Trung Quốc từng được coi như nước tiêu thụ dầu lớn của thế giới, nhưng nay vai trò của họ trên thị trường năng lượng đang thay đổi...
Dự trữ xăng dầu của nhóm nước có nền kinh tế phát triển trong tháng 8/2016 giảm lần đầu tiên tính từ tháng 3/2016, theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Tuy nhiên, dự trữ xăng vẫn tăng, yếu tố này được cho là sẽ vẫn cản trở đà tăng của giá dầu trong thời gian tới.
Cụ thể, theo số liệu của IEA được CNBC trích dẫn và công bố ngày thứ Ba, trong tháng 8/2016, tổng dự trữ dầu và các sản phẩm từ dầu của nhóm nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) giảm 10 triệu thùng, trong đó dự trữ dầu thô tại Mỹ, Nhật và Hàn Quốc giảm 22 triệu thùng. Dự trữ các sản phẩm xăng dầu tăng 18,7 triệu thùng.
Ở thời điểm cuối tháng 8/2016, tổng dự trữ dầu thô và các sản phẩm từ dầu của nhóm nước OECD đứng ở mức 3,092 tỷ thùng, thấp hơn chút so với mức 3,111 tỷ thùng của tháng 7/2016.
Khi dự trữ các sản phẩm từ dầu tăng quá cao, người ta không khỏi lo ngại rằng nhu cầu đối với dầu thô sẽ giảm, đẩy giá dầu lại giảm trở lại.
IEA cho rằng, hoạt động sản xuất năng lượng tại nhiều khu vực lớn của thế giới được mở rộng, dự trữ dầu thô tất yếu sẽ giảm. Lợi nhuận của các tập đoàn/công ty năng lượng thế giới đang phần nào cải thiện sau khoảng thời gian 2 năm sụt giảm liên tiếp bởi giá dầu giảm sâu.
Phân tích của IEA cũng cho thấy suốt nhiều năm, Trung Quốc được coi như nước tiêu thụ dầu lớn của thế giới, nay vai trò của Trung Quốc trên thị trường năng lượng thế giới đang thay đổi. Hoạt động sản xuất các sản phẩm năng lượng của Trung Quốc đã mở rộng đáng kể trong thời gian qua và nước này xuất ngược lại thị trường thế giới ngày một nhiều các sản phẩm từ dầu thô như xăng.
Sản phẩm năng lượng của Trung Quốc được xuất sang nhiều nước trên thế giới, có thể kể đến như Singapore thậm chí cả châu Âu và Mỹ, theo số liệu từ quỹ Again Capital.
Thị trường năng lượng thế giới phiên gần nhất cũng không phát đi nhiều dấu hiệu tích cực. Nếu như vào ngày đầu tuần, các thông điệp từ phía Nga cho thấy nước này sẵn sàng hợp tác để cùng OPEC giảm sản lượng dầu thì đến ngày thứ Ba, tâm lý đó không còn nữa.
Trong thư gửi khách hàng ngày hôm qua, chuyên gia về thị trường năng lượng tại quỹ Capital Economics nhấn mạnh họ vẫn hoài nghi về khả năng OPEC và Nga có thể đạt được thỏa thuận mang tính bước ngoặt trong buổi họp vào cuối tháng 11 này. Capital Economics dự báo giá dầu Brent và WTI vào cuối năm nay sẽ ở quanh mức 45 USD/thùng.
Phiên giao dịch ngày 11/10, trên thị trường New York, giá dầu WTI giao kỳ hạn tháng 11/2016 giảm 56 cent tương đương 1,1% xuống 50,79 USD/thùng. Tại thị trường London, giá dầu Brent giao kỳ hạn tháng 12/2016 giảm 73 cent tương đương 1,4% xuống 52,41 USD/thùng.
Cụ thể, theo số liệu của IEA được CNBC trích dẫn và công bố ngày thứ Ba, trong tháng 8/2016, tổng dự trữ dầu và các sản phẩm từ dầu của nhóm nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) giảm 10 triệu thùng, trong đó dự trữ dầu thô tại Mỹ, Nhật và Hàn Quốc giảm 22 triệu thùng. Dự trữ các sản phẩm xăng dầu tăng 18,7 triệu thùng.
Ở thời điểm cuối tháng 8/2016, tổng dự trữ dầu thô và các sản phẩm từ dầu của nhóm nước OECD đứng ở mức 3,092 tỷ thùng, thấp hơn chút so với mức 3,111 tỷ thùng của tháng 7/2016.
Khi dự trữ các sản phẩm từ dầu tăng quá cao, người ta không khỏi lo ngại rằng nhu cầu đối với dầu thô sẽ giảm, đẩy giá dầu lại giảm trở lại.
IEA cho rằng, hoạt động sản xuất năng lượng tại nhiều khu vực lớn của thế giới được mở rộng, dự trữ dầu thô tất yếu sẽ giảm. Lợi nhuận của các tập đoàn/công ty năng lượng thế giới đang phần nào cải thiện sau khoảng thời gian 2 năm sụt giảm liên tiếp bởi giá dầu giảm sâu.
Phân tích của IEA cũng cho thấy suốt nhiều năm, Trung Quốc được coi như nước tiêu thụ dầu lớn của thế giới, nay vai trò của Trung Quốc trên thị trường năng lượng thế giới đang thay đổi. Hoạt động sản xuất các sản phẩm năng lượng của Trung Quốc đã mở rộng đáng kể trong thời gian qua và nước này xuất ngược lại thị trường thế giới ngày một nhiều các sản phẩm từ dầu thô như xăng.
Sản phẩm năng lượng của Trung Quốc được xuất sang nhiều nước trên thế giới, có thể kể đến như Singapore thậm chí cả châu Âu và Mỹ, theo số liệu từ quỹ Again Capital.
Thị trường năng lượng thế giới phiên gần nhất cũng không phát đi nhiều dấu hiệu tích cực. Nếu như vào ngày đầu tuần, các thông điệp từ phía Nga cho thấy nước này sẵn sàng hợp tác để cùng OPEC giảm sản lượng dầu thì đến ngày thứ Ba, tâm lý đó không còn nữa.
Trong thư gửi khách hàng ngày hôm qua, chuyên gia về thị trường năng lượng tại quỹ Capital Economics nhấn mạnh họ vẫn hoài nghi về khả năng OPEC và Nga có thể đạt được thỏa thuận mang tính bước ngoặt trong buổi họp vào cuối tháng 11 này. Capital Economics dự báo giá dầu Brent và WTI vào cuối năm nay sẽ ở quanh mức 45 USD/thùng.
Phiên giao dịch ngày 11/10, trên thị trường New York, giá dầu WTI giao kỳ hạn tháng 11/2016 giảm 56 cent tương đương 1,1% xuống 50,79 USD/thùng. Tại thị trường London, giá dầu Brent giao kỳ hạn tháng 12/2016 giảm 73 cent tương đương 1,4% xuống 52,41 USD/thùng.
vneconomy.vn/
Relate Threads