Tổng cộng 2 ngày qua giá dầu đã tăng 11%, mạnh nhất kể từ cuối tháng 8.
Nối tiếp đà tăng của phiên hôm qua và ngày hôm nay (22/1), các thị trường chứng khoán trên toàn cầu đều tăng điểm nhờ đồn đoán rằng các NHTW sẽ mở rộng các chương trình kích thích để đối phó với những bất ổn trên các thị trường tài chính. Dầu tăng giá mạnh cùng tiền tệ của các nước mới nổi, trong khi giá các tài sản an toàn sụt giảm.
Giá dầu thô biển Bắc giao dịch trên sàn ICE Futures Europe tăng 6,2%, lên mức 31,05 USD/thùng. Tổng cộng 2 ngày qua giá dầu đã tăng 11%, mạnh nhất kể từ cuối tháng 8. Dầu WTI giao dịch ở New York cũng tăng 5,4%, lên 31,12 USD/thùng.
Chứng khoán châu Âu đang hướng tới 2 ngày tăng điểm mạnh nhất kể từ 2011. Chỉ số Stoxx Europe 600 tăng 3,1% và trong 2 ngày qua đã tăng tổng cộng 5,1%. Trong cuộc họp báo hôm qua Chủ tịch NHTW châu Âu Mario Draghi đã khẳng định sẽ tăng thêm biện pháp kích thích sớm nhất là vào tháng 3 tới. Hôm nay quan điểm này lại được ông khẳng định một lần nữa tại Davos.
Đồng ruble của Nga ngay lập tức tăng giá cùng dầu thô. Đồng tiền này tăng 4,2%, giúp thu hẹp mức giảm kể từ đầu tháng đến nay xuống còn 7,2%. Nội tệ của các nước xuất khẩu hàng hóa khác cũng tăng vọt, như đồng ringgit của Malaysia tăng 1,9%, đồng peso của Colombia tăng 1,3% và đồng won của Hàn Quốc tăng 1,1%.
Tâm trạng của thị trường bất ngờ thay đổi sau khi các NHTW từ châu Âu đến Trung Quốc và Nhật Bản đều phát tín hiệu sẽ hành động sau khi 7.800 tỷ USD vốn hóa bị thổi bay khỏi chứng khoán toàn cầu kể từ đầu năm đến nay.
Giá dầu thô biển Bắc giao dịch trên sàn ICE Futures Europe tăng 6,2%, lên mức 31,05 USD/thùng. Tổng cộng 2 ngày qua giá dầu đã tăng 11%, mạnh nhất kể từ cuối tháng 8. Dầu WTI giao dịch ở New York cũng tăng 5,4%, lên 31,12 USD/thùng.
Chứng khoán châu Âu đang hướng tới 2 ngày tăng điểm mạnh nhất kể từ 2011. Chỉ số Stoxx Europe 600 tăng 3,1% và trong 2 ngày qua đã tăng tổng cộng 5,1%. Trong cuộc họp báo hôm qua Chủ tịch NHTW châu Âu Mario Draghi đã khẳng định sẽ tăng thêm biện pháp kích thích sớm nhất là vào tháng 3 tới. Hôm nay quan điểm này lại được ông khẳng định một lần nữa tại Davos.
Đồng ruble của Nga ngay lập tức tăng giá cùng dầu thô. Đồng tiền này tăng 4,2%, giúp thu hẹp mức giảm kể từ đầu tháng đến nay xuống còn 7,2%. Nội tệ của các nước xuất khẩu hàng hóa khác cũng tăng vọt, như đồng ringgit của Malaysia tăng 1,9%, đồng peso của Colombia tăng 1,3% và đồng won của Hàn Quốc tăng 1,1%.
Tâm trạng của thị trường bất ngờ thay đổi sau khi các NHTW từ châu Âu đến Trung Quốc và Nhật Bản đều phát tín hiệu sẽ hành động sau khi 7.800 tỷ USD vốn hóa bị thổi bay khỏi chứng khoán toàn cầu kể từ đầu năm đến nay.
Theo Trí thức trẻ/Bloomberg
Relate Threads