Giá dầu chững đà tăng khi lo ngại về nguồn cung tăng tại Mỹ lấn áp hiệu ứng tích cực từ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC.
Giá dầu thô Mỹ giao tháng Tư tăng 27 cent lên 53,2USD/thùng trên Sở giao dịch chứng khoán New York Mercantile.
Giá dầu Brent giao tháng Ba tăng 36 cent lên 55,95USD/thùng trên sàn ICE Future Europe.
Đà tăng giá đầu buổi sáng nhanh chóng giảm nhiệt khi đồng USD đi lên. Chủ tịch Cục dự trữ liên bang (Fed) cho biết bà dự kiến Ngân hàng Trung ương sẽ tăng lãi suất trong một cuộc họp sắp tới.
Giá USD cao làm các tài sản thanh toán bằng bạc xanh trở nên đắt đỏ, như dầu thô.
Trước đó trong thứ Hai, cả hai hợp đồng giao sau dầu đều giảm 2%. Từ đầu tháng 12, hai giá đều dao động trong mốc 5USD/thùng, tương đối bình ổn.
Chuyên gia tại ngân hàng ABN AMRO Bank cho rằng đối với một thị trường tương đối biến động thì quãng thời gian “bất động” 2 tháng qua là khá kỳ lạ, nguyên nhân do các chỉ báo đối lập trên thị trường.
Trong khi OPEC đang giảm mạnh sản lượng theo cam kết thì tại Mỹ, sản lượng dầu phiến tăng lại lấn án hiệu ứng tích cực trên.
Chuyên gia tại Tyche Capital cho rằng thị trường đã tính hết phần lớn tiềm năng tăng giá nhờ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC trong tháng 11 năm ngoái. Để giá tăng thêm, sản lượng phải giảm đột ngột hoặc một nước bất ngờ cắt mạnh sản lượng.
Ngoài ra, thời gian duy trì thỏa thuận ngắn cũng hạn chế hiệu ứng cải thiện giá dầu. Chuyên gia tại PVM Oil Associates cho rằng OPEC cần nâng cao hơn tỷ lệ tuân thủ, cắt giảm mạnh hơn và mở rộng thỏa thuận ra hết năm 2017 để nó thực sự giải quyết tình trạng thừa cung.
Giá dầu thô Mỹ giao tháng Tư tăng 27 cent lên 53,2USD/thùng trên Sở giao dịch chứng khoán New York Mercantile.
Giá dầu Brent giao tháng Ba tăng 36 cent lên 55,95USD/thùng trên sàn ICE Future Europe.
Giá USD cao làm các tài sản thanh toán bằng bạc xanh trở nên đắt đỏ, như dầu thô.
Trước đó trong thứ Hai, cả hai hợp đồng giao sau dầu đều giảm 2%. Từ đầu tháng 12, hai giá đều dao động trong mốc 5USD/thùng, tương đối bình ổn.
Chuyên gia tại ngân hàng ABN AMRO Bank cho rằng đối với một thị trường tương đối biến động thì quãng thời gian “bất động” 2 tháng qua là khá kỳ lạ, nguyên nhân do các chỉ báo đối lập trên thị trường.
Trong khi OPEC đang giảm mạnh sản lượng theo cam kết thì tại Mỹ, sản lượng dầu phiến tăng lại lấn án hiệu ứng tích cực trên.
Chuyên gia tại Tyche Capital cho rằng thị trường đã tính hết phần lớn tiềm năng tăng giá nhờ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC trong tháng 11 năm ngoái. Để giá tăng thêm, sản lượng phải giảm đột ngột hoặc một nước bất ngờ cắt mạnh sản lượng.
Ngoài ra, thời gian duy trì thỏa thuận ngắn cũng hạn chế hiệu ứng cải thiện giá dầu. Chuyên gia tại PVM Oil Associates cho rằng OPEC cần nâng cao hơn tỷ lệ tuân thủ, cắt giảm mạnh hơn và mở rộng thỏa thuận ra hết năm 2017 để nó thực sự giải quyết tình trạng thừa cung.
THẢO MAI - Bizlive.vn
Relate Threads