Giá dầu tuần qua tăng khá ấn tượng, nhưng đà giảm trong phiên cuối tuần đã củng cố quan điểm hoài nghi rằng đà tăng này hoàn toàn không bền vững.
Giá dầu Mỹ phiên cuối tuần 18/3 giảm 76 cent, tương ứng 1,9%, xuống 39,44 USD/thùng sau khi tăng lên mức cao nhất từ đầu năm 2016 trong phiên 17/3.
Giá dầu Brent giao tháng 5/2016 trên sàn ICE Futures Europe cũng giảm 34 cent, tương đương 0,8%, xuống 41,20 USD/thùng.
Đà lao dốc của giá dầu là “thật” nhưng sự hồi phục sẽ chưa diễn ra, các nhà phân tích tại Bank of America Merrill Lynch cho biết hôm thứ Sáu 18/3. Giá dầu đã mất ½ giá trị kể từ giữa năm 2014.
Giá dầu đã tăng “nhờ hy vọng rằng thị trường sẽ tự tái cân bằng vì nhu cầu tăng và nguồn cung giảm, nhất là khi số liệu cho thấy số giàn khoan của Mỹ liên tục giảm trong những tháng gần đây, Faward Razaqzada, nhà phân tích kỹ thuật tại Forex.com và City Index, cho biết.
Số liệu mới nhất của Baker Hughes cho thấy, tổng số giàn khoan đang hoạt động của Mỹ đã giảm xuống mức thấp kỷ lục. Tuy nhiên, trong tuần kết thúc vào 18/3 số giàn khoan của Mỹ lại tăng 1 giàn lên 387 giàn, chấm dứt đà giảm 12 tuần liên tục.
Trong khi đó, nguồn cung dầu thô của Mỹ liên tục tăng trong 5 tuần qua. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 11/3 đạt 523,2 triệu thùng, mức cao lịch sử tính vào thời điểm này của năm.
Thị trường cần “giảm” không phải “đóng băng” sản lượng
Viễn cảnh thỏa thuận đóng băng sản lượng giữa Nga và OPEC đã giúp giá dầu tăng trở lại, ông Razaqzada cho biết.
Các nhà sản xuất dầu thô chủ chốt dự định nhóm họp vào ngày 17/4 tại Doha, Qatar để thỏa luận việc giới hạn sản lượng, làm tăng hy vọng rằng các nước sản xuất sẽ hợp tác để tìm ra phương thức kéo giảm tình trạng thừa cung toàn cầu và hỗ trợ giá.
Tuy nhiên, “mục đích” của phiên họp tháng 4 là, ngoại trừ Iran, “thuyết phục các nước áp trần sản lượng”, James Williams, nhà kinh tế học năng lượng tại WTRG Economics, cho biết.
“Việc này không mấy tích cực vì với mức sản lượng hiện tại, thế giới đang thừa cung 1,5-2 triệu thùng/ngày. Yếu tố tích cực phải là cắt giảm sản lượng và thời gian ngắn nhất để quyết định này có thể được đưa ra là trong phiên họp OPEC vào tháng 6 tới đây”, ông Williams cho biết.
Theo ông Williams, đến nay, diễn biến của giá dầu đang phản ánh hy vọng nhiều hơn là thực tế, do vậy, dự đoán giá dầu Mỹ sẽ lại giảm xuống 30 USD/thùng.
Fed và sự tái cân bằng thị trường dầu mỏ
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều bi quan về viễn cảnh giá dầu.
Tim Evans, trưởng chiến lược gia thị trường tại Long Leaf Trading Group, cho biết, đà tăng của giá dầu là bền vững vì mối lo lắng của thị trường trong 12 tháng qua là đồn đoán Fed sẽ tăng lãi suất trong năm nay. Giá dầu WTI đã mất 30% trong một năm qua.
Sau phiên họp chính sách kết thúc hôm 16/3 vừa qua, Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất và dự định chỉ nâng lãi suất 2 lần trong năm nay thay vì 4 lần như dự kiến hồi tháng 12/2015.
Theo ông Evans, USD suy yếu - giảm hơn 1% tuần qua sau tuyên bố của Fed - và nhu cầu dầu thô tăng lên đã mang lại cho thị trường dầu “viễn cảnh tươi sáng một cách cơ bản”.
Giá dầu Mỹ phiên cuối tuần 18/3 giảm 76 cent, tương ứng 1,9%, xuống 39,44 USD/thùng sau khi tăng lên mức cao nhất từ đầu năm 2016 trong phiên 17/3.
Giá dầu Brent giao tháng 5/2016 trên sàn ICE Futures Europe cũng giảm 34 cent, tương đương 0,8%, xuống 41,20 USD/thùng.
Đà lao dốc của giá dầu là “thật” nhưng sự hồi phục sẽ chưa diễn ra, các nhà phân tích tại Bank of America Merrill Lynch cho biết hôm thứ Sáu 18/3. Giá dầu đã mất ½ giá trị kể từ giữa năm 2014.
Số liệu mới nhất của Baker Hughes cho thấy, tổng số giàn khoan đang hoạt động của Mỹ đã giảm xuống mức thấp kỷ lục. Tuy nhiên, trong tuần kết thúc vào 18/3 số giàn khoan của Mỹ lại tăng 1 giàn lên 387 giàn, chấm dứt đà giảm 12 tuần liên tục.
Trong khi đó, nguồn cung dầu thô của Mỹ liên tục tăng trong 5 tuần qua. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 11/3 đạt 523,2 triệu thùng, mức cao lịch sử tính vào thời điểm này của năm.
Thị trường cần “giảm” không phải “đóng băng” sản lượng
Viễn cảnh thỏa thuận đóng băng sản lượng giữa Nga và OPEC đã giúp giá dầu tăng trở lại, ông Razaqzada cho biết.
Các nhà sản xuất dầu thô chủ chốt dự định nhóm họp vào ngày 17/4 tại Doha, Qatar để thỏa luận việc giới hạn sản lượng, làm tăng hy vọng rằng các nước sản xuất sẽ hợp tác để tìm ra phương thức kéo giảm tình trạng thừa cung toàn cầu và hỗ trợ giá.
Tuy nhiên, “mục đích” của phiên họp tháng 4 là, ngoại trừ Iran, “thuyết phục các nước áp trần sản lượng”, James Williams, nhà kinh tế học năng lượng tại WTRG Economics, cho biết.
“Việc này không mấy tích cực vì với mức sản lượng hiện tại, thế giới đang thừa cung 1,5-2 triệu thùng/ngày. Yếu tố tích cực phải là cắt giảm sản lượng và thời gian ngắn nhất để quyết định này có thể được đưa ra là trong phiên họp OPEC vào tháng 6 tới đây”, ông Williams cho biết.
Theo ông Williams, đến nay, diễn biến của giá dầu đang phản ánh hy vọng nhiều hơn là thực tế, do vậy, dự đoán giá dầu Mỹ sẽ lại giảm xuống 30 USD/thùng.
Fed và sự tái cân bằng thị trường dầu mỏ
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều bi quan về viễn cảnh giá dầu.
Tim Evans, trưởng chiến lược gia thị trường tại Long Leaf Trading Group, cho biết, đà tăng của giá dầu là bền vững vì mối lo lắng của thị trường trong 12 tháng qua là đồn đoán Fed sẽ tăng lãi suất trong năm nay. Giá dầu WTI đã mất 30% trong một năm qua.
Sau phiên họp chính sách kết thúc hôm 16/3 vừa qua, Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất và dự định chỉ nâng lãi suất 2 lần trong năm nay thay vì 4 lần như dự kiến hồi tháng 12/2015.
Theo ông Evans, USD suy yếu - giảm hơn 1% tuần qua sau tuyên bố của Fed - và nhu cầu dầu thô tăng lên đã mang lại cho thị trường dầu “viễn cảnh tươi sáng một cách cơ bản”.
Nhật Trường - Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads