Sau khi giảm 4 tuần liên tiếp, số giàn khoan tại Mỹ bất ngờ tăng thêm 17 giàn lên 541 giàn, gia tăng lo ngại về tình trạng thừa cung toàn cầu.
Giá dầu phiên cuối tuần 18/12 giảm sau khi số liệu cho thấy số giàn khoan dầu tại Mỹ bất ngờ tăng tuần đầu tiên trong 5 tuần qua, khiến giới đầu tư lo ngại hơn về tình trạng cung vượt cầu trên thị trường.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 1/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 22 cent, tương đương 0,6%, xuống 34,73 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 2/2009.
Giá dầu Brent giao tháng 2/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 18 cent, tương ứng 0,5%, xuống 36,88 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 12/2008.
Cả tuần, giá dầu Brent giảm 3,8% - tuần giảm thứ 7 trong 10 tuần qua - và giảm 36% kể từ đầu năm, trong khi đó, cả tuần giá dầu WTI giảm 2,5% - tuần giảm thứ 3 liên tiếp - và giảm 35% kể từ đầu năm.
Theo số liệu của Baker Hughes Inc, số giàn khoan của Mỹ trong tuần kết thúc vào 18/12 tăng 17 giàn lên 541 giàn, ghi nhận tuần đầu tiên tăng sau 4 tuần giảm liên tiếp.
Thị trường lập tức bán tháo sau tin số giàn khoan của Mỹ tăng. Tuần trước, các nhà sản xuất đã đóng cửa 21 giàn khoan, nhưng bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy tình trạng thừa cung sẽ trầm trọng hơn đều giới giới đầu tư và thương nhân ồ ạt bán tháo trong bối cảnh thị trường đang dư cung như hiện nay.
Đầu phiên giá dầu tăng đôi chút do USD suy yếu. Giới đầu tư hàng hóa đang theo dõi sát sao diễn biến tiền tế sau khi Fed nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập kỷ qua. Giá dầu và các loại hàng hóa khác sẽ trở nên rẻ hơn đối với khách hàng sử dụng ngoại tệ khi USD giảm. Chỉ số Đôla Wall Street Journal, theo dõi USD với 16 đồng tiền trong giỏ tiền tệ, phiên 18/12 giảm 0,5%.
Giới phân tích dự đoán, thị trường dầu thô sẽ còn nhiều khó khăn phía trước khi các nhà sản xuất dầu nặng, kể cả OPEC và Nga, tiếp tục bơm với tốc độ kỷ lục nhằm giành và giữ thị phần. Iran cũng được dự đoán sẽ trở lại thị trường dầu mỏ và tăng khối lượng xuất khẩu sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ vào đầu năm tới.
Goldman Sachs cũng đưa ra bình luận tương tự hôm thứ Năm 17/12, cho rằng sản lượng dầu của OPEC có thể vượt mốc 32 triệu thùng/ngày.
Trong khi đó, Nga - một trong những nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới - hôm thứ Sáu 18/12 cho biết sẽ không xem xét việc hợp tác với OPEC về chính sách sản lượng, đồng thời cho rằng ảnh hưởng của OPEC lên thị trường dầu thô không còn như những năm 1970 và 1980.
Giá dầu phiên cuối tuần 18/12 giảm sau khi số liệu cho thấy số giàn khoan dầu tại Mỹ bất ngờ tăng tuần đầu tiên trong 5 tuần qua, khiến giới đầu tư lo ngại hơn về tình trạng cung vượt cầu trên thị trường.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 1/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 22 cent, tương đương 0,6%, xuống 34,73 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 2/2009.
Giá dầu Brent giao tháng 2/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 18 cent, tương ứng 0,5%, xuống 36,88 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 12/2008.
Cả tuần, giá dầu Brent giảm 3,8% - tuần giảm thứ 7 trong 10 tuần qua - và giảm 36% kể từ đầu năm, trong khi đó, cả tuần giá dầu WTI giảm 2,5% - tuần giảm thứ 3 liên tiếp - và giảm 35% kể từ đầu năm.
Theo số liệu của Baker Hughes Inc, số giàn khoan của Mỹ trong tuần kết thúc vào 18/12 tăng 17 giàn lên 541 giàn, ghi nhận tuần đầu tiên tăng sau 4 tuần giảm liên tiếp.
Thị trường lập tức bán tháo sau tin số giàn khoan của Mỹ tăng. Tuần trước, các nhà sản xuất đã đóng cửa 21 giàn khoan, nhưng bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy tình trạng thừa cung sẽ trầm trọng hơn đều giới giới đầu tư và thương nhân ồ ạt bán tháo trong bối cảnh thị trường đang dư cung như hiện nay.
Đầu phiên giá dầu tăng đôi chút do USD suy yếu. Giới đầu tư hàng hóa đang theo dõi sát sao diễn biến tiền tế sau khi Fed nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập kỷ qua. Giá dầu và các loại hàng hóa khác sẽ trở nên rẻ hơn đối với khách hàng sử dụng ngoại tệ khi USD giảm. Chỉ số Đôla Wall Street Journal, theo dõi USD với 16 đồng tiền trong giỏ tiền tệ, phiên 18/12 giảm 0,5%.
Goldman Sachs cũng đưa ra bình luận tương tự hôm thứ Năm 17/12, cho rằng sản lượng dầu của OPEC có thể vượt mốc 32 triệu thùng/ngày.
Trong khi đó, Nga - một trong những nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới - hôm thứ Sáu 18/12 cho biết sẽ không xem xét việc hợp tác với OPEC về chính sách sản lượng, đồng thời cho rằng ảnh hưởng của OPEC lên thị trường dầu thô không còn như những năm 1970 và 1980.
Theo: Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads