Dự án xuất khẩu khí đốt từ Nga sang Hàn Quốc qua Triều Tiên có thể là biện pháp kinh tế và chính trị hữu hiệu giúp thúc đẩy hai miền Triều Tiên tăng cường thêm hợp tác kinh tế và hòa giải ngoại giao.
Phát biểu trong cuộc họp của Viện Korber Foundation tại Đức hôm 6/7, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chia sẻ về kế hoạch mang lại hòa bình cho bán đảo Triều Tiên đồng thời nhấn mạnh, quan hệ hợp tác tăng cường với Triều Tiên là nền tảng quan trọng để thiết lập hòa bình cho khu vực này. Ông Moon còn cho biết đã có một "lộ trình kinh tế mới cho bán đảo Triều Tiên". Kế hoạch này sẽ trở thành thực tế nếu vấn đề hạt nhân của Triều Tiên được giải quyết.
Korea Herald cho hay, kế hoạch của ông Moon sẽ là đưa Hàn Quốc và Triều Tiên kết nối liên lạc qua đường ranh giới quân sự. Đây sẽ là "vành đai kinh tế" tạo lập một cộng đồng kinh tế mà ở đó người dân Hàn – Triều cùng được hưởng sự thịnh vượng.
"Hoạt động đường sắt liên Triều sẽ được tái kết nối. Một chuyến tàu khởi hành từ Busan và Mokpo sẽ chạy qua Bình Nhưỡng và Bắc Kinh và hướng tới Nga cũng như châu Âu. Các dự án hợp tác ở khu vực Đông Bắc Á như dự án đường ống dẫn khí đốt sẽ kết nối hai miền Triều Tiên với Nga cũng sẽ được thi hành", Tổng thống Moon nói.
Cũng theo ông Moon, "Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ cùng được hưởng thịnh vượng khi kết nối với đất liền châu Á và Thái Bình Dương. Hàn Quốc và Triều Tiên cần cùng nhau thi hành Tuyên bố ngày 4/10. Từ đó, thế giới sẽ được chứng kiến một mô hình kinh tế mới. Mô hình kinh tế vì hòa bình và thịnh vượng chung".
Quay trở lại hồi năm 2008, Moscow và Seoul đã đạt được thỏa thuận sơ bộ vận chuyển khí đối từ Nga cũng như tiến hành đàm phán về việc vận chuyển khí đốt qua Triều Tiên từ năm 2011. Đây chính là thời điểm tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga và Kogas của Hàn Quốc ký kết lộ trình triển khai xây dựng dự án. Theo đó, đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Hàn Quốc dài trên 1.100 km và ít nhất 700 km sẽ đi qua lãnh thổ Triều Tiên. Theo tính toán của Gazprom, đường ống này có khả năng vận chuyển ít nhất 10 tỷ m3 khí đốt mỗi năm.
Dự án này được kỳ vọng là có lợi cho các bên khi mà Nga có cơ hội tiếp cận một thị trường xuất khẩu dầu mới, Triều Tiên sẽ được hưởng lợi với vai trò là nước trung chuyển, còn Hàn Quốc sẽ nhận được nguồn cung khí đốt ổn định và tiết kiệm chi phí hơn.
Ông Konstantin Simonov, Tổng giám đốc Qũy An ninh năng lượng quốc gia Nga cho biết, việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt sẽ là thương vụ có lợi cho Hàn Quốc thay vì việc quốc gia này đang phải nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ nước ngoài.
"Hàn Quốc mua khí tự nhiên hóa lỏng. Tất cả các nước châu Á lại đang quan tâm tớ đường ống dẫn khí đốt bởi giá thành rẻ hơn. Đó là lý do tại sao Nhật Bản đã quay trở lại với ý tưởng xây dựng một đường dẫn khí đốt", ông Simonov chia sẻ trên tờ Vzglyad của Nga.
Tuy nhiên, theo ông Simonov, dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt có thành công hay không còn tùy thuộc vào quan hệ Hàn – Triều.
Dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Hàn Quốc đi qua Triều Tiên không chỉ mang lại lợi ích cho ba bên mà còn giúp Seoul và Bình Nhưỡng cải thiện quan hệ.
Ông Simonov nhận định, dưới thời cựu Tổng thống Roh Moo-hyun, Hàn Quốc thúc đẩy 'Chính sách Ánh dương' nhằm kéo Triều Tiên vào các dự án chung và thay đổi Bình Nhưỡng theo con đường hòa bình. Các dự án xây đường ống dẫn khí đốt và đường sắt qua Triều Tiên nhằm chuyên chở hàng hóa dọc tuyến đường sắt xuyên Siberia đã được cải thiện. Nhưng bà Park Geun-hye trở thành Tổng thống Hàn Quốc, bà đã thi hành một chính sách hoàn toàn khác biệt. Theo bà Park, nói chuyện với Triều Tiên sẽ chỉ vô nghĩa vì Bình nhưỡng bị xem là người phá luật, đối địch. Hàn Quốc cũng không còn thi hành "Chính sách Ánh dương" mà chú trọng vào nâng cao năng lực phòng thủ. Tuy nhiên, khi ông Moon nắm quyền Tổng thống Hàn Quốc, dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Nga đang được hồi sinh.
Cũng theo ông Simonov, trên thực tế, ý kiến phản đối dự án này đang ngày càng nhiều. Cụ thể, những người phản đối cho rằng, Hàn Quốc sẽ bị lệ thuộc vào đường ống này và Triều Tiên sẽ lợi dụng để tống tiền, thao túng và thậm chí là chặn đường ống dẫn. Tuy nhiên, ngay cả khi chuyện này xảy ra, Hàn Quốc vẫn có các kho chứa nhiên liệu ở LNG do đó khi hoạt động của đường ống dẫn bị gián đoạn, Hàn Quốc vẫn không bị cắt đứt nguồn cung năng lượng. Một khi Hàn Quốc có nguồn cung cấp khí đốt thay thế, không có lý do gì để Triều Tiên gây gián đoạn hoạt động đường ống dẫn từ Nga.
Ông Simonov còn nhấn mạnh thêm, vấn đề then chốt trong kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí đốt là việc Gazprom và Kogas vẫn chưa thể thỏa hiệp về việc bên nào sẽ chịu trách nhiệm thi hành xây đường ống qua Triều Tiên và bên nào sẽ chịu rủi ro trong quá trình trung chuyển.
"Khi Gazprom tiến hành đàm phán về kế hoạch xây đường ống dẫn khí đốt lần cuối, câu hỏi chính được đưa ra là đâu sẽ là nơi vận chuyển khí đốt từ Nga. Gazprom cho biết, sẵn sàng đầu tư vào hoạt động xây đường ống chuyển khí đốt qua khu vực biên giới Nga và Triều Tiên còn Hàn Quốc là bên chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển. Nhưng Hàn Quốc lại muốn khí đốt được chuyển qua biên giới Hàn – Triều còn Gazprom là đơn vị chịu rủi ro trong quá trình trung chuyển", ông Simonov nói.
Cho tới nay, tương lai cho dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt vẫn chưa được định đoạt nhưng Gazprom và Kogas đã ký kết một số thỏa thuận mua LNG của Nga từ dự án Sakhalin-2. Hiện tại, Sakhalin-2 đang cung cấp 1,5 triệu tấn LNG cho Hàn Quốc mỗi năm.
Infonet.vn
Phát biểu trong cuộc họp của Viện Korber Foundation tại Đức hôm 6/7, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chia sẻ về kế hoạch mang lại hòa bình cho bán đảo Triều Tiên đồng thời nhấn mạnh, quan hệ hợp tác tăng cường với Triều Tiên là nền tảng quan trọng để thiết lập hòa bình cho khu vực này. Ông Moon còn cho biết đã có một "lộ trình kinh tế mới cho bán đảo Triều Tiên". Kế hoạch này sẽ trở thành thực tế nếu vấn đề hạt nhân của Triều Tiên được giải quyết.
Korea Herald cho hay, kế hoạch của ông Moon sẽ là đưa Hàn Quốc và Triều Tiên kết nối liên lạc qua đường ranh giới quân sự. Đây sẽ là "vành đai kinh tế" tạo lập một cộng đồng kinh tế mà ở đó người dân Hàn – Triều cùng được hưởng sự thịnh vượng.
"Hoạt động đường sắt liên Triều sẽ được tái kết nối. Một chuyến tàu khởi hành từ Busan và Mokpo sẽ chạy qua Bình Nhưỡng và Bắc Kinh và hướng tới Nga cũng như châu Âu. Các dự án hợp tác ở khu vực Đông Bắc Á như dự án đường ống dẫn khí đốt sẽ kết nối hai miền Triều Tiên với Nga cũng sẽ được thi hành", Tổng thống Moon nói.
Cũng theo ông Moon, "Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ cùng được hưởng thịnh vượng khi kết nối với đất liền châu Á và Thái Bình Dương. Hàn Quốc và Triều Tiên cần cùng nhau thi hành Tuyên bố ngày 4/10. Từ đó, thế giới sẽ được chứng kiến một mô hình kinh tế mới. Mô hình kinh tế vì hòa bình và thịnh vượng chung".
Quay trở lại hồi năm 2008, Moscow và Seoul đã đạt được thỏa thuận sơ bộ vận chuyển khí đối từ Nga cũng như tiến hành đàm phán về việc vận chuyển khí đốt qua Triều Tiên từ năm 2011. Đây chính là thời điểm tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga và Kogas của Hàn Quốc ký kết lộ trình triển khai xây dựng dự án. Theo đó, đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Hàn Quốc dài trên 1.100 km và ít nhất 700 km sẽ đi qua lãnh thổ Triều Tiên. Theo tính toán của Gazprom, đường ống này có khả năng vận chuyển ít nhất 10 tỷ m3 khí đốt mỗi năm.
Dự án này được kỳ vọng là có lợi cho các bên khi mà Nga có cơ hội tiếp cận một thị trường xuất khẩu dầu mới, Triều Tiên sẽ được hưởng lợi với vai trò là nước trung chuyển, còn Hàn Quốc sẽ nhận được nguồn cung khí đốt ổn định và tiết kiệm chi phí hơn.
Ông Konstantin Simonov, Tổng giám đốc Qũy An ninh năng lượng quốc gia Nga cho biết, việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt sẽ là thương vụ có lợi cho Hàn Quốc thay vì việc quốc gia này đang phải nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ nước ngoài.
"Hàn Quốc mua khí tự nhiên hóa lỏng. Tất cả các nước châu Á lại đang quan tâm tớ đường ống dẫn khí đốt bởi giá thành rẻ hơn. Đó là lý do tại sao Nhật Bản đã quay trở lại với ý tưởng xây dựng một đường dẫn khí đốt", ông Simonov chia sẻ trên tờ Vzglyad của Nga.
Tuy nhiên, theo ông Simonov, dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt có thành công hay không còn tùy thuộc vào quan hệ Hàn – Triều.
Dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Hàn Quốc đi qua Triều Tiên không chỉ mang lại lợi ích cho ba bên mà còn giúp Seoul và Bình Nhưỡng cải thiện quan hệ.
Cũng theo ông Simonov, trên thực tế, ý kiến phản đối dự án này đang ngày càng nhiều. Cụ thể, những người phản đối cho rằng, Hàn Quốc sẽ bị lệ thuộc vào đường ống này và Triều Tiên sẽ lợi dụng để tống tiền, thao túng và thậm chí là chặn đường ống dẫn. Tuy nhiên, ngay cả khi chuyện này xảy ra, Hàn Quốc vẫn có các kho chứa nhiên liệu ở LNG do đó khi hoạt động của đường ống dẫn bị gián đoạn, Hàn Quốc vẫn không bị cắt đứt nguồn cung năng lượng. Một khi Hàn Quốc có nguồn cung cấp khí đốt thay thế, không có lý do gì để Triều Tiên gây gián đoạn hoạt động đường ống dẫn từ Nga.
Ông Simonov còn nhấn mạnh thêm, vấn đề then chốt trong kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí đốt là việc Gazprom và Kogas vẫn chưa thể thỏa hiệp về việc bên nào sẽ chịu trách nhiệm thi hành xây đường ống qua Triều Tiên và bên nào sẽ chịu rủi ro trong quá trình trung chuyển.
"Khi Gazprom tiến hành đàm phán về kế hoạch xây đường ống dẫn khí đốt lần cuối, câu hỏi chính được đưa ra là đâu sẽ là nơi vận chuyển khí đốt từ Nga. Gazprom cho biết, sẵn sàng đầu tư vào hoạt động xây đường ống chuyển khí đốt qua khu vực biên giới Nga và Triều Tiên còn Hàn Quốc là bên chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển. Nhưng Hàn Quốc lại muốn khí đốt được chuyển qua biên giới Hàn – Triều còn Gazprom là đơn vị chịu rủi ro trong quá trình trung chuyển", ông Simonov nói.
Cho tới nay, tương lai cho dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt vẫn chưa được định đoạt nhưng Gazprom và Kogas đã ký kết một số thỏa thuận mua LNG của Nga từ dự án Sakhalin-2. Hiện tại, Sakhalin-2 đang cung cấp 1,5 triệu tấn LNG cho Hàn Quốc mỗi năm.
Infonet.vn
Relate Threads