Dư luận Úc kêu gọi điều tra công nhân Mỹ sử dụng visa 457 trên giàn khoan dầu

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Nghiệp đoàn Hàng hải Úc châu, The Maritime Union of Australia gọi tắt là MUA, kêu gọi nên có một Ủy ban Điều tra về chương trình visa 457 cho các di dân có tay nghề, đối với các công nhân tạm thời làm việc ở ngoại quốc.

Việc nầy theo sau các cáo buộc cho rằng, một công ty khai thắc dầu khí của Mỹ hoạt động ngoài khơi bờ biển Tây Úc, hiện xử dụng hệ thống phân công đặc biệt, để giúp các công nhân có thể bay vào và bay ra để làm việc, nhằm giảm bớt phần thuế đóng góp tại Úc.

Các cáo buộc liên quan đến công ty khai thác dầu khí Mỹ có tên là Diamond Offshore, với hai giàn khoan đang hoạt động ngoài khơi bờ biển Tây Úc.

Nhật báo The West Australian cho biết, 1/3 công nhân là từ ngoại quốc, hầu hết là người Mỹ làm việc theo diện visa 457, vốn là loại tạm thời dành cho các di dân có tay nghề.
Nhật báo thu thập được tài liệu nội bộ cho biết, công ty đã xử dụng công nhân theo bảng phân công, làm việc 183 ngày trong một năm.

Chủ tịch toàn quốc của Nghiệp đoàn Hàng Hải Úc châu là ông Christy Cain nói rằng, việc nầy có nghĩa là các công nhân nầy vẫn nằm dưới hạn ngạch của Sở Thuế và có thể giảm bớt số tiền đóng thuế.

r0-265-5184-3191-w1200-h678-fmax.jpg

Ông Cain muốn có một Ủy ban Điều tra mà nghiệp đoàn tin rằng, Ủy ban có thẩm quyền rộng rãi.

“Họ tìm cách lách luật bằng cách chỉ thuê mướn công nhân làm việc ít hơn 6 tháng trong một năm, để nói rằng vì vậy không cần tuyển công nhân người Úc trên các giàn khoan”.

“Đó là gian lận lớn nhất, người Úc có quyền làm việc trên đất nước của mình và biên giới kéo dài ra đến biển”.

“Chắc chắn là giàn khoan nằm trong hải phận của Úc, các công việc nầy lẽ ra phải trao cho người Úc vốn có bổn phận đóng thuế cho đất nước nầy”, Chủ tịch toàn quốc của Nghiệp đoàn Hàng Hải Úc châu là ông Christy Cain nói.

Ông cho biết, không có chuyện thiếu hụt các công nhân về dầu khí tại Tây Úc, và chương trình visa 457 hiện gây bất lợi cho các công nhân địa phương.

“Theo quan điểm của chúng tôi, những gì họ làm có lẽ không bất hợp pháp, thế nhưng lại là chuyện trái đạo đức”.

“Nói riêng chỉ trong nghiệp đoàn của chúng tôi, đã có hàng trăm công nhân thất nghiệp”.

Trong khi đó, nhóm chính yếu đại diện cho các di dân tranh luận rằng, loại visa 457 đã giúp đẩy mạnh cho nền kinh tế nước Úc.

Chủ tịch là ông Joe Caputo nói rằng, công nhân đến Úc làm việc theo diện nầy đã ở trong tình trạng tạm thời.

““Liên quan đến các công nhân thuộc diện visa 457, chúng tôi tìm thấy trong một trường hợp, họ là những công nhân gặp nhiều rủi ro nhất tại Úc, bởi vì họ không biết hệ thống quan hệ nơi làm việc cũng như luất lao động vân vân…”.

“Tôi nghĩ điều rất quan trọng là bảo đảm rằng nếu có bất cứ khó khăn nào trong hệ thống, thì nhà cầm quyền phải xem xét và chắc chắn giải quyết các khó khăn nầy, do sự bất an cuả nhiều người thuộc diện visa 457, khiến họ có thể bị lợi dụng”.

“Điều sau cùng chúng tôi mong muốn tại Úc lả có một thị trường lao động song hành, trong đó một số được bảo vệ và những người khác thì không”, Chủ tịch nhóm chính yếu đại diện cho các di dân, ông Joe Caputo nói .

Ông Caputo tin rằng, một Ủy ban Điều tra Hoàng gia à một bước đi quá xa, và ông muốn nhà cầm quyền đối phó với các vấn đề liên hệ, trên căn bản từng vụ một.

“Tôi không nghĩ một Ủy ban Điều tra có thể giải quyết được mọi chuyện trong trường hợp nầy, tôi nghĩ những gì bảo đảm là xã hội chắc chắn rằng nếu có bất cứ công ty nào lạm dụng hệ thống nầy, chính phủ nên bảo đảm là chuyện đó không xảy ra”.

“Tôi nghĩ các khó khăn nầy có thể được giải quyết qua việc bảo đảm rằng có các thủ tục thích hợp và một hệ thống công khai và minh bạch bảo đảm cho các công nhân hạng 457 cũng như quyền lợi của cộng đồng người Úc được bảo vệ”, ông Joe Caputo nói.

Nhật báo the West Australian tường thuật một nguồn tin nội bộ trên một giàn khoan của Diamond Offshore, khi mọi người đều biết là các công nhân ngoại quốc làm việc dưới 183 ngày trong một năm, nhằm giảm bớt số thuế phải đóng.

Được biết giàn khoan Ocean Monarch, hiện khoan tại giếng Nam Phượng Hoàng số 2, thuộc thềm lục địa tây bắc của Tây Úc.

80 phần trăm công ty hợp doanh do công ty năng lượng Quadrant Energy làm chủ và 20 phần trăm còn lại là của Carnavom Petroleum.

Phát ngôn nhân của Quadrant cho thông tấn xã Fairfax biết rằng, việc khoan dầu đã được thực hiện trong vài tháng qua.

Ông cũng cho biết, công ty hy vọng mọi nhà thầu về dịch vụ, phải tuân thủ đúng luật lệ địa phương và các đòi hỏi về qui tắc.

SBS đã tìm cách liên lạc với Diamond Offshore, nhưng thất bại.

Nguồn: SBS​
 

Việc làm nổi bật

Top