Giá dầu trong phiên giao dịch ngày 3/1 diễn biến chóng mặt khi rơi từ đỉnh cao nhất 18 tháng xuống đóng cửa ở mức thấp nhất 2 tuần bởi sự trỗi dậy của đồng USD.
Giá dầu WTI giảm 1,39 USD (2,6%) xuống mức 52,33 USD/thùng. Trước đó có thời điểm giá dầu WTI đạt mức 55,24 USD/thùng – mức cao nhất kể từ tháng 7/2015.
Tương tự, giá dầu Brent giảm 1,35 USD (2,4%) xuống mức 55,47 USD/thùng. Mức giá cao nhất trong phiên giao dịch ngày 3/1 là 58,37 USD/thùng – mức cao nhất kể từ tháng 7/2015.
Ở đầu phiên, giá dầu tăng mạnh nhờ những kỳ vọng vào thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) và một số cường quốc dầu mỏ khác, dẫn đầu bởi Nga. Thỏa thuận này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1 và kéo dài tối thiểu 6 tháng. Các nhà sản xuất cũng như thị trường đều mong đợi thỏa thuận này sẽ giúp bình ổn thị trường và hỗ trợ giá dầu.
Tuy nhiên, việc chỉ số đồng USD tăng lên mức cao nhất trong vòng 14 năm qua so với rổ tiền tệ quốc tế khiến thị trường dầu mỏ chìm trong sắc đỏ vào cuối phiên. Nguyên nhân là bởi hoạt động sản xuất chế tạo tại Mỹ tăng trưởng mạnh hơn dự kiến trong tháng 11.
Đồng USD tăng giá khiến cho những mặt hàng được giao dịch bằng đồng tiền này, điển hình là dầu thô, trở nên đắt hơn tương đối cho các nhà đầu tư sử dụng đồng tiền khác.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư lo ngại về việc Libya – một thành viên OPEC – tăng cường sản xuất mặc dù quốc gia này cùng Nigeria là 2 nước được phép tăng sản lượng trong thời gian thỏa thuận OPEC có hiệu lực bởi những bất ổn địa chính trị trước đó.
Về phía nguồn cung, rủi ro của thị trường còn tới từ dầu đá phiến Mỹ. Trong tháng 10/2016, sản lượng dầu mỏ tại Mỹ tăng lên 8,8 triệu thùng/ngày – mức cao nhất kể từ tháng 5/2016.
Theo các chuyên gia, thỏa thuận cắt giảm gần 1,8 triệu thùng/ngày của OPEC và các quốc gia khác sẽ được thực hiện tốt trong thời gian đầu nhưng các nhà đầu tư sẽ theo dõi sát sao để đánh giá tính tuân thủ của thỏa thuận này.
Tuần trước, Oman cho biết sẽ cắt giảm sản lượng đi 5% cho tới tháng 3. Sản lượng tại Nga vào tháng 12 giữ nguyên ở mức 11,21 triệu thùng/ngày – mức cao nhất trong vòng 30 năm qua – nhưng quốc gia này cũng lên tiếng về việc sớm cắt giảm 300.000 thùng/ngày trong thời gian tới.
Theo: NDH.vn
Giá dầu WTI giảm 1,39 USD (2,6%) xuống mức 52,33 USD/thùng. Trước đó có thời điểm giá dầu WTI đạt mức 55,24 USD/thùng – mức cao nhất kể từ tháng 7/2015.
Tuy nhiên, việc chỉ số đồng USD tăng lên mức cao nhất trong vòng 14 năm qua so với rổ tiền tệ quốc tế khiến thị trường dầu mỏ chìm trong sắc đỏ vào cuối phiên. Nguyên nhân là bởi hoạt động sản xuất chế tạo tại Mỹ tăng trưởng mạnh hơn dự kiến trong tháng 11.
Đồng USD tăng giá khiến cho những mặt hàng được giao dịch bằng đồng tiền này, điển hình là dầu thô, trở nên đắt hơn tương đối cho các nhà đầu tư sử dụng đồng tiền khác.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư lo ngại về việc Libya – một thành viên OPEC – tăng cường sản xuất mặc dù quốc gia này cùng Nigeria là 2 nước được phép tăng sản lượng trong thời gian thỏa thuận OPEC có hiệu lực bởi những bất ổn địa chính trị trước đó.
Về phía nguồn cung, rủi ro của thị trường còn tới từ dầu đá phiến Mỹ. Trong tháng 10/2016, sản lượng dầu mỏ tại Mỹ tăng lên 8,8 triệu thùng/ngày – mức cao nhất kể từ tháng 5/2016.
Theo các chuyên gia, thỏa thuận cắt giảm gần 1,8 triệu thùng/ngày của OPEC và các quốc gia khác sẽ được thực hiện tốt trong thời gian đầu nhưng các nhà đầu tư sẽ theo dõi sát sao để đánh giá tính tuân thủ của thỏa thuận này.
Tuần trước, Oman cho biết sẽ cắt giảm sản lượng đi 5% cho tới tháng 3. Sản lượng tại Nga vào tháng 12 giữ nguyên ở mức 11,21 triệu thùng/ngày – mức cao nhất trong vòng 30 năm qua – nhưng quốc gia này cũng lên tiếng về việc sớm cắt giảm 300.000 thùng/ngày trong thời gian tới.
Theo: NDH.vn
Relate Threads