Kỷ nguyên của dầu mỏ và khí đốt như là những tài nguyên chính dành cho nhân loại, đang dần tới hồi kết. Nhận định này do ông German Gref đứng đầu "Sberbank" - ngân hàng lớn nhất của Nga - nêu lên.
Theo quan điểm của ông, khoảng những năm 2028-2030 những nguồn lực này sẽ mất hết ý nghĩa của nó. Sở dĩ như vậy là bởi cạn kiệt trữ lượng dầu và khí đốt đang được khai thác từ lòng đất ngày càng ráo riết, song hành với sự hình thành cái gọi là "năng lượng mới", dựa vào các nguồn năng lượng tái tạo. Tình hình đáng buồn còn diễn ra với một dự trữ quan trọng đối với nhân loại là tài nguyên nước. Thậm chí ngày nay các cư dân ở hàng loạt vùng của Trái đất đang đối mặt với nạn thiếu nước uống, và trong tương lai sẽ còn tồi tệ hơn nữa. Biến đổi khí hậu, ô nhiễm, nạn nhân mãn, tác động tiêu cực đến môi trường từ hoạt động của con người, tất cả những điều đó dẫn đến giảm nguồn tài nguyên nước trên hành tinh.
Ở nhiều bang của Ấn Độ hiện nay mọi người không có lối tiếp cận nguồn nước, và buộc phải trả tiền để mua nước. Nước không phải là rẻ, và phải hết sức tiết kiệm nước. Nạn hạn hán giết chết cây trồng, tước đi nguồn sinh kế của nông dân và niềm hy vọng vào tương lai. Tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất UAE nước ngọt tự nhiên có thể biến mất hoàn toàn trong vòng 50 năm tới. Iran cũng là quốc gia đối mặt với tình trạng khan hiếm nước. Để giải quyết vấn đề này, có thể thiết lập tuyến cung cấp nước từ Tajikistan thông qua Afghanistan, nhưng bối cảnh không ổn định ở đất nước trung chuyển khiến khả năng cung cấp nước liên tục cho Iran trở nên bấp bênh và vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Trong những điều kiện đó, hoàn toàn khả thi lại là triển vọng hợp tác Nga-Iran, nhờ đó Iran có thể nhận lối tiếp cận vào kho tài nguyên nước giàu có của Nga. Mà đường ống dẫn nước có thể được lắp đặt dưới đáy biển Caspian. Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, nước có khả năng đạt ngôi vị thống soái tương lai trong đời sống nhân loại với mức giá có thể vượt cao hơn cả dầu mỏ. Không ngẫu nhiên mà ngay hiện nay nhiều nước đang suy tính về việc tạo lập kho dự trữ nước, có thể đảm bảo tương lai của họ. Vào thời điểm này, kho lưu trữ nước lớn nhất hiện diện ở Saudi Arabia. Đó là Briman Strategic Water Reservoir, đã có mặt trong Sách Kỷ lục Guinness như là cơ sở trữ nước lớn nhất thế giới. Trước đây, dành nhiều chú ý cho vấn đề cung cấp nước còn có chính khách Libya đã bị phương Tây lật đổ — Muammar Gaddafi —, kể từ giữa thập niên 80 ở đã nỗ lực thực hiện dự án đầy tham vọng là "Dòng sông nhân tạo vĩ đại", được coi như giải pháp triệt để nhằm giải quyết vấn đề cung cấp nước của Libya. Cho dù là dầu mỏ hoặc nước thì cuộc đấu tranh vì các nguồn tài nguyên hôm nay không chỉ tiếp diễn mà còn trở nên ngày càng gay gắt hơn. Món đặt cược vào cuộc đua tranh này rất cao, tương lai của nhiều quốc gia và sự phồn vinh của cư dân hôm nay phụ thuộc trực tiếp vào cách thức ban lãnh đạo những quốc gia đó giải quyết vấn đề khai thác, bảo tồn và sử dụng các nguồn dự trữ tài nguyên thông thái đến đâu.
sputniknews.com
Ở nhiều bang của Ấn Độ hiện nay mọi người không có lối tiếp cận nguồn nước, và buộc phải trả tiền để mua nước. Nước không phải là rẻ, và phải hết sức tiết kiệm nước. Nạn hạn hán giết chết cây trồng, tước đi nguồn sinh kế của nông dân và niềm hy vọng vào tương lai. Tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất UAE nước ngọt tự nhiên có thể biến mất hoàn toàn trong vòng 50 năm tới. Iran cũng là quốc gia đối mặt với tình trạng khan hiếm nước. Để giải quyết vấn đề này, có thể thiết lập tuyến cung cấp nước từ Tajikistan thông qua Afghanistan, nhưng bối cảnh không ổn định ở đất nước trung chuyển khiến khả năng cung cấp nước liên tục cho Iran trở nên bấp bênh và vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Trong những điều kiện đó, hoàn toàn khả thi lại là triển vọng hợp tác Nga-Iran, nhờ đó Iran có thể nhận lối tiếp cận vào kho tài nguyên nước giàu có của Nga. Mà đường ống dẫn nước có thể được lắp đặt dưới đáy biển Caspian. Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, nước có khả năng đạt ngôi vị thống soái tương lai trong đời sống nhân loại với mức giá có thể vượt cao hơn cả dầu mỏ. Không ngẫu nhiên mà ngay hiện nay nhiều nước đang suy tính về việc tạo lập kho dự trữ nước, có thể đảm bảo tương lai của họ. Vào thời điểm này, kho lưu trữ nước lớn nhất hiện diện ở Saudi Arabia. Đó là Briman Strategic Water Reservoir, đã có mặt trong Sách Kỷ lục Guinness như là cơ sở trữ nước lớn nhất thế giới. Trước đây, dành nhiều chú ý cho vấn đề cung cấp nước còn có chính khách Libya đã bị phương Tây lật đổ — Muammar Gaddafi —, kể từ giữa thập niên 80 ở đã nỗ lực thực hiện dự án đầy tham vọng là "Dòng sông nhân tạo vĩ đại", được coi như giải pháp triệt để nhằm giải quyết vấn đề cung cấp nước của Libya. Cho dù là dầu mỏ hoặc nước thì cuộc đấu tranh vì các nguồn tài nguyên hôm nay không chỉ tiếp diễn mà còn trở nên ngày càng gay gắt hơn. Món đặt cược vào cuộc đua tranh này rất cao, tương lai của nhiều quốc gia và sự phồn vinh của cư dân hôm nay phụ thuộc trực tiếp vào cách thức ban lãnh đạo những quốc gia đó giải quyết vấn đề khai thác, bảo tồn và sử dụng các nguồn dự trữ tài nguyên thông thái đến đâu.
sputniknews.com
Relate Threads