Phải chăng 3 biến số quan trọng là giá sắn nguyên liệu (đầu vào sản xuất); giá dầu (cạnh tranh với giá đầu ra); và biến chính sách đã được “tô hồng” trong báo cáo tiền khả thi để các dự án Bio-Ethanol có tỷ suất sinh lợi mà ai đầu tư cũng mơ ước.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, cả nước có 7 nhà máy sản xuất nguyên liệu sinh học (Bio- ethanol ). Ước tính tổng mức đầu tư vào 7 dự án Bio-Ethanol gần 10.000 tỷ đồng.
7 nhà máy đều hoạt động cầm chừng, hoặc dừng, hoặc đóng cửa vì nợ đọng và bế tắc đầu ra. Các lý do được đưa ra là do chính sách không đảm bảo được đầu ra và do chủ đầu tư mà chính yếu là đầu tư, sử dụng thiết bị công nghệ của Trung Quốc. Nhưng liệu đây có phải là mấu chốt của sự thất bại trong đầu tư của đồng loạt 7 nhà máy nói trên không?
Bức tranh được tô hồng
Trao đổi với báo giới cách đây 2 năm khi giá xăng bán lẻ tại Việt Nam hơn 20.000 đồng/lít, và nhiều nhà máy Bio - Ethanol rơi vào cảnh nợ, đại diện của một doanh nghiệp - đơn vị tham gia góp vốn với tỷ trọng lớn trong dự án Bio - Ethanol hơn 80 triệu USD cho rằng, họ đầu tư vào dự án vì đánh giá đây là dự án tốt do có ban quản trị, các kế hoạch tài chính, lợi nhuận rất tốt – tỷ suất sinh lời/vốn đầu tư lên đến 35%.
Bên cạnh đó, đầu ra sản phẩm được PVOil bao tiêu sản phẩm - dù cho giá nhiên liệu trên thế giới như thế nào vẫn đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận 19%. Ngoài ra, theo dự kiến tại thời điểm đầu tư, chính sách sẽ bắt buộc người dân dùng xăng E5 trên toàn quốc.
Tại thời điểm “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” ra đời giá dầu đang trong xu hướng tăng liên tục, người ta lo ngại về khả năng khủng hoảng dầu.
Vị đại diện này đánh giá, nếu các nhà máy được đưa vào hoạt động đúng tiến độ, mức tiêu thụ nhiên liệu từ phía cầu ít nhất bằng giả định/dự toán ban đầu thì các chủ đầu tư sẽ không rơi vào tình trạng nợ nần hay hoạt động cầm chừng từ cuối năm 2011 dù cho giá sắn lát đã tăng tương đối khá so với thời điểm đầu tư.
Ngay như Petrosetco - thành viên của Tập đoàn PVN, một công ty chuyên về dịch vụ phân phối vào năm 2009 đã rất hứng khởi khi tham gia đầu tư vào dự án Bio - Ethanol Dung Quất vì đánh giá mảng kinh doanh nhiên liệu sinh học “rất tiềm năng”. Trước đó, Petrosetco có kế hoạch đầu tư vào ít nhất 2-3 nhà máy nhiên liệu sinh học.
Quá lạc quan về biến giá dầu, giá sắn và chính sách!
Mặc dù không có đầy đủ thông tin báo cáo nghiên cứu khả thi của 7 nhà máy Bio - Ethanol, nhưng đơn cử cho dự án Bio - Ethanol Bình Phước, một trong 3 dự án do PVOil tham gia đầu tư cho thấy, 2 chỉ tiêu quan trọng để nhà đầu tư quyết định thực hiện dự án là (i) Giá trị hiện tại thuần của dự án dương (NPV = 106 triệu USD), (ii) tỷ suất lợi nhuận lớn hơn lãi vay ngân hàng (> 32,5%), vòng đời dự án là 50 năm.
Điều này đồng nghĩa rằng, thị trường nhiên liệu sinh học phải có tiềm năng, báo cáo khả thi về dự án phải thuyết phục được nhà đầu tư về một tương lai tươi sáng.
Tuy nhiên, như trong chia sẻ của lãnh đạo nhà máy Bio - Ethanol Dung Quất trên phương tiện truyền thông quốc gia mới đây, giá thành sản xuất xăng E5 hiện khoảng gần 17.000 đồng/lít, cao hơn giá xăng hiện nay khoảng 3.000 đồng/lít trong điều kiện vận hành nhà máy tiết kiệm, hiệu quả. Với giá thành sản xuất nói trên, “cửa thoát” nào cho các dự án Bio - Ethanol khi mà giá dầu đang ở mức thấp, và chưa có dấu hiệu cho thấy sẽ tăng cao trở lại trong 1-2 năm tới.
Sắn là nguyên liệu chính để sản xuất Bio - Ethanol. Báo khả thi của dự án Bio-Ethanol cho biết giá sắn trung bình cả đời dự án khoảng 1.800 đồng/kg, ứng với nó giá thành sản phẩm 10.000 đồng/lít. Năm 2012-2013 giá sắn đã lên đến 5.000 đồng/kg trong khi giá ethanol là 13.000 đồng/kg. Như vậy, biến giá sắn - nguyên liệu đầu vào đã bị các nhà thẩm định giả định không phù hợp.
Cuối cùng, biến chính sách đã được các nhà thẩm định đưa vào hay không? Nhưng dù có đưa vào hay không thì biến giá dầu và giá sắn là 2 biến quan trọng có tác động lớn trong quyết định chính sách và đưa chính sách đến với thực tế cuộc sống mà đích cuối cùng là tác động làm thay đổi lượng cầu.
Phải chăng quy trình chính sách đã có thiếu sót bởi đánh giá mức độ trọng yếu biến giá dầu và những tổn thất xã hội phải gánh chịu từ phía cầu/ngân sách thực thi chính sách đã không được xem xét đầy đủ. Chính sách đã không ra lệnh được thị trường nếu không có bù đắp chênh lệch giá.
Dĩ nhiên, làm kinh doanh phải đảm bảo có lợi nhuận hay phải đạt được lợi ích tài chính thay thế khác lợi nhuận, ai lại làm không! Nhưng, để tránh những tổn thất cho doanh nghiệp, khâu thẩm định dự án là vô cùng quan trọng. Và trong trường hợp này, liệu các nhà đầu tư đã được cảnh bảo trước về kịch bản không khả thi của dự án do giá dầu giảm, giá nguyên liệu tăng và chính sách không ra lệnh được thị trường?
Thay lời kết, Licogi 16 - đơn vị từng góp vốn vào dự án Ethanol Bình Phước chia sẻ với cổ đông về việc thoái vốn khỏi dự án Ethanol rằng: Khả năng thoái vốn là điều đau xót, nhưng không có cách nào khác. Và giờ đây LCG có thể là nhà đầu tư “may mắn” trong các nhà đầu tư vào dự án Bio-Ethanol dù việc thoái vốn của họ có tổn thất.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, cả nước có 7 nhà máy sản xuất nguyên liệu sinh học (Bio- ethanol ). Ước tính tổng mức đầu tư vào 7 dự án Bio-Ethanol gần 10.000 tỷ đồng.
7 nhà máy đều hoạt động cầm chừng, hoặc dừng, hoặc đóng cửa vì nợ đọng và bế tắc đầu ra. Các lý do được đưa ra là do chính sách không đảm bảo được đầu ra và do chủ đầu tư mà chính yếu là đầu tư, sử dụng thiết bị công nghệ của Trung Quốc. Nhưng liệu đây có phải là mấu chốt của sự thất bại trong đầu tư của đồng loạt 7 nhà máy nói trên không?
Bức tranh được tô hồng
Trao đổi với báo giới cách đây 2 năm khi giá xăng bán lẻ tại Việt Nam hơn 20.000 đồng/lít, và nhiều nhà máy Bio - Ethanol rơi vào cảnh nợ, đại diện của một doanh nghiệp - đơn vị tham gia góp vốn với tỷ trọng lớn trong dự án Bio - Ethanol hơn 80 triệu USD cho rằng, họ đầu tư vào dự án vì đánh giá đây là dự án tốt do có ban quản trị, các kế hoạch tài chính, lợi nhuận rất tốt – tỷ suất sinh lời/vốn đầu tư lên đến 35%.
Tại thời điểm “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” ra đời giá dầu đang trong xu hướng tăng liên tục, người ta lo ngại về khả năng khủng hoảng dầu.
Vị đại diện này đánh giá, nếu các nhà máy được đưa vào hoạt động đúng tiến độ, mức tiêu thụ nhiên liệu từ phía cầu ít nhất bằng giả định/dự toán ban đầu thì các chủ đầu tư sẽ không rơi vào tình trạng nợ nần hay hoạt động cầm chừng từ cuối năm 2011 dù cho giá sắn lát đã tăng tương đối khá so với thời điểm đầu tư.
Ngay như Petrosetco - thành viên của Tập đoàn PVN, một công ty chuyên về dịch vụ phân phối vào năm 2009 đã rất hứng khởi khi tham gia đầu tư vào dự án Bio - Ethanol Dung Quất vì đánh giá mảng kinh doanh nhiên liệu sinh học “rất tiềm năng”. Trước đó, Petrosetco có kế hoạch đầu tư vào ít nhất 2-3 nhà máy nhiên liệu sinh học.
Quá lạc quan về biến giá dầu, giá sắn và chính sách!
Mặc dù không có đầy đủ thông tin báo cáo nghiên cứu khả thi của 7 nhà máy Bio - Ethanol, nhưng đơn cử cho dự án Bio - Ethanol Bình Phước, một trong 3 dự án do PVOil tham gia đầu tư cho thấy, 2 chỉ tiêu quan trọng để nhà đầu tư quyết định thực hiện dự án là (i) Giá trị hiện tại thuần của dự án dương (NPV = 106 triệu USD), (ii) tỷ suất lợi nhuận lớn hơn lãi vay ngân hàng (> 32,5%), vòng đời dự án là 50 năm.
Điều này đồng nghĩa rằng, thị trường nhiên liệu sinh học phải có tiềm năng, báo cáo khả thi về dự án phải thuyết phục được nhà đầu tư về một tương lai tươi sáng.
Tuy nhiên, như trong chia sẻ của lãnh đạo nhà máy Bio - Ethanol Dung Quất trên phương tiện truyền thông quốc gia mới đây, giá thành sản xuất xăng E5 hiện khoảng gần 17.000 đồng/lít, cao hơn giá xăng hiện nay khoảng 3.000 đồng/lít trong điều kiện vận hành nhà máy tiết kiệm, hiệu quả. Với giá thành sản xuất nói trên, “cửa thoát” nào cho các dự án Bio - Ethanol khi mà giá dầu đang ở mức thấp, và chưa có dấu hiệu cho thấy sẽ tăng cao trở lại trong 1-2 năm tới.
Sắn là nguyên liệu chính để sản xuất Bio - Ethanol. Báo khả thi của dự án Bio-Ethanol cho biết giá sắn trung bình cả đời dự án khoảng 1.800 đồng/kg, ứng với nó giá thành sản phẩm 10.000 đồng/lít. Năm 2012-2013 giá sắn đã lên đến 5.000 đồng/kg trong khi giá ethanol là 13.000 đồng/kg. Như vậy, biến giá sắn - nguyên liệu đầu vào đã bị các nhà thẩm định giả định không phù hợp.
Cuối cùng, biến chính sách đã được các nhà thẩm định đưa vào hay không? Nhưng dù có đưa vào hay không thì biến giá dầu và giá sắn là 2 biến quan trọng có tác động lớn trong quyết định chính sách và đưa chính sách đến với thực tế cuộc sống mà đích cuối cùng là tác động làm thay đổi lượng cầu.
Phải chăng quy trình chính sách đã có thiếu sót bởi đánh giá mức độ trọng yếu biến giá dầu và những tổn thất xã hội phải gánh chịu từ phía cầu/ngân sách thực thi chính sách đã không được xem xét đầy đủ. Chính sách đã không ra lệnh được thị trường nếu không có bù đắp chênh lệch giá.
Dĩ nhiên, làm kinh doanh phải đảm bảo có lợi nhuận hay phải đạt được lợi ích tài chính thay thế khác lợi nhuận, ai lại làm không! Nhưng, để tránh những tổn thất cho doanh nghiệp, khâu thẩm định dự án là vô cùng quan trọng. Và trong trường hợp này, liệu các nhà đầu tư đã được cảnh bảo trước về kịch bản không khả thi của dự án do giá dầu giảm, giá nguyên liệu tăng và chính sách không ra lệnh được thị trường?
Thay lời kết, Licogi 16 - đơn vị từng góp vốn vào dự án Ethanol Bình Phước chia sẻ với cổ đông về việc thoái vốn khỏi dự án Ethanol rằng: Khả năng thoái vốn là điều đau xót, nhưng không có cách nào khác. Và giờ đây LCG có thể là nhà đầu tư “may mắn” trong các nhà đầu tư vào dự án Bio-Ethanol dù việc thoái vốn của họ có tổn thất.
Theo Hồng Quân
BizLIVE
BizLIVE
Relate Threads