Nhiều nhà phân tích dự báo giá dầu có thể tiếp tục tăng trong ngắn hạn nhờ những đồn đoán xung quanh thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC.
Tuần qua, giá dầu đã có thời điểm vọt lên mức cao nhất tính từ đầu năm tới nay, trước thông tin các nước sản xuất dầu mỏ bắt tay hợp tác nhằm hỗ trợ thị trường “vàng đen”. Tuy nhiên, những nghi ngờ về tác động của thỏa thuận cắt giảm sản lượng đạt được mới đây của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), cộng thêm sự mạnh lên của đồng USD và các số liệu về tình trạng dư thừa nguồn cung đã “dội gáo nước lạnh” vào đà tăng giá của mặt hàng này.
Trong phiên giao dịch đầu tuần (10/10), giá dầu thế giới tăng lên mức cao nhất trong năm 2016, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nước này sẵn sàng cùng với OPEC hạn chế sản lượng khai thác dầu thô.
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York , giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 11/2016 tăng 1,54 USD (3,1%) lên 51,35 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng Bảy năm ngoái. Tại London, dầu Brent Biển Bắc tăng 1,21 USD (2,3%) lên 53,14 USD/thùng.
Chuyên gia Carl Larry thuộc Frost & Sullivan nhận định rằng sự ủng hộ của Nga là quan trọng đối với triển vọng đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC, nhằm xoay chuyển tình hình thị trường dầu mỏ thế giới sau hai năm sụt giảm. Giá dầu thô còn được đẩy lên cao hơn sau phát biểu của Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid al-Falih rằng giá dầu thô có thể sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa và có thể đạt mức 60 USD/thùng vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, sang phiên 11/10, giá dầu thế giới quay đầu giảm. Kết thúc phiên này, tại thị trường New York , giá dầu Brent giảm 73 xu Mỹ (1,4%) xuống 52,41 USD/thùng; giá dầu WTI cũng giảm 56 xu Mỹ (1%) xuống 50,79 USD/thùng. Ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) nhận định: kể cả khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC được thực thi thì thị trường dầu mỏ chưa thể tái cân bằng trong năm 2017. Giới phân tích lo ngại rằng các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ sẽ đẩy mạnh sản xuất trở lại nếu giá dầu duy trì đà đi lên trong những ngày gần đây.
Sang phiên giao dịch ngày 12/10, giá dầu trượt dốc sau khi báo cáo của OPEC cho hay sản lượng trong tháng 9/2016 của khối này đạt mức cao kỷ lục trong vòng 8 năm qua. Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu WTI giao tháng 11/2016 giảm 61 xu Mỹ xuống 50,18 USD/ thùng. Tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 12/2016 cũng hạ 60 xu xuống 51,81 USD/ thùng. Báo cáo công bố ngày 12/10 của OPEC cho biết sản lượng dầu của khối này trong tháng Chín đạt 33,39 triệu thùng/ngày, tăng thêm 220.000 thùng/ngày so với tháng trước đó. Còn theo báo cáo
mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tháng 9/2016 ghi nhận tổng nguồn cung dầu mỏ toàn cầu đạt 97,2 triệu thùng/ngày, cao hơn 200.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái.
Đến phiên 13/10, giá dầu thế giới phục hồi trở lại sau khi một báo cáo của Mỹ cho thấy lượng dự trữ xăng, dầu diesel và dầu sưởi ấm giảm khá mạnh.
Trong phiên giao dịch cuối tuần (14/10), giá dầu thế giới lại quay đầu giảm nhẹ, trước xu hướng tăng giá của đồng USD. Chốt phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 8 xu Mỹ (0,2%) xuống 51,95 USD/thùng; còn giá dầu ngọt nhẹ New York giảm 9 xu Mỹ xuống 50,35 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu Brent gần như “đứng yên”, trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ tăng khoảng 1%.
Các nhà giao dịch cho biết tuần qua đồng USD đã ghi nhận tuần tăng giá mạnh nhất trong hơn 7 tháng so với rổ các đồng tiền chủ chốt. Điều này đã gây sức ép giảm giá đối với các mặt hang được định giá bằng đồng USD như dầu mỏ.
Nhiều nhà phân tích dự báo giá dầu có thể tiếp tục tăng trong ngắn hạn, nhờ những đồn đoán xung quanh thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC. Kể từ ngày 27/9, giá dầu đang trong xu hướng tăng, với giá dầu Brent tăng khoảng 13% và chạm mức cao trong một năm qua (trên 53 USD/thùng), sau khi OPEC thông báo về thỏa thuận cắt giảm sản lượng lần đầu tiên trong 8 năm.
Trong phiên giao dịch đầu tuần (10/10), giá dầu thế giới tăng lên mức cao nhất trong năm 2016, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nước này sẵn sàng cùng với OPEC hạn chế sản lượng khai thác dầu thô.
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York , giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 11/2016 tăng 1,54 USD (3,1%) lên 51,35 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng Bảy năm ngoái. Tại London, dầu Brent Biển Bắc tăng 1,21 USD (2,3%) lên 53,14 USD/thùng.
Chuyên gia Carl Larry thuộc Frost & Sullivan nhận định rằng sự ủng hộ của Nga là quan trọng đối với triển vọng đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC, nhằm xoay chuyển tình hình thị trường dầu mỏ thế giới sau hai năm sụt giảm. Giá dầu thô còn được đẩy lên cao hơn sau phát biểu của Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid al-Falih rằng giá dầu thô có thể sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa và có thể đạt mức 60 USD/thùng vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, sang phiên 11/10, giá dầu thế giới quay đầu giảm. Kết thúc phiên này, tại thị trường New York , giá dầu Brent giảm 73 xu Mỹ (1,4%) xuống 52,41 USD/thùng; giá dầu WTI cũng giảm 56 xu Mỹ (1%) xuống 50,79 USD/thùng. Ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) nhận định: kể cả khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC được thực thi thì thị trường dầu mỏ chưa thể tái cân bằng trong năm 2017. Giới phân tích lo ngại rằng các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ sẽ đẩy mạnh sản xuất trở lại nếu giá dầu duy trì đà đi lên trong những ngày gần đây.
Sang phiên giao dịch ngày 12/10, giá dầu trượt dốc sau khi báo cáo của OPEC cho hay sản lượng trong tháng 9/2016 của khối này đạt mức cao kỷ lục trong vòng 8 năm qua. Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu WTI giao tháng 11/2016 giảm 61 xu Mỹ xuống 50,18 USD/ thùng. Tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 12/2016 cũng hạ 60 xu xuống 51,81 USD/ thùng. Báo cáo công bố ngày 12/10 của OPEC cho biết sản lượng dầu của khối này trong tháng Chín đạt 33,39 triệu thùng/ngày, tăng thêm 220.000 thùng/ngày so với tháng trước đó. Còn theo báo cáo
mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tháng 9/2016 ghi nhận tổng nguồn cung dầu mỏ toàn cầu đạt 97,2 triệu thùng/ngày, cao hơn 200.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái.
Đến phiên 13/10, giá dầu thế giới phục hồi trở lại sau khi một báo cáo của Mỹ cho thấy lượng dự trữ xăng, dầu diesel và dầu sưởi ấm giảm khá mạnh.
Trong phiên giao dịch cuối tuần (14/10), giá dầu thế giới lại quay đầu giảm nhẹ, trước xu hướng tăng giá của đồng USD. Chốt phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 8 xu Mỹ (0,2%) xuống 51,95 USD/thùng; còn giá dầu ngọt nhẹ New York giảm 9 xu Mỹ xuống 50,35 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu Brent gần như “đứng yên”, trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ tăng khoảng 1%.
Các nhà giao dịch cho biết tuần qua đồng USD đã ghi nhận tuần tăng giá mạnh nhất trong hơn 7 tháng so với rổ các đồng tiền chủ chốt. Điều này đã gây sức ép giảm giá đối với các mặt hang được định giá bằng đồng USD như dầu mỏ.
Nhiều nhà phân tích dự báo giá dầu có thể tiếp tục tăng trong ngắn hạn, nhờ những đồn đoán xung quanh thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC. Kể từ ngày 27/9, giá dầu đang trong xu hướng tăng, với giá dầu Brent tăng khoảng 13% và chạm mức cao trong một năm qua (trên 53 USD/thùng), sau khi OPEC thông báo về thỏa thuận cắt giảm sản lượng lần đầu tiên trong 8 năm.
TTXVN
Relate Threads