Trong bối cảnh một số nước châu Âu và Mỹ kịch liệt phản đối việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2, thì những giấy phép đầu tiên tại Đức được cho là tín hiệu đáng mừng đối với những người tham gia dự án.
Tờ Norddeutscher Rundfunk của Đức dẫn nguồn tin từ đại diện nhà điều hành Dòng chảy phương Bắc 2 AG cho biết: Đức đã cấp giấy phép bước đầu cho dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) tại khu vực thềm lục địa.
Theo Norddeutscher Rundfunk, Vụ Khai khoáng của thành phố Stralsund (vùng đất nằm giữa trung tâm bang Mecklenburg - Vorpommern) đã cấp phép cho việc xây dựng phần đường ống dài 35 km tại khu vực Biển Baltic và Lubmin.
Thông tin này đã được Sở Năng lượng Mecklenburg-Tây Pomerania xác nhận. Một đại diện của chính quyền tiết lộ với tờ Handelsblatt, rằng một giải pháp từng phần đã được ban hành vào ngày 2/11 vừa rồi.
Được biết, để được phép xây dựng đường ống thì phải có thêm giấy phép của các nhà chức trách của bốn vùng khác cũng như Văn phòng Hàng hải và Thủy văn Liên Bang.
Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 trị giá 9,5 tỷ Euro, là dự án xây dựng hai đường đường ống dẫn khí từ bờ biển của Nga qua biển Baltic đến Đức. Với tổng công suất 55 tỷ mét khối khí /năm, đường ống này dự kiến sẽ được đặt song song với dự án Dòng chảy phương Bắc 1.
Đường ống dẫn khí ngoài khơi sẽ đi qua các vùng lãnh thổ đặc quyền kinh tế của một số nước như: Nga, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức.
Một số nước lên tiếng phản đối kịch liệt dự án này, bao gồm cả Ukraine và Hoa Kỳ. Kiev sợ mất doanh thu từ quá cảnh khí đốt của Nga, còn về phần Washington lại lo ngại dự án sẽ cản trở kế hoạch đầy tham vọng của họ là xuất khẩu khí hóa lỏng sang châu Âu.
Các công ty châu Âu như Shell, OMV, Engie, Uniper và Wintershall – đã cam kết đầu tư vào dự án Dòng chảy phương Bắc 2 với số tiền 950 triệu Euro. Gazprom, cổ đông duy nhất của Dòng chảy phương Bắc 2 AG, sẽ cung cấp 4,75 tỷ Euro.
Được biết, thời gian gần đây nhu cầu của Đức và nhiều nước châu Âu về khí đốt Nga đang ngày một tăng nhanh. Chỉ riêng năm 2016, Gazprom đã cung cấp cho Đức 49,8 tỷ m3- một khối lượng khí đốt kỷ lục. Trong tháng 2/2017, lượng hàng khí đốt Nga cung cấp cho người tiêu dùng Đức tăng 24,3% so với cùng kỳ năm 2016.
Tờ Norddeutscher Rundfunk của Đức dẫn nguồn tin từ đại diện nhà điều hành Dòng chảy phương Bắc 2 AG cho biết: Đức đã cấp giấy phép bước đầu cho dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) tại khu vực thềm lục địa.
Theo Norddeutscher Rundfunk, Vụ Khai khoáng của thành phố Stralsund (vùng đất nằm giữa trung tâm bang Mecklenburg - Vorpommern) đã cấp phép cho việc xây dựng phần đường ống dài 35 km tại khu vực Biển Baltic và Lubmin.
Được biết, để được phép xây dựng đường ống thì phải có thêm giấy phép của các nhà chức trách của bốn vùng khác cũng như Văn phòng Hàng hải và Thủy văn Liên Bang.
Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 trị giá 9,5 tỷ Euro, là dự án xây dựng hai đường đường ống dẫn khí từ bờ biển của Nga qua biển Baltic đến Đức. Với tổng công suất 55 tỷ mét khối khí /năm, đường ống này dự kiến sẽ được đặt song song với dự án Dòng chảy phương Bắc 1.
Đường ống dẫn khí ngoài khơi sẽ đi qua các vùng lãnh thổ đặc quyền kinh tế của một số nước như: Nga, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức.
Một số nước lên tiếng phản đối kịch liệt dự án này, bao gồm cả Ukraine và Hoa Kỳ. Kiev sợ mất doanh thu từ quá cảnh khí đốt của Nga, còn về phần Washington lại lo ngại dự án sẽ cản trở kế hoạch đầy tham vọng của họ là xuất khẩu khí hóa lỏng sang châu Âu.
Các công ty châu Âu như Shell, OMV, Engie, Uniper và Wintershall – đã cam kết đầu tư vào dự án Dòng chảy phương Bắc 2 với số tiền 950 triệu Euro. Gazprom, cổ đông duy nhất của Dòng chảy phương Bắc 2 AG, sẽ cung cấp 4,75 tỷ Euro.
Được biết, thời gian gần đây nhu cầu của Đức và nhiều nước châu Âu về khí đốt Nga đang ngày một tăng nhanh. Chỉ riêng năm 2016, Gazprom đã cung cấp cho Đức 49,8 tỷ m3- một khối lượng khí đốt kỷ lục. Trong tháng 2/2017, lượng hàng khí đốt Nga cung cấp cho người tiêu dùng Đức tăng 24,3% so với cùng kỳ năm 2016.
infonet.vn
Relate Threads