Việc dỡ bỏ lệnh cấm Iran xuất khẩu dầu thô khiến thị trường lo ngại giá dầu thậm chí sẽ còn giảm hơn nữa.
Viễn cảnh Iran tăng cường xuất khẩu dầu thô trong bối cảnh thị trường đang thừa cung trầm trọng đã khiến giá dầu phiên 18/1 tiếp tục giảm với giá dầu Brent bắt đáy kể từ năm 2003.
Các lệnh trừng phạt đối với Iran đã được dỡ bỏ vào cuối tuần trước, mở đường cho nước này tăng xuất khẩu dầu thô thêm 500.000 thùng/ngày ra thị trường thế giới. Kể từ đầu năm đến nay, lo ngại về việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc - nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới - đã khiến giá dầu giảm 20%.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu Brent giao tháng 3/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,4% USD xuống 28,55 USD/thùng. Đầu phiên, giá dầu Brent có lúc giảm xuống 27,67 USD/thùng, thấp nhất trong gần 13 năm qua.
Giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 2/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1,6% xuống 28,94 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu giao tháng 3/2016 giảm 1,4% xuống 29,98 USD/thùng.
Hiện vẫn chưa biết rõ thời gian chính xác Iran sẽ tăng xuất khẩu dầu thô. Những vấn đề cần làm rõ hiện nay là hiện lượng dầu lưu kho của Iran là bao nhiêu và liệu nước này có thể ngay lập tức tung ra thị trường hay không và Tehran sẽ giảm giá bán ở mức nào để giành và giữ thị phần.
Các nhà phân tích tại Commerzbank cho rằng sản lượng dầu thô của Iran không thể tăng đáng kể trong năm nay. Hơn nữa, việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Tehran được dự đoán sẽ khiến thị trường bi quan hơn về giá dầu.
Hôm thứ Hai 18/1, JPMorgan Chase đã hạ dự báo giá dầu trong năm nay, theo đó, giá dầu Brent bình quân đạt 25 USD/thùng trong quý II/2016 và cả năm đạt 31,50 USD/thùng, giảm so với 51,50 USD/thùng dự báo trước đó do tình trạng cung vượt cầu.
OPEC hôm thứ Hai 18/1 tuyên bố thị trường sẽ bắt đầu tái cân bằng trong năm nay khi giá dầu ở mức thấp khiến sản lượng của các nước ngoại khối bắt đầu giảm.
Tuy nhiên, OPEC cũng cho biết, sản lượng dầu thô của Khối - đạt 32,2 triệu thùng/ngày trong tháng 12/2015 - vẫn cao hơn so với nhu cầu toàn cầu đối với dầu thô của Khối - đạt 31,6 triệu thùng/ngày trong năm nay theo dự đoán của OPEC.
Trong khi đó, sản lượng dầu thô của Mỹ vẫn chưa giảm xuống dưới 9 triệu thùng/ngày cho dù nhu cầu bắt đầu “đặc biệt yếu”, theo báo cáo của Barclays.
Viễn cảnh Iran tăng cường xuất khẩu dầu thô trong bối cảnh thị trường đang thừa cung trầm trọng đã khiến giá dầu phiên 18/1 tiếp tục giảm với giá dầu Brent bắt đáy kể từ năm 2003.
Các lệnh trừng phạt đối với Iran đã được dỡ bỏ vào cuối tuần trước, mở đường cho nước này tăng xuất khẩu dầu thô thêm 500.000 thùng/ngày ra thị trường thế giới. Kể từ đầu năm đến nay, lo ngại về việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc - nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới - đã khiến giá dầu giảm 20%.
Giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 2/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1,6% xuống 28,94 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu giao tháng 3/2016 giảm 1,4% xuống 29,98 USD/thùng.
Hiện vẫn chưa biết rõ thời gian chính xác Iran sẽ tăng xuất khẩu dầu thô. Những vấn đề cần làm rõ hiện nay là hiện lượng dầu lưu kho của Iran là bao nhiêu và liệu nước này có thể ngay lập tức tung ra thị trường hay không và Tehran sẽ giảm giá bán ở mức nào để giành và giữ thị phần.
Hôm thứ Hai 18/1, JPMorgan Chase đã hạ dự báo giá dầu trong năm nay, theo đó, giá dầu Brent bình quân đạt 25 USD/thùng trong quý II/2016 và cả năm đạt 31,50 USD/thùng, giảm so với 51,50 USD/thùng dự báo trước đó do tình trạng cung vượt cầu.
OPEC hôm thứ Hai 18/1 tuyên bố thị trường sẽ bắt đầu tái cân bằng trong năm nay khi giá dầu ở mức thấp khiến sản lượng của các nước ngoại khối bắt đầu giảm.
Tuy nhiên, OPEC cũng cho biết, sản lượng dầu thô của Khối - đạt 32,2 triệu thùng/ngày trong tháng 12/2015 - vẫn cao hơn so với nhu cầu toàn cầu đối với dầu thô của Khối - đạt 31,6 triệu thùng/ngày trong năm nay theo dự đoán của OPEC.
Trong khi đó, sản lượng dầu thô của Mỹ vẫn chưa giảm xuống dưới 9 triệu thùng/ngày cho dù nhu cầu bắt đầu “đặc biệt yếu”, theo báo cáo của Barclays.
Theo: Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads