Thị trường dầu chứng kiến các phiên giao dịch tăng và giảm giá đan xen, kết thúc tuần giảm nhiều nhất kể từ đầu tháng 2 với dầu WTI sụt 4,4% và giá dầu Brent giảm 3,2%.
Giá dầu ngọt nhẹ WTI trong phiên 2/4 giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 2 trong bối cảnh giới đầu tư lo ngại về mức tăng đột biến của tồn kho dầu tại Mỹ và thị trường chứng khoán “đỏ lửa” do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.
Các chuyên gia phân tích cảnh báo rằng các hành động trả đũa thươngmại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể làm bùng phát một cuộc chiến tranh thương mại, từ đó làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và kéo nhu cầu tiêu thụ dầu giảm theo.
Sang ngày 3/4, giá “vàng đen” giao sau tăng nhẹ trở lại trong bối cảnh chứng khoán và các tài sản được cho là rủi ro phục hồi một phần sau phiên lao dốc.
Sản lượng dầu của Venezuela giảm và các dấu hiệu cho thấy Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Nga có thể gia hạn thỏa thuận cắt giảm nguồn cung đến năm sau tạo lực đỡ cho giá năng lượng. Tuy nhiên, việc sản lượng Mỹ liên tục tăng lại là lực cản, theo các chuyên gia phân tích tại Tradition Energy.
Giá nhiên liệu giảm nhẹ trong phiên giao dịch 4/4 do lo ngại căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang. Tuy nhiên, đà giảm giá được hãm sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tồn kho dầu thô ở nước này bất ngờ giảm. Báo cáo của EIA cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 4,6 triệu thùng trong tuần trước – mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 1 và vượt quá mọi dự báo.
Bước sang ngày 5/4, giá dầu phục hồi khi lo ngại về một cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có dấu hiệu hạ nhiệt. Các chuyên gia phân tích tại Commerzbank cho rằng giá dầu hưởng lợi từ tâm lý tích cực hơn trên thị trường do có dấu hiệu cho thấy căng thẳng thương mại Mỹ-Trung dịu lại.
Tuy nhiên, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc lại tiếp tục leo thang cùng với việc số giàn khoan dầu tại Mỹ vọt lên cao nhất trong 3 năm đã khiến giá dầu quay đầu giảm mạnh trong ngày 6/4. Các hợp đồng dầu WTI ghi nhận tuần sụt giảm mạnh nhất của kể từ đầu tháng 2/2018.
Kết thúc phiên, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5 trên sàn Nymex sụt 1,48 USD (tương đương 2,3%) xuống 62,06 USD/thùng, nâng tổng mức lao dốc trong tuần lên 4,4%, ghi nhận tuần giảm mạnh nhất kể từ ngày 9/2.
Hợp đồng dầu Brent giao tháng 6 trên sàn Luân Đôn mất 1,22 USD (tương đương 1,8%) còn 67,11 USD/thùng. Tuần qua, hợp đồng này giảm 3,2%, mức giảm hàng tuần mạnh nhất kể từ ngày 2/3. Cả hai loại dầu WTI lẫn dầu Brent đều đóng cửa tại mức thấp nhất kể từ ngày 19/3.
Ngoài ra, giá dầu nới rộng đà suy yếu sau khi dữ liệu từ Baker Hughes cho biết số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ cộng 11 giàn lên 808 giàn, mức cao nhất kể từ tháng 3/2015, gia tăng thêm lo ngại về đà leo dốc sản lượng dầu của nước này.
Thị trường dầu chịu áp lực mất giá trong phiên này sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu Đại diện Thương mại Mỹ cân nhắc việc áp thuế bổ sung 100 tỷ USD đối với các sản phẩm Trung Quốc và xác định rõ những sản phẩm nào sẽ bị đánh thuế. Chỉ thị này làm gia tăng căng thẳng thương mại bảo hộ, vốn khiến giới đầu tư e ngại có thể tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu và có khả năng ảnh hưởng đến nhu cầu dầu thô, ngay cả trong ngắn hạn.
Eugen Weinberg - chuyên gia phân tích hàng hóa tại Commerzbank nhận định: “Mỹ và Trung Quốc là 2 quốc gia nhập khẩu và tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Nếu căng thẳng thương mại leo thang và làm giảm nhu cầu dầu ở Mỹ cùng với Trung Quốc, điều này có thể sẽ tác động đến cân bằng thị trường mà chúng ta khó có thể bỏ qua”.
Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư cũng được xoa dịu nhờ dữ liệu về nguồn cung lạc quan. Ngày 4/4, EIA cho biết dự trữ dầu thô của Mỹ sụt 4,6 triệu thùng trong tuần trước, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 1/2018 và trái ngược hoàn toàn với dự báo của các nhà phân tích.
Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng tiếp tục tập trung chú ý đến các yếu tố cơ bản khác, vốn sẽ trực tiếp cho thấy diễn biến trên thị trường dầu mỏ. Những yếu tố này bao gồm sự gia tăng căng thẳng tại khu vực Trung Đông giữa Iran và Ả Rập Saudi, cùng với việc Mỹ có thể khôi phục các biện pháp trừng phạt đối với Iran.
Giá dầu ngọt nhẹ WTI trong phiên 2/4 giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 2 trong bối cảnh giới đầu tư lo ngại về mức tăng đột biến của tồn kho dầu tại Mỹ và thị trường chứng khoán “đỏ lửa” do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.
Các chuyên gia phân tích cảnh báo rằng các hành động trả đũa thươngmại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể làm bùng phát một cuộc chiến tranh thương mại, từ đó làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và kéo nhu cầu tiêu thụ dầu giảm theo.
Sang ngày 3/4, giá “vàng đen” giao sau tăng nhẹ trở lại trong bối cảnh chứng khoán và các tài sản được cho là rủi ro phục hồi một phần sau phiên lao dốc.
Sản lượng dầu của Venezuela giảm và các dấu hiệu cho thấy Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Nga có thể gia hạn thỏa thuận cắt giảm nguồn cung đến năm sau tạo lực đỡ cho giá năng lượng. Tuy nhiên, việc sản lượng Mỹ liên tục tăng lại là lực cản, theo các chuyên gia phân tích tại Tradition Energy.
Bước sang ngày 5/4, giá dầu phục hồi khi lo ngại về một cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có dấu hiệu hạ nhiệt. Các chuyên gia phân tích tại Commerzbank cho rằng giá dầu hưởng lợi từ tâm lý tích cực hơn trên thị trường do có dấu hiệu cho thấy căng thẳng thương mại Mỹ-Trung dịu lại.
Tuy nhiên, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc lại tiếp tục leo thang cùng với việc số giàn khoan dầu tại Mỹ vọt lên cao nhất trong 3 năm đã khiến giá dầu quay đầu giảm mạnh trong ngày 6/4. Các hợp đồng dầu WTI ghi nhận tuần sụt giảm mạnh nhất của kể từ đầu tháng 2/2018.
Kết thúc phiên, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5 trên sàn Nymex sụt 1,48 USD (tương đương 2,3%) xuống 62,06 USD/thùng, nâng tổng mức lao dốc trong tuần lên 4,4%, ghi nhận tuần giảm mạnh nhất kể từ ngày 9/2.
Hợp đồng dầu Brent giao tháng 6 trên sàn Luân Đôn mất 1,22 USD (tương đương 1,8%) còn 67,11 USD/thùng. Tuần qua, hợp đồng này giảm 3,2%, mức giảm hàng tuần mạnh nhất kể từ ngày 2/3. Cả hai loại dầu WTI lẫn dầu Brent đều đóng cửa tại mức thấp nhất kể từ ngày 19/3.
Ngoài ra, giá dầu nới rộng đà suy yếu sau khi dữ liệu từ Baker Hughes cho biết số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ cộng 11 giàn lên 808 giàn, mức cao nhất kể từ tháng 3/2015, gia tăng thêm lo ngại về đà leo dốc sản lượng dầu của nước này.
Thị trường dầu chịu áp lực mất giá trong phiên này sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu Đại diện Thương mại Mỹ cân nhắc việc áp thuế bổ sung 100 tỷ USD đối với các sản phẩm Trung Quốc và xác định rõ những sản phẩm nào sẽ bị đánh thuế. Chỉ thị này làm gia tăng căng thẳng thương mại bảo hộ, vốn khiến giới đầu tư e ngại có thể tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu và có khả năng ảnh hưởng đến nhu cầu dầu thô, ngay cả trong ngắn hạn.
Eugen Weinberg - chuyên gia phân tích hàng hóa tại Commerzbank nhận định: “Mỹ và Trung Quốc là 2 quốc gia nhập khẩu và tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Nếu căng thẳng thương mại leo thang và làm giảm nhu cầu dầu ở Mỹ cùng với Trung Quốc, điều này có thể sẽ tác động đến cân bằng thị trường mà chúng ta khó có thể bỏ qua”.
Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư cũng được xoa dịu nhờ dữ liệu về nguồn cung lạc quan. Ngày 4/4, EIA cho biết dự trữ dầu thô của Mỹ sụt 4,6 triệu thùng trong tuần trước, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 1/2018 và trái ngược hoàn toàn với dự báo của các nhà phân tích.
Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng tiếp tục tập trung chú ý đến các yếu tố cơ bản khác, vốn sẽ trực tiếp cho thấy diễn biến trên thị trường dầu mỏ. Những yếu tố này bao gồm sự gia tăng căng thẳng tại khu vực Trung Đông giữa Iran và Ả Rập Saudi, cùng với việc Mỹ có thể khôi phục các biện pháp trừng phạt đối với Iran.
NGUYỄN THU (THEO MARKETWATCH)
Relate Threads