Exxon Mobil - một trong những tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới, đang nghiên cứu hàng trăm dự án năng lượng thân thiện với môi trường, từ tảo biển chuyển hóa thành nhiên liệu sinh học cho đến các công nghệ biến khí thải thành điện năng.
Việc biến ý tưởng thành hiện thực dù có nằm trong tầm tay thì thời gian và sự kiên nhẫn luôn là những điều kiện tiên quyết.
Theo Phó Chủ tịch phụ trách Nghiên cứu và Phát triển (R&D) Vijay Swarup, nghiên cứu của Exxon tập trung vào 5 - 10 lĩnh vực trọng điểm liên quan đến các công nghệ thân thiện môi trường.
Khoản đầu tư khổng lồ
Một trong số những dự án nổi bật mà tập đoàn đang theo đuổi là nhiên liệu sinh học từ tảo. Exxon dự kiến đi thu hoạch tảo trong ao hồ hoặc đại dương trên khắp thế giới, để xử lý thành nhiên liệu sinh học phù hợp cho từng khu vực. Dù ban đầu có thể vẫn cần pha trộn với dầu diesel và nhiên liệu máy bay, song mục tiêu cuối cùng là nhiên liệu có nguồn gốc 100% từ tảo.
Dầu sinh học làm từ chất thải nông nghiệp cũng là một ý tưởng rất thú vị. Từ năm 2016, Exxon bắt đầu hợp tác với Renewable Energy Group trong việc nghiên cứu sử dụng vi khuẩn nhằm chuyển hóa nguồn thực vật dư thừa nhưng không ăn được (ví dụ như vỏ bắp ngô) thành nhiên liệu sinh học.
Đối với pin nhiên liệu, thay vì áp dụng cơ chế phản ứng hóa học với khí tự nhiên hoặc hydro để sinh ra điện năng như hiện nay, Exxon và FuelCell Energy đang nghiên cứu dòng sản phẩm thế hệ mới sử dụng CO2, trong đó vừa thu giữ cacbon, vừa đồng thời tạo ra điện. Dự kiến một nhà máy thí điểm sẽ được xây dựng trong vài tháng tới.
Bên cạnh đó, Exxon cũng đang làm việc với Viện Công nghệ Georgia để phát triển công nghệ tinh chế dầu thô thành chất dẻo một cách hiệu quả hơn, nhờ sử dụng cơ chế màng lọc và thẩm thấu thay vì dùng nhiệt. Với quy trình này, Exxon hướng tới mục tiêu giảm phát thải khí CO2 còn khoảng một nửa.
Những dự án kể trên nằm trong khoản dự toán 1 tỷ USD mỗi năm mà Exxon dành cho công tác nghiên cứu trên toàn cầu và khoản chi 8 tỷ USD nếu tính từ năm 2000 cho việc phát triển các công nghệ giảm thiểu xả thải carbon cũng như quản lý phát thải khí mê-tan từ các giếng dầu, nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy. Tuy nhiên, số tiền thực tế đầu tư cho các công nghệ xanh của Exxon đến nay vẫn là một ẩn số.
Nhiên liệu hóa thạch tương lai “hết thời”
Việc biến ý tưởng thành hiện thực dù có nằm trong tầm tay thì thời gian và sự kiên nhẫn luôn là những điều kiện tiên quyết. Exxon hẳn là hiểu rõ hơn ai hết. 8 năm qua, Exxon lặng lẽ tập trung nghiên cứu công nghệ tảo, song ông Swarup thừa nhận có thể cần thêm ít nhất 10 năm nữa may ra mới có thể triển khai nhiên liệu sinh học độc đáo này trên quy mô lớn.
Ưu tiên lớn nhất của Exxon lúc này là tìm kiếm và phát triển những dự án có thể mở rộng trên mạng lưới toàn cầu của tập đoàn. Exxon hiện đang hoạt động trên 6 châu lục và năm ngoái đạt doanh thu 198 tỷ USD, lớn hơn tổng quy mô nền kinh tế của cả Qatar và Kuwait, hai thành viên “máu mặt” trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Mặc dù trước kia từng có lần hé lộ thông tin về một số nghiên cứu của mình cũng như quảng cáo về dự án nghiên cứu tảo, song đây mới là lần đầu tiên Exxon công khai sự quan tâm sâu sắc đối với các nguồn năng lượng thay thế. Sự đầu tư mạnh mẽ của tập đoàn này cũng phản ánh phần nào quan điểm doanh nghiệp về tương lai “hết thời” của nhiên liệu hóa thạch.
Theo Bloomberg New Energy Finance, ngày càng có nhiều doanh nghiệp dầu mỏ như Exxon tự chuyển mình để thích nghi và nắm bắt các nguồn năng lượng tái tạo, được cho là có thể thay thế khoảng 8 triệu thùng dầu mỗi ngày.
Hãng Total SA đã tiến hành một số thương vụ thâu tóm để nhảy vào lĩnh vực năng lượng sạch, trong khi Royal Dutch Shell thì tranh thủ kinh nghiệm vận hành các giàn khoan ngoài khơi để phát triển các trang trại gió ở Biển Bắc. Exxon thì xác định một cách tiếp cận khác, theo hướng đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, thông qua quan hệ hợp tác với khoảng 80 trường đại học và với các công ty nhỏ hơn.
Việc biến ý tưởng thành hiện thực dù có nằm trong tầm tay thì thời gian và sự kiên nhẫn luôn là những điều kiện tiên quyết.
Theo Phó Chủ tịch phụ trách Nghiên cứu và Phát triển (R&D) Vijay Swarup, nghiên cứu của Exxon tập trung vào 5 - 10 lĩnh vực trọng điểm liên quan đến các công nghệ thân thiện môi trường.
Khoản đầu tư khổng lồ
Một trong số những dự án nổi bật mà tập đoàn đang theo đuổi là nhiên liệu sinh học từ tảo. Exxon dự kiến đi thu hoạch tảo trong ao hồ hoặc đại dương trên khắp thế giới, để xử lý thành nhiên liệu sinh học phù hợp cho từng khu vực. Dù ban đầu có thể vẫn cần pha trộn với dầu diesel và nhiên liệu máy bay, song mục tiêu cuối cùng là nhiên liệu có nguồn gốc 100% từ tảo.
Đối với pin nhiên liệu, thay vì áp dụng cơ chế phản ứng hóa học với khí tự nhiên hoặc hydro để sinh ra điện năng như hiện nay, Exxon và FuelCell Energy đang nghiên cứu dòng sản phẩm thế hệ mới sử dụng CO2, trong đó vừa thu giữ cacbon, vừa đồng thời tạo ra điện. Dự kiến một nhà máy thí điểm sẽ được xây dựng trong vài tháng tới.
Bên cạnh đó, Exxon cũng đang làm việc với Viện Công nghệ Georgia để phát triển công nghệ tinh chế dầu thô thành chất dẻo một cách hiệu quả hơn, nhờ sử dụng cơ chế màng lọc và thẩm thấu thay vì dùng nhiệt. Với quy trình này, Exxon hướng tới mục tiêu giảm phát thải khí CO2 còn khoảng một nửa.
Những dự án kể trên nằm trong khoản dự toán 1 tỷ USD mỗi năm mà Exxon dành cho công tác nghiên cứu trên toàn cầu và khoản chi 8 tỷ USD nếu tính từ năm 2000 cho việc phát triển các công nghệ giảm thiểu xả thải carbon cũng như quản lý phát thải khí mê-tan từ các giếng dầu, nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy. Tuy nhiên, số tiền thực tế đầu tư cho các công nghệ xanh của Exxon đến nay vẫn là một ẩn số.
Nhiên liệu hóa thạch tương lai “hết thời”
Việc biến ý tưởng thành hiện thực dù có nằm trong tầm tay thì thời gian và sự kiên nhẫn luôn là những điều kiện tiên quyết. Exxon hẳn là hiểu rõ hơn ai hết. 8 năm qua, Exxon lặng lẽ tập trung nghiên cứu công nghệ tảo, song ông Swarup thừa nhận có thể cần thêm ít nhất 10 năm nữa may ra mới có thể triển khai nhiên liệu sinh học độc đáo này trên quy mô lớn.
Ưu tiên lớn nhất của Exxon lúc này là tìm kiếm và phát triển những dự án có thể mở rộng trên mạng lưới toàn cầu của tập đoàn. Exxon hiện đang hoạt động trên 6 châu lục và năm ngoái đạt doanh thu 198 tỷ USD, lớn hơn tổng quy mô nền kinh tế của cả Qatar và Kuwait, hai thành viên “máu mặt” trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Mặc dù trước kia từng có lần hé lộ thông tin về một số nghiên cứu của mình cũng như quảng cáo về dự án nghiên cứu tảo, song đây mới là lần đầu tiên Exxon công khai sự quan tâm sâu sắc đối với các nguồn năng lượng thay thế. Sự đầu tư mạnh mẽ của tập đoàn này cũng phản ánh phần nào quan điểm doanh nghiệp về tương lai “hết thời” của nhiên liệu hóa thạch.
Theo Bloomberg New Energy Finance, ngày càng có nhiều doanh nghiệp dầu mỏ như Exxon tự chuyển mình để thích nghi và nắm bắt các nguồn năng lượng tái tạo, được cho là có thể thay thế khoảng 8 triệu thùng dầu mỗi ngày.
Hãng Total SA đã tiến hành một số thương vụ thâu tóm để nhảy vào lĩnh vực năng lượng sạch, trong khi Royal Dutch Shell thì tranh thủ kinh nghiệm vận hành các giàn khoan ngoài khơi để phát triển các trang trại gió ở Biển Bắc. Exxon thì xác định một cách tiếp cận khác, theo hướng đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, thông qua quan hệ hợp tác với khoảng 80 trường đại học và với các công ty nhỏ hơn.
Hải Châu
Thời báo Kinh doanh
Thời báo Kinh doanh
Relate Threads