Reuters dẫn một số nguồn tin ngoại giao từ Liên minh Châu Âu (EU) cho hay, những tuyên bố về khả năng khôi phục lại Dự án “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” giữa Moscow và Ankara gây ra lo ngại lớn cho EU.
Reuters dẫn một số nguồn tin ngoại giao từ Liên minh Châu Âu (EU) cho hay, những tuyên bố về khả năng khôi phục lại Dự án “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” giữa Moscow và Ankara gây ra lo ngại lớn cho EU.
Các quan chức EU tại Brussels lo sợ đường ống dẫn khí mới này sẽ giúp củng cố vị thế của Nga trên trường quốc tế.
Theo đó, sau khi “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” đi vào hoạt động, Ukraine sẽ mất đi vị trí nhà phân phối (trung gian) khí đốt vào Châu Âu, khi đó sự phụ thuộc của EU vào Tập đoàn Gazprom (Nga) sẽ gia tăng và các nguồn cung khí đốt thay thế từ khu vực biển Caspian có nguy cơ bị ngưng lại.
“Tình hữu nghị Nga – Thổ mới được khôi phục lại có thể trở thành vấn đề đáng lo ngại nếu Moscow cố gắng để đổi Ukraine lấy Thổ Nhĩ Kỳ” – một quan chức cấp cao của EU nhận định.
Theo vị này, Ankara mong muốn có được nguồn cung khí đốt giá rẻ từ Nga và có thể sẽ đưa ra một loạt yêu cầu không hợp lý đối với EU.
EU chờ đợi cuộc gặp sắp tới giữa Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trong sự lo lắng, hồi hộp, vì rất có thể trong cuộc họp lần này 2 bên sẽ nhất trí khởi động dự án “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ”.
“Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” là dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ dưới lòng biển Đen và sau đó chạy dọc trên lãnh thổ tới khu vực biên giới giáp Hy Lạp.
Thỏa thuận liên chính phủ về dự án này vẫn chưa được ký kết. Nó bị tạm ngừng sau sự cố không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Su-24 của Nga. Mới đây sau khi Ankara chính thức lên tiếng xin lỗi Moscow, hai bên đã bắt đầu thảo luận trở lại.
Reuters dẫn một số nguồn tin ngoại giao từ Liên minh Châu Âu (EU) cho hay, những tuyên bố về khả năng khôi phục lại Dự án “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” giữa Moscow và Ankara gây ra lo ngại lớn cho EU.
Các quan chức EU tại Brussels lo sợ đường ống dẫn khí mới này sẽ giúp củng cố vị thế của Nga trên trường quốc tế.
Theo đó, sau khi “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” đi vào hoạt động, Ukraine sẽ mất đi vị trí nhà phân phối (trung gian) khí đốt vào Châu Âu, khi đó sự phụ thuộc của EU vào Tập đoàn Gazprom (Nga) sẽ gia tăng và các nguồn cung khí đốt thay thế từ khu vực biển Caspian có nguy cơ bị ngưng lại.
Theo vị này, Ankara mong muốn có được nguồn cung khí đốt giá rẻ từ Nga và có thể sẽ đưa ra một loạt yêu cầu không hợp lý đối với EU.
EU chờ đợi cuộc gặp sắp tới giữa Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trong sự lo lắng, hồi hộp, vì rất có thể trong cuộc họp lần này 2 bên sẽ nhất trí khởi động dự án “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ”.
“Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” là dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ dưới lòng biển Đen và sau đó chạy dọc trên lãnh thổ tới khu vực biên giới giáp Hy Lạp.
Thỏa thuận liên chính phủ về dự án này vẫn chưa được ký kết. Nó bị tạm ngừng sau sự cố không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Su-24 của Nga. Mới đây sau khi Ankara chính thức lên tiếng xin lỗi Moscow, hai bên đã bắt đầu thảo luận trở lại.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn từ Reuters.
Đức Dũng - Infonet (Lược dịch)
Đức Dũng - Infonet (Lược dịch)
Relate Threads