những thay đổi khi ông Trump ở cương vị là Tổng thống.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump từng tuyên bố nếu đắc cử Tổng thống Mỹ, ông sẽ hủy bỏ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) - vốn có hiệu lực ở Mỹ, Canada, Mexico từ năm 1994.
Chính vì vậy, khi ông Trump thắng cử, người dân Canada, một thành viên của hiệp định NAFTA đã cảm thấy lo lắng cho mối quan hệ thương mại song phương.
Hầu hết các nhà phân tích kinh tế dự đoán sẽ có sự sụt giảm trong việc thông thương hàng hóa giữa Canada và Mỹ nếu ông Trump thông qua biện pháp bảo hộ mặt hàng công nghiệp trong nước.
Tuần trước, ngân hàng Desjardins Bank dự báo Canada sẽ lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế nếu Mỹ rút khỏi hiệp định NAFTA. Hiện, Canada xuất sang Mỹ 75% kim ngạch xuất khẩu của mình, tương đương 20% GDP.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích St-Arnaud, hiệp định thương mại này cũng rất quan trọng đối với Mỹ, vì lượng hàng Mỹ xuất khẩu sang Canada chiếm khoảng 12,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Hiện, 34 bang của Mỹ dựa vào thương mại với Canada, đem lại 9 triệu việc làm cho Mỹ.
Trong quá khứ, kinh tế của hai nước đã có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Ví dụ như những bộ phận của ôtô được sản xuất ở Detroit, bang Michigan, Mỹ có thể gửi tới một công ty ở Windsor, Ontario để lắp ráp hoàn chỉnh thành những chiếc xe ôtô và chuyển lại Mỹ tiêu thụ.
Bên cạnh đó, sự lo lắng trong thương mại song phương giữa Mỹ và Canada khi ông Trump lên nắm quyền có thể được xoa dịu bởi vấn đề xuất khẩu dầu.
Hồi năm 2008, dự án Keyston XL được Mỹ khởi xướng với đề xuất xây dựng một đường ống dẫn dầu xuyên lục địa để vận chuyển dầu từ mỏ cát dầu Alberta, Canada tới nhà máy lọc dầu US Gulf Coast, Mỹ nhằm tăng sản lượng xuất khẩu dầu của Canada sang Mỹ. Sau đó, dưới áp lực của những nhà bảo vệ môi trường, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã không cho triển khai dự án này.
Tuy nhiên, trong chiến dịch tranh cử vừa qua, ông Trump đã tuyên bố sẽ khởi động lại dự án này nếu thắng cử Tổng thống Mỹ. Xuất khẩu dầu mỏ của Canada chiếm khoảng 10% GDP./.
Sau chiến thắng ngoạn mục của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016, một số quan điểm tại Canada đang bày tỏ lo ngại về quan hệ thương mại song phương giữa hai nước thời gian tới.
Phát biểu với báo giới ngày 9/11, ông Louis Belanger, giáo sư chính trị học của trường Đại học Laval, bang Quebec, Canada nhận định các chính sách mà ông Trump đưa ra trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ đều bất lợi cho Canada.
Cùng với nhận định trên, một nhà phân tích khác thuộc tổ chức Kinh tế toàn cầu Nomura, Charles St-Arnaud cũng cho rằng Canada sẽ không được hưởng lợi trong các chính sách của ông Trump đã đưa ra trước bầu cử, nhưng hy vọng sẽ có những thay đổi khi ông Trump ở cương vị là Tổng thống.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump từng tuyên bố nếu đắc cử Tổng thống Mỹ, ông sẽ hủy bỏ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) - vốn có hiệu lực ở Mỹ, Canada, Mexico từ năm 1994.
Chính vì vậy, khi ông Trump thắng cử, người dân Canada, một thành viên của hiệp định NAFTA đã cảm thấy lo lắng cho mối quan hệ thương mại song phương.
Hầu hết các nhà phân tích kinh tế dự đoán sẽ có sự sụt giảm trong việc thông thương hàng hóa giữa Canada và Mỹ nếu ông Trump thông qua biện pháp bảo hộ mặt hàng công nghiệp trong nước.
Tuần trước, ngân hàng Desjardins Bank dự báo Canada sẽ lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế nếu Mỹ rút khỏi hiệp định NAFTA. Hiện, Canada xuất sang Mỹ 75% kim ngạch xuất khẩu của mình, tương đương 20% GDP.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích St-Arnaud, hiệp định thương mại này cũng rất quan trọng đối với Mỹ, vì lượng hàng Mỹ xuất khẩu sang Canada chiếm khoảng 12,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong quá khứ, kinh tế của hai nước đã có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Ví dụ như những bộ phận của ôtô được sản xuất ở Detroit, bang Michigan, Mỹ có thể gửi tới một công ty ở Windsor, Ontario để lắp ráp hoàn chỉnh thành những chiếc xe ôtô và chuyển lại Mỹ tiêu thụ.
Bên cạnh đó, sự lo lắng trong thương mại song phương giữa Mỹ và Canada khi ông Trump lên nắm quyền có thể được xoa dịu bởi vấn đề xuất khẩu dầu.
Hồi năm 2008, dự án Keyston XL được Mỹ khởi xướng với đề xuất xây dựng một đường ống dẫn dầu xuyên lục địa để vận chuyển dầu từ mỏ cát dầu Alberta, Canada tới nhà máy lọc dầu US Gulf Coast, Mỹ nhằm tăng sản lượng xuất khẩu dầu của Canada sang Mỹ. Sau đó, dưới áp lực của những nhà bảo vệ môi trường, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã không cho triển khai dự án này.
Tuy nhiên, trong chiến dịch tranh cử vừa qua, ông Trump đã tuyên bố sẽ khởi động lại dự án này nếu thắng cử Tổng thống Mỹ. Xuất khẩu dầu mỏ của Canada chiếm khoảng 10% GDP./.
TTXVN
Relate Threads