Giá dầu dù tăng 12% cũng không thay đổi được gì

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Thị trường dầu thô có thể rất điên rồ, nhưng thực sự chỉ đang “tạm nghỉ” lấy sức và tiếp tục biến động.

Dù giá dầu Mỹ phiên cuối tuần 12/2 tăng 12% - mức tăng một ngày lớn nhất trong 7 năm qua - song đây không phải là dấu hiệu cho thấy giá dầu sẽ sớm trở lại mốc 100 USD/thùng, hoặc thậm chí là 40 USD/thùng. Chưa có gì thực sự thay đổi về những yếu tố khiến giá dầu lao dốc 70% kể từ tháng 6/2014.

oil-pumping-unit-at-a-site-operated-by-tatneft-oao-near-almetyevsk-russia_1572762.jpg

Mới chỉ 3 ngày trước đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, tình trạng thừa cung sẽ ngày càng trầm trọng chứ không phải tốt hơn. Và Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cũng đồng ý với nhận định này và cho biết thêm tình trạng thừa cung sẽ khiến giá dầu thấp hơn mốc 40 USD/thùng ít nhất đến tháng 8 năm nay.

Và cũng chỉ 2 ngày trước, OPEC đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thô toàn cầu. Và sau đó, cho biết, sản lượng dầu thô của các nước sản xuất lớn nhất của Khối trong tháng 1/2016 tiếp tục tăng.

Một ngày trước, một quan chức Iran tuyên bố nước này đang lên kế hoạch giảm 10-20 cent/thùng giá bán dầu giao tháng 3/2016 cho khách hàng châu Âu. Iran vẫn đang cố gắng tăng sản lượng thêm 500.000 thùng/ngày sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ - một trong những lý do chính khiến giá dầu năm nay xuống mức thấp nhất hơn một thập kỷ.

Michael Tran, chiến lược gia thị trường tại RBC Capital Markets, nhận định, rất khó để chỉ ra yếu tố cơ bản nào đảm bảo giá dầu tăng 10% trong một ngày.

Giới thương nhân đều tỏ ra hoảng sợ bởi tính bất ổn về hướng đi của nền kinh tế toàn cầu. Và trong khi tâm lý này làm tăng áp lực bán tháo mọi thứ có chứa yếu tố rủi ro - như dầu thô chẳng hạn, nó cũng khiến thị trường hồi phục nhanh chóng khi các nhà đầu tư hay hốt hoảng theo dõi mọi tin tức có khả năng dẫn dắt thị trường.

Điều này đặc biệt đúng với giá dầu vì sự xuất hiện của đà bán tháo. Các nhà quản lý tiền tệ đã tăng gần 2 lần tỷ lệ đặt cược giá dầu giảm từ một năm trước và tăng thêm gần 1/3 từ đầu năm 2016 đến nay.

Nhiều thương nhân cũng đang cố thoát khỏi vị thế trong phiên thứ Sáu 12/2 để tự bảo vệ mình trước những thay đổi lớn đang xảy ra khi họ nghỉ lễ 3 ngày. Và điều này có nghĩa là người bán đang đóng vị thế bằng cách tạm thời trở thành người mua, đẩy giá tăng lên. Họ có thể làm như vậy nếu có tin tức khiến họ sợ rằng giá có thể tăng lên.

Đây là điều chính xác đã xảy ra chiều muộn hôm 11/2 khi tờ Wall Street Journal đăng tải bình luận của Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) rằng “mọi nước thành viên OPEC sẵn sàng hợp tác” để cắt giảm sản lượng, nhưng chỉ khi có được “sự hợp tác toàn diện của các nước ngoại Khối”. Nhiều thương nhân đã ồ ạt mua vào sau khi nghe được phần đầu của lời bình luận, phớt lờ phần thứ 2.

Một vài nhà đầu tư tin rằng quan hệ hợp tác nêu trên sẽ xảy ra. Hồi đầu những năm 2000, Nga đã hứa cắt giảm sản lượng dầu thô, nhưng điều này chưa bao giờ diễn ra, và điều này khiến các nhà lãnh đạo OPEC lo sợ điều tương tự. Và Iran đang cố tái gia nhập thị trường, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa nước này và các thành viên OPEC khác và khiến sự hợp tác trong việc cắt giảm sản lượng có ít cơ hội thành công hơn.

Nhật Trường - Nhịp cầu Đầu tư​
 

Việc làm nổi bật

Top