Giá dầu phiên 26/9 tăng nhờ hy vọng các nước sản xuất chủ chốt sẽ đạt được thỏa thuận hạn chế sản lượng trong phiên họp tại Algeria.
Bộ trưởng Dầu mỏ UAE đã bày tỏ sự ủng hộ thỏa thuận đóng băng trên truyền thông và cho biết, UAE sẽ ủng hộ việc giới hạn sản lượng. Điều này khiến một số nhà đầu tư cho rằng thỏa thuận đóng băng có thêm cơ hội thành công.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 11/2016 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 1,45 USD, tương ứng 3,3%, lên 45,93 USD/thùng, ghi nhận phiên tăng thứ 5 trong 6 phiên vừa qua.
Giá dầu Brent giao tháng 11/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 1,46 USD, tương đương 3,2%, lên 47,35 USD/thùng, đánh dấu phiên tăng mạnh nhất kể từ 8/9.
Giá dầu phiên 26/9 cũng được hỗ trợ khi hãng tư vấn Genscape công bố số liệu cho thấy lượng dầu lưu kho tại điểm giao nhận Cushing, bang Oklahoma, trong tuần kết thúc vào 23/9 giảm 276.000 thùng.
Giới đầu tư đang tập trung theo dõi phiên họp không chính thức của OPEC và các nước ngoại khối tại Algeria.
Kể từ khi OPEC thông báo về phiên họp không chính thức nêu trên, giá dầu Mỹ liên tục dao động trong khoảng 43-49 USD/thùng, chủ yếu do bình luận của bộ trưởng dầu mỏ các nước.
Hơn 2 năm qua, giá dầu lao dốc mạnh do tình trạng thừa cung. Trong bối cảnh các nước sản xuất chủ chốt tiếp tục ưu tiên giành thị phần thay vì hỗ trợ giá, nhiều nhà phân tích cho rằng rất khó đạt được thỏa thuận đóng băng sau phiên họp không chính thức tại Algeria tuần này.
Theo báo cáo tháng 8 của OPEC, sản lượng dầu thô của các nước ngoại khối năm 2017 có thể tăng thêm 350.000 thùng/ngày, chủ yếu do sự kháng cự tốt hơn dự đoán của ngành dầu đá phiến Mỹ. Theo số liệu của Baker Hughes, số giàn khoan của Mỹ trong tuần kết thúc vào 16/9 tăng thêm 2 giàn lên 418 giàn.
Bên cạnh đó là việc Nigieria và Libya đang nỗ lực tăng sản lượng cũng như xuất khẩu dầu thô.
Do vậy, ngay cả khi thỏa thuận đóng băng sản lượng được ký kết, sẽ không có nhiều thay đổi về triển vọng cơ bản khi các nước thành viên OPEC đã và đang bơm dầu với tốc độ kỷ lục hoặc công suất tối đa, BME Research nhận định.
Bộ trưởng Dầu mỏ UAE đã bày tỏ sự ủng hộ thỏa thuận đóng băng trên truyền thông và cho biết, UAE sẽ ủng hộ việc giới hạn sản lượng. Điều này khiến một số nhà đầu tư cho rằng thỏa thuận đóng băng có thêm cơ hội thành công.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 11/2016 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 1,45 USD, tương ứng 3,3%, lên 45,93 USD/thùng, ghi nhận phiên tăng thứ 5 trong 6 phiên vừa qua.
Giá dầu Brent giao tháng 11/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 1,46 USD, tương đương 3,2%, lên 47,35 USD/thùng, đánh dấu phiên tăng mạnh nhất kể từ 8/9.
Giá dầu phiên 26/9 cũng được hỗ trợ khi hãng tư vấn Genscape công bố số liệu cho thấy lượng dầu lưu kho tại điểm giao nhận Cushing, bang Oklahoma, trong tuần kết thúc vào 23/9 giảm 276.000 thùng.
Kể từ khi OPEC thông báo về phiên họp không chính thức nêu trên, giá dầu Mỹ liên tục dao động trong khoảng 43-49 USD/thùng, chủ yếu do bình luận của bộ trưởng dầu mỏ các nước.
Hơn 2 năm qua, giá dầu lao dốc mạnh do tình trạng thừa cung. Trong bối cảnh các nước sản xuất chủ chốt tiếp tục ưu tiên giành thị phần thay vì hỗ trợ giá, nhiều nhà phân tích cho rằng rất khó đạt được thỏa thuận đóng băng sau phiên họp không chính thức tại Algeria tuần này.
Theo báo cáo tháng 8 của OPEC, sản lượng dầu thô của các nước ngoại khối năm 2017 có thể tăng thêm 350.000 thùng/ngày, chủ yếu do sự kháng cự tốt hơn dự đoán của ngành dầu đá phiến Mỹ. Theo số liệu của Baker Hughes, số giàn khoan của Mỹ trong tuần kết thúc vào 16/9 tăng thêm 2 giàn lên 418 giàn.
Bên cạnh đó là việc Nigieria và Libya đang nỗ lực tăng sản lượng cũng như xuất khẩu dầu thô.
Do vậy, ngay cả khi thỏa thuận đóng băng sản lượng được ký kết, sẽ không có nhiều thay đổi về triển vọng cơ bản khi các nước thành viên OPEC đã và đang bơm dầu với tốc độ kỷ lục hoặc công suất tối đa, BME Research nhận định.
Nhật Trường - Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads