Kể từ khi giá dầu rớt xuống mức thảm hại vào giữa năm 2014, ngành công nghiệp dầu mỏ đã thực sự bị khủng hoảng với những đợt cắt giảm việc làm ồ ạt, các giàn khoan phải đóng cửa cùng các dự án thăm dò buộc phải trì hoãn.
Thị trường dầu mỏ đã trải qua những bước ngoặt lớn kể từ giai đoạn bùng nổ của ngành công nghiệp dầu đá phiến trong năm 2010, làm cho giấc mơ tự chủ về năng lượng của Mỹ vào năm 2020 vẫn chỉ là giấc mơ, ít nhất là vào thời điểm hiện tại.
“Tôi không biết thời điểm mà nước Mỹ không cần phải nhập khẩu dầu thô có đến hay không”, Suzanne Minter, chuyên gia phân tích năng lượng của Platts Analystics cho biết.
Giá dầu đã sụt giảm có một phần không nhỏ là do bùng nổ sản lượng của Mỹ, cùng với quyết định không cắt giảm sản lượng của Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và nhu cầu sụt giảm do tăng trưởng kinh tế chậm lại, đặc biệt là ở Trung Quốc.
Giá dầu đã rớt từ mức cao kỷ lục 114 USD/thùng được ghi nhận vào tháng 6/2014 xuống mức 26 USD/thùng vào đầu năm 2016, tuy nhiên sau đó có sự phục hồi nhẹ lên mức 45 USD/thùng.
Với sản lượng dầu của Mỹ là 9,2 triệu thùng/ngày, theo số liệu của chính phủ công bố vào tháng 2, quốc gia này vẫn phải nhập khẩu 7,3 triệu thùng trong tháng.
Mặc dù các công ty dầu đá phiến được coi là những “người mới đến”, ngành công nghiệp này không hề mới mẻ ở Mỹ. Ngành công nghiệp dầu đá phiến đã có mặt ở Mỹ trong nhiều thập kỷ, tuy nhiên, chỉ thực sự tăng tốc trong đầu những năm 2000 sau khi Chính phủ đưa ra một chương trình phát triển bài bản.
Tuy nhiên, với giá dầu sụt giảm trong vòng vài năm qua, nhiều nhà sản xuất dầu đã không thể chống chọi được. Theo số liệu của Baker Hughes, 479 giàn khoan dầu đã đóng cửa so với thời điểm một năm trước và hiện chỉ có 415 giàn khoan hoạt động. Số liệu của Baker Hughes cho thấy có tới 2.000 giàn khoan hoạt động trong năm 2011.
Vào cuối năm 2015, Mỹ cũng đưa ra quyết định dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô đã tồn tại trong suốt 4 thập kỷ để phần nào hỗ trợ các công ty sản xuất dầu đá phiến.
Cung cầu sắp cân bằng?
Thị trường dầu mỏ thế giới đang hướng tới tình trạng cân bằng đang được mong chờ rất lâu, theo số liệu cập nhật nhất từ tổ chức Năng lượng quốc tế (IEA).
Trong báo cáo công bố ngày 11/5, IEA cho rằng tình trạng thừa cung sẽ bắt đầu giảm vào cuối năm nay.
Vào tháng 4, sản lượng dầu toàn cầu chỉ tăng 50.000 thùng/ngày so với mức tăng 3,5 triệu thùng/ngày 1 năm trước đây. Sản lượng của các quốc gia không thuộc khối OPEC được dự báo sẽ giảm 800.000 thùng/ngày trong năm 2016.
IEA cho rằng mặc dù sản lượng của 12 nước thành viên của OPEC tăng lên, sự cải thiện từ phía cầu và sụt giảm sản xuất của các nước không thuộc OPEC sẽ giúp thị trường tiến dần đến tình trạng cân bằng.
Thị trường đang chờ đợi những diễn biến từ cuộc họp của OPEC sẽ diễn ra vào ngày 2/6 tới. Dường như, giới phân tích vẫn cho rằng chưa có dấu hiệu nào cho thấy OPEC sẽ rút lại quyết định không cắt giảm sản lượng đưa ra vào tháng 11/2014./.
Thị trường dầu mỏ đã trải qua những bước ngoặt lớn kể từ giai đoạn bùng nổ của ngành công nghiệp dầu đá phiến trong năm 2010, làm cho giấc mơ tự chủ về năng lượng của Mỹ vào năm 2020 vẫn chỉ là giấc mơ, ít nhất là vào thời điểm hiện tại.
“Tôi không biết thời điểm mà nước Mỹ không cần phải nhập khẩu dầu thô có đến hay không”, Suzanne Minter, chuyên gia phân tích năng lượng của Platts Analystics cho biết.
Giá dầu đã rớt từ mức cao kỷ lục 114 USD/thùng được ghi nhận vào tháng 6/2014 xuống mức 26 USD/thùng vào đầu năm 2016, tuy nhiên sau đó có sự phục hồi nhẹ lên mức 45 USD/thùng.
Với sản lượng dầu của Mỹ là 9,2 triệu thùng/ngày, theo số liệu của chính phủ công bố vào tháng 2, quốc gia này vẫn phải nhập khẩu 7,3 triệu thùng trong tháng.
Mặc dù các công ty dầu đá phiến được coi là những “người mới đến”, ngành công nghiệp này không hề mới mẻ ở Mỹ. Ngành công nghiệp dầu đá phiến đã có mặt ở Mỹ trong nhiều thập kỷ, tuy nhiên, chỉ thực sự tăng tốc trong đầu những năm 2000 sau khi Chính phủ đưa ra một chương trình phát triển bài bản.
Tuy nhiên, với giá dầu sụt giảm trong vòng vài năm qua, nhiều nhà sản xuất dầu đã không thể chống chọi được. Theo số liệu của Baker Hughes, 479 giàn khoan dầu đã đóng cửa so với thời điểm một năm trước và hiện chỉ có 415 giàn khoan hoạt động. Số liệu của Baker Hughes cho thấy có tới 2.000 giàn khoan hoạt động trong năm 2011.
Vào cuối năm 2015, Mỹ cũng đưa ra quyết định dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô đã tồn tại trong suốt 4 thập kỷ để phần nào hỗ trợ các công ty sản xuất dầu đá phiến.
Cung cầu sắp cân bằng?
Thị trường dầu mỏ thế giới đang hướng tới tình trạng cân bằng đang được mong chờ rất lâu, theo số liệu cập nhật nhất từ tổ chức Năng lượng quốc tế (IEA).
Trong báo cáo công bố ngày 11/5, IEA cho rằng tình trạng thừa cung sẽ bắt đầu giảm vào cuối năm nay.
Vào tháng 4, sản lượng dầu toàn cầu chỉ tăng 50.000 thùng/ngày so với mức tăng 3,5 triệu thùng/ngày 1 năm trước đây. Sản lượng của các quốc gia không thuộc khối OPEC được dự báo sẽ giảm 800.000 thùng/ngày trong năm 2016.
IEA cho rằng mặc dù sản lượng của 12 nước thành viên của OPEC tăng lên, sự cải thiện từ phía cầu và sụt giảm sản xuất của các nước không thuộc OPEC sẽ giúp thị trường tiến dần đến tình trạng cân bằng.
Thị trường đang chờ đợi những diễn biến từ cuộc họp của OPEC sẽ diễn ra vào ngày 2/6 tới. Dường như, giới phân tích vẫn cho rằng chưa có dấu hiệu nào cho thấy OPEC sẽ rút lại quyết định không cắt giảm sản lượng đưa ra vào tháng 11/2014./.
Mai Linh - Thời báo Tài chính Việt Nam (Theo CNBC)
Relate Threads