Theo hãng tin RT, nếu một cuộc xung đột vũ trang giữa Iran và Ả Rập Xê út bùng nổ, thị trường dầu mỏ sẽ điêu đứng do giá tăng quá cao, trong khi đó nhiều nơi trên thế giới sẽ rơi vào cảnh đói nghèo trầm trọng.
Nếu chiến tranh xảy ra, giá dầu mỏ có thể sẽ tăng 500% so với mức hiện tại. “Giá năng lượng thế giới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nghiêm trọng của cuộc chiến. Nếu Iran và Ả Rập Xê út tấn công các cơ sở khai thác dầu, giá dầu thô trên thế giới có thể tăng lên đến mức 300USD/thùng”, ông Mikhail Mashchenko, một chuyên gia phân tích kinh tế cho biết.
Ông Ivan Karyakin, một chuyên gia đầu tư người Nga cho biết, khu vực có thể xảy ra xung đột hiện đang chiếm 1/3 tổng sản lượng dầu thô trên thế giới. Cụ thể, Ả Rập Xê út, Iraq, Iran, UAE, Kuwait, Oman và Qatar cùng nhau sản xuất được 28 triệu thùng dầu mỗi ngày. Nếu xung đột xảy ra, giá dầu sẽ ngay lập tức tăng lên mức 150 đến 180 USD/thùng.
“Sau đó, mọi chuyện còn tùy thuộc vào thời gian của cuộc xung đột. Thị trường dầu thô thế giới sẽ không gặp vấn đề gì trong hai hoặc ba ngày đầu của cuộc chiến. Nếu xung đột kéo dài khoảng 1 tuần, giá dầu sẽ tăng lên 200 USD hoặc hơn và càng kéo dài thì tình hình càng trở nên nghiêm trọng”, ông Karyakin cho biết.
Ông Karyakin khẳng định khả năng xảy ra chiến tranh giữa Iran và Ả Rập Xê út là rất ít, bởi điều này sẽ không có lợi cho cả Nga và Trung Quốc. “Nga là đối tác của nhiều quốc gia trong khu vực Trung Đông. Trong khi đó, Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, và họ sẽ là nước chịu nhiều rủi ro nhất nếu giá dầu thô tăng. Vì vậy họ sẽ tận dụng những gì họ đang có để tác động lên Iran nhằm tránh xung đột”, ông nói.
Ông Ivan Kapustiansky, một nhà phân tích kinh tế người Nga khác cũng nhận định rằng chiến tranh giữa Iran và Ả Rập Xê út sẽ không có lợi cho các nước nhập khẩu dầu mỏ. “Tỉ lệ cung của thị trường dầu mỏ sẽ giảm 20% nếu chiến tranh xảy ra. Các nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới sẽ chịu ảnh hưởng trước tiên. Đó là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và cả Châu Âu, các khu vực đầu tàu của nền kinh tế thế giới”, ông nói.
Cả Ả Rập Xê út và Iran đều hiểu rõ tầm quan trọng của dầu thô đối với nền kinh tế của họ, vì vậy chắc chắn họ vẫn sẽ tiếp tục khai thác dầu trong lúc có chiến tranh.
Ông Andrey Dyachenko, một nhà phân tích người Nga cho biết: “Chỉ cần thị phần giảm sút sẽ tạo cơ hội để đối thủ của họ, ví dụ như Mỹ, thế chỗ. Họ sẽ không thể giành lại được thị phần đã mất. Vì vậy, nếu xung đột xảy ra, cả Ả Rập Xê út và Iran sẽ làm bất cứ những gì có thể để tiếp tục sản xuất và cung cấp dầu”, ông nói.
Ông Dyachenko cũng cảnh báo rằng, tình trạng giá dầu tăng đột biến sẽ khiến nền kinh tế trở nên bất ổn, bởi nó sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát nghiêm trọng.
“Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn còn tăng trưởng chậm, sự gia tăng đột biến của tỉ lệ lạm phát sẽ dẫn đến tình trạng đói nghèo ở nhiều khu vực trên thế giới”, ông nói.
Xung đột giữa Ả Rập Xê út và Iran cũng không hề có lợi đối với chính họ. Ông Mashchenko cho biết: “Ả Rập Xê út mặc dù vững mạnh so với nhiều quốc gia Trung Đông, song mức thâm hụt ngân sách của họ đã chiếm tới 10% GDP của đất nước. Trong khi đó, Iran mới chỉ bắt đầu xuất khẩu dầu mỏ trở lại sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ một phần”, ông nói.
Phần lớn các chuyên gia chính trị nhất trí rằng, Ả Rập Xê út và Iran sẽ chỉ tiếp tục hậu thuẫn cho các nhóm vũ trang tại các điểm nóng gần họ, ví dụ như Yemen và Syria. Cách làm này tương tự như Mỹ và Liên Xô đã từng làm trong thời Chiến tranh Lạnh.
Quan hệ giữa Iran và Ả Rập Xê út đã không tốt trong nhiều năm qua. Cuộc Cách mạng Iran năm 1978 - 1979 dẫn đến sự thành lập của một chính phủ Iran chống Mỹ và xung đột giữa những người Hồi giáo Iran và Ả Rập Xê út năm 1987 đã khiến hai nước luôn trong tình trạng đối đầu nhau.
Thời gian gần đây, Ả Rập Xê út đã cắt đứt quan hệ với Qatar với lý do nước này có quan hệ quá thân thiết với Iran, và cả hai nước đã hậu thuẫn cho các lực lượng đối địch nhau tại Syria và Yemen.
Nếu chiến tranh xảy ra, giá dầu mỏ có thể sẽ tăng 500% so với mức hiện tại. “Giá năng lượng thế giới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nghiêm trọng của cuộc chiến. Nếu Iran và Ả Rập Xê út tấn công các cơ sở khai thác dầu, giá dầu thô trên thế giới có thể tăng lên đến mức 300USD/thùng”, ông Mikhail Mashchenko, một chuyên gia phân tích kinh tế cho biết.
“Sau đó, mọi chuyện còn tùy thuộc vào thời gian của cuộc xung đột. Thị trường dầu thô thế giới sẽ không gặp vấn đề gì trong hai hoặc ba ngày đầu của cuộc chiến. Nếu xung đột kéo dài khoảng 1 tuần, giá dầu sẽ tăng lên 200 USD hoặc hơn và càng kéo dài thì tình hình càng trở nên nghiêm trọng”, ông Karyakin cho biết.
Ông Karyakin khẳng định khả năng xảy ra chiến tranh giữa Iran và Ả Rập Xê út là rất ít, bởi điều này sẽ không có lợi cho cả Nga và Trung Quốc. “Nga là đối tác của nhiều quốc gia trong khu vực Trung Đông. Trong khi đó, Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, và họ sẽ là nước chịu nhiều rủi ro nhất nếu giá dầu thô tăng. Vì vậy họ sẽ tận dụng những gì họ đang có để tác động lên Iran nhằm tránh xung đột”, ông nói.
Ông Ivan Kapustiansky, một nhà phân tích kinh tế người Nga khác cũng nhận định rằng chiến tranh giữa Iran và Ả Rập Xê út sẽ không có lợi cho các nước nhập khẩu dầu mỏ. “Tỉ lệ cung của thị trường dầu mỏ sẽ giảm 20% nếu chiến tranh xảy ra. Các nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới sẽ chịu ảnh hưởng trước tiên. Đó là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và cả Châu Âu, các khu vực đầu tàu của nền kinh tế thế giới”, ông nói.
Cả Ả Rập Xê út và Iran đều hiểu rõ tầm quan trọng của dầu thô đối với nền kinh tế của họ, vì vậy chắc chắn họ vẫn sẽ tiếp tục khai thác dầu trong lúc có chiến tranh.
Ông Andrey Dyachenko, một nhà phân tích người Nga cho biết: “Chỉ cần thị phần giảm sút sẽ tạo cơ hội để đối thủ của họ, ví dụ như Mỹ, thế chỗ. Họ sẽ không thể giành lại được thị phần đã mất. Vì vậy, nếu xung đột xảy ra, cả Ả Rập Xê út và Iran sẽ làm bất cứ những gì có thể để tiếp tục sản xuất và cung cấp dầu”, ông nói.
Ông Dyachenko cũng cảnh báo rằng, tình trạng giá dầu tăng đột biến sẽ khiến nền kinh tế trở nên bất ổn, bởi nó sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát nghiêm trọng.
“Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn còn tăng trưởng chậm, sự gia tăng đột biến của tỉ lệ lạm phát sẽ dẫn đến tình trạng đói nghèo ở nhiều khu vực trên thế giới”, ông nói.
Xung đột giữa Ả Rập Xê út và Iran cũng không hề có lợi đối với chính họ. Ông Mashchenko cho biết: “Ả Rập Xê út mặc dù vững mạnh so với nhiều quốc gia Trung Đông, song mức thâm hụt ngân sách của họ đã chiếm tới 10% GDP của đất nước. Trong khi đó, Iran mới chỉ bắt đầu xuất khẩu dầu mỏ trở lại sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ một phần”, ông nói.
Phần lớn các chuyên gia chính trị nhất trí rằng, Ả Rập Xê út và Iran sẽ chỉ tiếp tục hậu thuẫn cho các nhóm vũ trang tại các điểm nóng gần họ, ví dụ như Yemen và Syria. Cách làm này tương tự như Mỹ và Liên Xô đã từng làm trong thời Chiến tranh Lạnh.
Quan hệ giữa Iran và Ả Rập Xê út đã không tốt trong nhiều năm qua. Cuộc Cách mạng Iran năm 1978 - 1979 dẫn đến sự thành lập của một chính phủ Iran chống Mỹ và xung đột giữa những người Hồi giáo Iran và Ả Rập Xê út năm 1987 đã khiến hai nước luôn trong tình trạng đối đầu nhau.
Thời gian gần đây, Ả Rập Xê út đã cắt đứt quan hệ với Qatar với lý do nước này có quan hệ quá thân thiết với Iran, và cả hai nước đã hậu thuẫn cho các lực lượng đối địch nhau tại Syria và Yemen.
infonet.vn
Relate Threads