Đóng băng sản lượng dầu thô không còn hiệu nghiệm?

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Thỏa thuận đóng băng sản lượng của OPEC sẽ không thể phát huy tác dụng khi các nước vùng Vịnh đã liên tục bơm thêm dầu thô trong thời gian qua.

Thậm chí khi OPEC đạt được thỏa thuận với Nga về đóng băng sản lượng vào tháng tới tại Algeria, hiệu quả mang lại sẽ ít hơn nhiều so với thời điểm 4 tháng trước đây.

Giá dầu đã tăng hơn 10% kể từ khi OPEC cho biết sẽ tổ chức phiên họp không chính thức tại Algiers, thủ đô Algeria, dấy lên đồn đoán khối này có thể đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng với các nước sản xuất đối thủ - từng được khởi xướng hồi tháng 4 vừa qua. Giờ đây, Iran có thể gia nhập thỏa thuận này sau khi khôi phục phần lớn sản lượng dầu thô - từng bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt - một động thái mà giới phân tích cho rằng sẽ khiến việc đạt được thỏa thuận trở nên khả thi hơn, nhưng tác dụng cũng ít hơn.

David Hufton, giám đốc điều hành PVM Group ở London, nhận định, đóng băng sản lượng ở mức 34 triệu thùng/ngày khác hẳn với mức 33 triệu thùng/ngày. Việc này khiến quá trình tái cân bằng thị trường dầu thô kéo dài thêm ít nhất một năm nữa.

opec-freeze_aug-21-2016_1_22620276.png

Arab Saudi và Iran - 2 đối thủ cạnh tranh - cùng nhau bơm thêm 1 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 1/2016 - mức đề xuất đóng băng ban đầu. Lượng dầu tăng thêm này khiến tình trạng thừa cung trầm trọng hơn, khiến thị trường không thể chuyển sang tình trạng thiếu hụt trong quý này được, theo tính toán của Bloomberg dựa vào số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

Giá dầu đã vượt ngưỡng 50 USD/thùng. Sau đợt tăng dài nhất kể từ tháng 3/2016, giá dầu Brent lúc 12h10 hôm 19/8 tại Hong Kong giao dịch ở mức 50,89 USD/thùng.

16 nước, cung cấp ½ sản lượng dầu thô toàn cầu, hôm 17/4 đã nhóm họp với nhau, nhưng các cuộc thảo luận đã đổ vỡ vì yêu cầu vào phút cuối của Arab Saudi rằng Iran cũng phải tham gia thỏa thuận đóng băng này. Iran không tham dự phiên họp này tại Doha vì từ chối xem xét hạn chế sản lượng dầu thô của nước này sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ hồi tháng 1/2016.

Giờ đây, các nước sản xuất chủ chốt, kể cả Iran, đang bơm dầu ở mức kỷ lục hoặc sát ngưỡng công suất tối đa và “không có nhiều” để mất khi nhất trí đóng băng sản lượng, Chakib Khelil, cực chủ tịch OPEC và Bộ trưởng Năng lượng Algeria cho biết.

Sản lượng dầu thô của Iran trong tháng 7 cao hơn 600.000 thùng/ngày so với tháng 1 khi nước này tái khởi động các giếng dầu từng bị đóng trong 4 năm bị áp đặt các lệnh trừng phạt, theo IEA. Trong khi đó, Arab Saudi bơm thêm 410.000 thùng/ngày, đưa sản lượng dầu thô lên mức kỷ lục để đáp ứng sự gia tăng nhu cầu nội địa và giữ thị phần toàn cầu.

opec-freeze_aug-21-2016_2_22621498.png

Theo ông Khelil, mọi điều kiện đã được thiết lập để đi đến thỏa thuận. Sản lượng dầu thô của Nga, Iraq, Iran và Arab Saudi đã đạt đến mức tối đa và họ cũng đã giành được thị phần mong muốn.

Tuy vậy, vẫn còn lý do để cho rằng Iran có thể sẽ chưa muốn tham gia thỏa thuận đóng băng này khi Bộ trưởng Dầu mỏ nước này Bijan Namdar Zanganeh vẫn chưa quyết định có tham dự phiên họp tại Algiers hay không.

Các nước thành viên OPEC khác - từng ủng hộ thỏa thuận đóng băng hồi tháng 4 - giờ đây có vẻ ít “mặn mà” hoặc tìm kiếm sự miễn trừ vì sản lương bị sụt giảm đáng kể.

Sản lượng dầu thô của Nigeria xuống sát mức thấp nhất 27 năm do các cuộc tấn công quân sự vào đường ống dẫn dầu trong khi sản lượng của Venezuela bắt đáy kể từ năm 2003 trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế.

Ngay cả khi đạt được thỏa thuận, lượng dầu thô OPEC đang bơm thêm có nghĩa là thỏa thuận sẽ không còn hiệu quả như đề suất tại Doha hồi tháng 4 vừa qua.

Nhật Trường - Nhịp cầu Đầu tư​
 

Việc làm nổi bật

Top