Trong phiên giao dịch ngày 12/12, giá dầu có thời điểm tăng 6,5% lên mức cao nhất 18 tháng qua. Nguyên nhân của sự phục hồi mạnh mẽ này là thỏa thuận cắt giảm sản lượng vừa đạt đươc giữa Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) và các đối thủ.
Giá dầu Brent tăng 1,12 USD (2,1%) lên mức 55,45 USD/thùng. Có thời điểm, giá dầu Brent đạt mức 57,89 USD/thùng – mức cao nhất kể từ tháng 7/2015.
Giá dầu WTI tăng 1,33 USD (2,6%) lên mức 52,83 USD/thùng. Có thời điểm, giá dầu WTI chạm ngưỡng 54,51 USD/thùng – mức cao nhất kể từ tháng 7/2015.
Ngày 10/12, Nga dẫn đầu các nước sản xuất dầu mỏ không thuộc OPEC tiến tới ký kết một thỏa thuận cắt giảm sản lượng 558.000 thùng/ngày kể từ tháng 1/2017. Mặc dù con số này chưa đạt được mục tiêu 600.000 thùng/ngày nhưng cũng ghi nhận sự hợp tác lớn nhất trong lịch sử của các quốc gia này,
Trước đó, OPEC tuyên bố cắt giảm sản lượng từ mức kỷ lục 33,7 triệu thùng/ngày hiện nay xuống 32,5 triệu thùng/ngày từ đầu năm sau. Trong đó, quốc gia đứng đầu tổ chức là Saudi Arab sẽ cắt giảm khoảng 486.000 thùng/ngày.
Kể từ sau khi thông tin về thỏa thuận lịch sử của OPEC được thị trường biết tới, giá dầu tăng 23% kể từ giữa tháng 11 tới nay.
Nhà phân tích Gên McGillian của Tradition Energy (Mỹ) dự báo giá dầu WTI có thể tăng lên mức 55 USD/thùng và giá dầu Brent có thể tăng lên 60 USD/thùng. Tuy nhiên, khi giá dầu đạt những ngưỡng này, một vài vấn đề sẽ nảy sinh và hạn chế đà tăng của dầu mỏ.
Mặc dù thỏa thuận đã được ký kết nhưng sản lượng dầu mỏ của các quốc gia trong và ngoài OPEC vẫn tăng mạnh trong tháng 11. Do đó, nếu vấn đề tuân thủ thỏa thuận không đạt được, đây sẽ là con dao hai lưỡi giành cho thị trường.
Goldman Sachs dự báo giá dầu sẽ sớm đạt ngưỡng 55 USD/thùng và có thể tăng lên 61 USD/thùng nếu các quốc gia giữ đúng cam kết của họ.
Giá dầu tăng cũng thúc đẩy sự hồi sinh của các nhà sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ. Số lượng giàn khoan tăng đều trong những tháng trở lại đây tại nền kinh tế số 1 thế giới. Sản lượng sản xuất tại quốc gia này hiện đạt khoảng 8,6 triệu thùng/ngày, thấp hơn 1 triệu thùng so với mức đỉnh đạt được năm 2015.
Ngày 10/12, Nga dẫn đầu các nước sản xuất dầu mỏ không thuộc OPEC tiến tới ký kết một thỏa thuận cắt giảm sản lượng 558.000 thùng/ngày kể từ tháng 1/2017. Mặc dù con số này chưa đạt được mục tiêu 600.000 thùng/ngày nhưng cũng ghi nhận sự hợp tác lớn nhất trong lịch sử của các quốc gia này,
Trước đó, OPEC tuyên bố cắt giảm sản lượng từ mức kỷ lục 33,7 triệu thùng/ngày hiện nay xuống 32,5 triệu thùng/ngày từ đầu năm sau. Trong đó, quốc gia đứng đầu tổ chức là Saudi Arab sẽ cắt giảm khoảng 486.000 thùng/ngày.
Kể từ sau khi thông tin về thỏa thuận lịch sử của OPEC được thị trường biết tới, giá dầu tăng 23% kể từ giữa tháng 11 tới nay.
Nhà phân tích Gên McGillian của Tradition Energy (Mỹ) dự báo giá dầu WTI có thể tăng lên mức 55 USD/thùng và giá dầu Brent có thể tăng lên 60 USD/thùng. Tuy nhiên, khi giá dầu đạt những ngưỡng này, một vài vấn đề sẽ nảy sinh và hạn chế đà tăng của dầu mỏ.
Mặc dù thỏa thuận đã được ký kết nhưng sản lượng dầu mỏ của các quốc gia trong và ngoài OPEC vẫn tăng mạnh trong tháng 11. Do đó, nếu vấn đề tuân thủ thỏa thuận không đạt được, đây sẽ là con dao hai lưỡi giành cho thị trường.
Goldman Sachs dự báo giá dầu sẽ sớm đạt ngưỡng 55 USD/thùng và có thể tăng lên 61 USD/thùng nếu các quốc gia giữ đúng cam kết của họ.
Giá dầu tăng cũng thúc đẩy sự hồi sinh của các nhà sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ. Số lượng giàn khoan tăng đều trong những tháng trở lại đây tại nền kinh tế số 1 thế giới. Sản lượng sản xuất tại quốc gia này hiện đạt khoảng 8,6 triệu thùng/ngày, thấp hơn 1 triệu thùng so với mức đỉnh đạt được năm 2015.
Theo: NDH.vn
Relate Threads