Sáng 29/3, Công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý I/2018, Tổng cục thống kê dự báo giá dầu sẽ tăng lên 80 USD trong thời gian tới.
Lý giải các căn cứ để đưa ra nhận định trên, bà Đỗ Thị Ngọc - Vụ trưởng vụ thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho biết, giá dầu thô hiện đã tăng lên mức gần 67 USD/thùng, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.
"Các chuyên gia nhận định dầu thô có thể tăng 70 – 80 USD/thùng trong thời gian tới. Mặt khác, Hiệp hội các nhà dầu mỏ thế giới cam kết giảm sản lượng, hỗ trợ cho giá, dự báo của Cục năng lượng thế giới, giá dầu sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, 70 – 80 USD/thùng", bà Ngọc nói.
Ông Nguyễn Bích Lâm – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định: Bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng theo chu kỳ, do đó kinh tế Việt Nam đã có bước tăng trưởng kỷ lục lên tới 7,38% ngay trong quý I/2018.
"Chúng tôi đưa ra 3 kịch bản lạm phát trong năm nay căn cứ vào giá một số mặt hàng có ảnh hưởng chính như giá xăng dầu, lương thực thực phẩm, thịt heo...và các yếu tố khác.
Trong đó sẽ có 2 kịch bản CPI bình quân dưới 4% hoặc bằng 4% so với mục tiêu Quốc hội đề ra. Kịch bản còn lại là giá các mặt hàng này tăng mạnh thì có thể cuối năm vượt mức 4% so với mục tiêu của Quốc hội đề ra", ông Nguyễn Bích Lâm nói.
Mức tăng trưởng 6,7% cũng là chỉ tiêu được Chính phủ giao cho các bộ, ngành trong năm 2018. Mục tiêu này được đặt ra cùng với lạm phát bình quân khoảng 4%, nợ công 63,9% GDP.
Khai thác dầu thô để bù tăng trưởng
Trước đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% năm 2017, có ý kiến đề xuất giải pháp tăng sản lượng khai thác dầu thô và hoạt động khai khoáng để bù tăng trưởng.
Khi đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô trong các tháng cuối năm là cần thiết nhưng đang chịu nhiều sức ép và thách thức trong điều hành các chính sách tài chính, tiền tệ.
Báo cáo nêu rõ, với nhiệm vụ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của cả năm 2017 đạt 6,7%, đồng thời vẫn đảm bảo mục tiêu trung và dài hạn là cơ cấu lại nền kinh tế, các giải pháp đề ra vẫn cần có sự kết hợp hài hoà giữa giải pháp ngắn hạn và giải pháp căn cơ dài hạn.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội - ông Vũ Hồng Thanh đã khuyến cáo phải cân nhắc kỹ lưỡng giải pháp này.
Ông Vũ Hồng Thanh cũng nhận định: "Tăng trưởng chưa thực sự bền vững, tăng trưởng của quý I/2017 ước tính tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng trưởng thấp nhất so với những năm gần đây".
Theo Chủ nhiệm ủy ban kinh tế Quốc hội, để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,7%, các quý còn lại phải tăng trung bình trên 7%. Nhưng với điều kiện và tình hình thực tế năm 2017 thì mục tiêu này rất khó thực hiện, khả năng chỉ đạt khoảng 6,3-6,5%.
Lý giải các căn cứ để đưa ra nhận định trên, bà Đỗ Thị Ngọc - Vụ trưởng vụ thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho biết, giá dầu thô hiện đã tăng lên mức gần 67 USD/thùng, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Nguyễn Bích Lâm – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định: Bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng theo chu kỳ, do đó kinh tế Việt Nam đã có bước tăng trưởng kỷ lục lên tới 7,38% ngay trong quý I/2018.
"Chúng tôi đưa ra 3 kịch bản lạm phát trong năm nay căn cứ vào giá một số mặt hàng có ảnh hưởng chính như giá xăng dầu, lương thực thực phẩm, thịt heo...và các yếu tố khác.
Trong đó sẽ có 2 kịch bản CPI bình quân dưới 4% hoặc bằng 4% so với mục tiêu Quốc hội đề ra. Kịch bản còn lại là giá các mặt hàng này tăng mạnh thì có thể cuối năm vượt mức 4% so với mục tiêu của Quốc hội đề ra", ông Nguyễn Bích Lâm nói.
Mức tăng trưởng 6,7% cũng là chỉ tiêu được Chính phủ giao cho các bộ, ngành trong năm 2018. Mục tiêu này được đặt ra cùng với lạm phát bình quân khoảng 4%, nợ công 63,9% GDP.
Khai thác dầu thô để bù tăng trưởng
Trước đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% năm 2017, có ý kiến đề xuất giải pháp tăng sản lượng khai thác dầu thô và hoạt động khai khoáng để bù tăng trưởng.
Khi đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô trong các tháng cuối năm là cần thiết nhưng đang chịu nhiều sức ép và thách thức trong điều hành các chính sách tài chính, tiền tệ.
Báo cáo nêu rõ, với nhiệm vụ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của cả năm 2017 đạt 6,7%, đồng thời vẫn đảm bảo mục tiêu trung và dài hạn là cơ cấu lại nền kinh tế, các giải pháp đề ra vẫn cần có sự kết hợp hài hoà giữa giải pháp ngắn hạn và giải pháp căn cơ dài hạn.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội - ông Vũ Hồng Thanh đã khuyến cáo phải cân nhắc kỹ lưỡng giải pháp này.
Ông Vũ Hồng Thanh cũng nhận định: "Tăng trưởng chưa thực sự bền vững, tăng trưởng của quý I/2017 ước tính tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng trưởng thấp nhất so với những năm gần đây".
Theo Chủ nhiệm ủy ban kinh tế Quốc hội, để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,7%, các quý còn lại phải tăng trung bình trên 7%. Nhưng với điều kiện và tình hình thực tế năm 2017 thì mục tiêu này rất khó thực hiện, khả năng chỉ đạt khoảng 6,3-6,5%.
Thái An (Tổng hợp)
baodatviet.vn
baodatviet.vn
Relate Threads