Đại diện công ty Nomisma Energia của Ý nhấn mạnh rằng dự án khí đốt Dòng chảy phương Nam bị chấm dứt là một tổn thất lớn cho các công ty của nước này cũng như châu Âu.
Mới đây, trong một cuộc phỏng vấn trên tờ Sputnik, ông Davit Tabarelli, trưởng phòng nghiên cứu về năng lượng và sinh thái của công ty Nomisma Energia cho biết, việc tuyến đường ống dẫn khí đốt South Stream (Dòng chảy phương Nam) bị chấm dứt hoạt động là một thất bại chiến lược đối với Ý.
Ông Tabarelli bày tỏ tiếc nuối khi dự án này đã không được thực hiện do một số lý do. Ông nói: "Một vài năm trước, dự án khí đốt Dòng chảy phương Nam được coi là giải pháp tốt nhất, cho phép xây dựng một đường ống dẫn khí bỏ qua Ukraine, cũng như tăng cường quan hệ với Nga, nhưng giờ đây dự án này bị loại bỏ. Đó là một tổn thất lớn cho công ty của chúng tôi và châu Âu".
Theo ông, Châu Âu giờ đây đã trở thành đấu trường của cuộc đối đầu chính trị giữa Hoa Kỳ và Nga. Tuy nhiên, nền kinh tế luôn phải gánh chịu hậu quả do sự suy thoái của các mối quan hệ quốc tế - ông Tabarelli nhấn mạnh. Đồng thời, chuyên gia này cho biết, do khoảng cách địa lý, Nga sẽ luôn là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên thuận tiện hơn cho châu Âu.
Đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Nam, với năng lực vận chuyển 63 tỷ m3/năm, chạy dưới đáy biển Đen đến cảng Varna của Bulgaria, sau đó chạy trên đất liền qua Serbia rồi tới khu vực Trung Âu. Dự án được khởi động từ năm 2012 và dự kiến hoàn tất vào năm 2015, tuy nhiên đến năm 2014, Nga tuyên bố ngưng thực hiện vì Liên minh châu Âu liên tục có những động thái cản trở, thêm vào đó còn bày tỏ những quan điểm không có tính xây dựng.
Cho đến cuối năm 2016, hy vọng tái lập Dòng chảy phương Nam còn rất mong manh, nhưng vào đầu tháng 2/2017, sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Hungary Orban, Tổng thống Nga Putin khẳng định rằng Nga sẵn sàng tái thực hiện dự án, nhưng với điều kiện EU phải cam kết mua khí đốt của Nga qua ngả này.
Thực tế, châu Âu đã hưởng lợi rất nhiều khi mua khí đốt của Nga vận chuyển qua đường ống Dòng chảy phương Bắc, tuy nhiên nếu mở thêm Dòng chảy phương Nam, Nga cũng thu lợi rất nhiều.
Ông Tabarelli bày tỏ tiếc nuối khi dự án này đã không được thực hiện do một số lý do. Ông nói: "Một vài năm trước, dự án khí đốt Dòng chảy phương Nam được coi là giải pháp tốt nhất, cho phép xây dựng một đường ống dẫn khí bỏ qua Ukraine, cũng như tăng cường quan hệ với Nga, nhưng giờ đây dự án này bị loại bỏ. Đó là một tổn thất lớn cho công ty của chúng tôi và châu Âu".
Theo ông, Châu Âu giờ đây đã trở thành đấu trường của cuộc đối đầu chính trị giữa Hoa Kỳ và Nga. Tuy nhiên, nền kinh tế luôn phải gánh chịu hậu quả do sự suy thoái của các mối quan hệ quốc tế - ông Tabarelli nhấn mạnh. Đồng thời, chuyên gia này cho biết, do khoảng cách địa lý, Nga sẽ luôn là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên thuận tiện hơn cho châu Âu.
Đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Nam, với năng lực vận chuyển 63 tỷ m3/năm, chạy dưới đáy biển Đen đến cảng Varna của Bulgaria, sau đó chạy trên đất liền qua Serbia rồi tới khu vực Trung Âu. Dự án được khởi động từ năm 2012 và dự kiến hoàn tất vào năm 2015, tuy nhiên đến năm 2014, Nga tuyên bố ngưng thực hiện vì Liên minh châu Âu liên tục có những động thái cản trở, thêm vào đó còn bày tỏ những quan điểm không có tính xây dựng.
Cho đến cuối năm 2016, hy vọng tái lập Dòng chảy phương Nam còn rất mong manh, nhưng vào đầu tháng 2/2017, sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Hungary Orban, Tổng thống Nga Putin khẳng định rằng Nga sẵn sàng tái thực hiện dự án, nhưng với điều kiện EU phải cam kết mua khí đốt của Nga qua ngả này.
Thực tế, châu Âu đã hưởng lợi rất nhiều khi mua khí đốt của Nga vận chuyển qua đường ống Dòng chảy phương Bắc, tuy nhiên nếu mở thêm Dòng chảy phương Nam, Nga cũng thu lợi rất nhiều.
Infonet.vn
Relate Threads