Dựa lưng Saudi Arabia, Nga đẩy sản lượng dầu lên đỉnh

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Trong những tháng gần đây, sản lượng khai thác dầu của Nga tiếp tục ở mức cao, hướng tới mốc 11 triệu thùng dầu/ngày.

Một nguồn tin trong ngành cho hay sản lượng khai thác dầu của nước Nga trong tuần đầu tiên của tháng 9 đạt bình quân gần 11 triệu thùng dầu/ngày - mức cao nhất kể từ năm 1991.

Trước đó, con số này chạm ngưỡng 10,71 triệu thùng/ngày trong tháng 8, cao hơn so với cùng kỳ năm 2015, sau khi đã tăng lên 10,85 triệu thùng/ngày trong tháng 7.

Trước đó, Nga và Saudi Arabia - “ông lớn” trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) - đã thông báo sẽ nhất trí phối hợp hành động để bình ổn giá dầu trên thị trường. Đặc biệt, hai nước thống nhất thành lập nhóm giám sát chung để đưa ra các đề xuất nhằm ngăn chặn tình trạng bất thường của giá dầu.

dua-lung-saudi-arabia-nga-day-san-luong-dau-len-muc-dinh_92151744.jpg

Cái bắt tay này có thể coi như động lực để Nga đẩy mạnh sản lượng khai thác dầu mỏ bởi có ý kiến cho rằng nhờ nhóm giám sát chung, Nga và Saudi Arabia có thể chi phối giá dầu.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Trưởng Bộ môn Quản trị Tài chính Quốc tế, khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính), Saudi Arabia là quốc gia có thế lực mạnh mẽ, tiếng nói quyết định trong OPEC. Chính vì thế, tôi cho rằng, nhóm giám sát chung sẽ không chỉ có Nga, đối tác ngoài OPEC và có sản lượng khai thác dầu lớn và Saudi Arabia mà còn bao gồm cả OPEC.

"Trước nay Nga, Saudi Arabia và OPEC quan hệ theo kiểu "buôn có bạn, bán có phường". Nga tham khảo các ý kiến của OPEC và OPEC cũng có sự trao đổi nhất định với Nga để có sự hỗ trợ, tác động đến việc mua bán, giá cả hàng hóa của nhau.

Tuy nhiên, bây giờ quan hệ ấy đã thay đổi và với sự hợp tác lần này, có thể coi đây một OPEC mở rộng. Khi có nhóm giám sát chung, giữa OPEC và Nga sẽ có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau để quyết định sản lượng, mức giá, các nguyên tắc về buôn bán dầu trên thế giới. Điều đó sẽ làm thị trường dầu thế giới thay đổi nhiều, mà trước hết lợi ích của những quốc gia khai thác dầu sẽ được đảm bảo. Họ có thể tác động mạnh mẽ, thậm chí là người quyết định giá dầu của thế giới trong tương lai nếu cơ chế này hoạt động tốt.

Như vậy Nga sẽ được lợi vì không còn cảnh giá dầu xuống quá thấp hay lên quá cao mà hoàn toàn có thể chủ động, có tiếng nói thường xuyên, rõ ràng hơn đối với OPEC, thay vì chỉ nhìn nhau như trước đây, có trao đổi vụ việc gì đó thì mới hợp tác. Không chỉ Nga được lợi mà cả OPEC cũng được lợi ở chỗ tài nguyên bán ra không bị phung phí, người sản xuất dầu mỏ biết giá ở mức nào để có đường hướng sản xuất hợp lý, đảm bảo khai thác nguồn năng lượng có hiệu quả", ông Thịnh phân tích..

Nga và Saudi Arabia đều là hai nước xuất khẩu dầu chủ chốt của thế giới và nền kinh tế của hai quốc gia này đã bị tác động nặng nề do sự lao dốc của giá dầu.

Giá “vàng đen” đã có lúc trượt xuống dưới 27 USD/thùng - thấp nhất trong 13 năm qua - hồi đầu năm nay, so với mức 110 USD/thùng hồi tháng 6/2014.

An Nhiên - Báo Đất Việt (Tổng hợp)​
 

Việc làm nổi bật

Top