Cuộc họp Doha của các quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn trên thế giới ngày hôm qua đã không mang lại một kết quả khả quan nào có thể giúp giá dầu đi lên, khi mà Iran đã không tham dự cuộc họp và hơn thế nữa quốc gia này còn tuyên bố sẽ tiếp tục tăng sản lượng bất chấp lời cảnh báo từ Ả rập Saudi.
Giá dầu đã chạm mức thấp nhất trong vòng 12 năm qua khi xuống dưới 30 USD một thùng hồi tháng Một, và đã tăng trở lại lên mức trên 40 USD một thùng trong những ngày gần đây nhờ vào những thông tin lạc quan xoay quanh cuộc họp diễn ra tại Doha ngày hôm qua.
Nhưng thay vì có thể nhanh chóng thông qua một thỏa thuận đóng băng sản lượng, cuộc họp gồm 18 quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới chỉ là hàng giờ đồng hồ tranh cãi. Kết quả cũng giống như cuộc họp không thành công của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) diễn ra hồi tháng 12 năm ngoái, cuộc họp đã đẩy giá dầu xuống mức kỷ lục.
Trước thềm hội nghị ngày 17/4, giá dầu đã vượt dậy từ mức thấp kéo dài nhiều năm dưới 30 USD/thùng nhích lên trên 40 USD/thùng bởi thị trường kỳ vọng hội nghị Doha kết thúc với một thoả thuận duy trì sản xuất khai thác dầu hiện nay.
Thực tế rằng nếu các quốc gia xuất khẩu dầu thô đã không thống nhất được thỏa thuận đóng băng sản lượng, dường như nó cũng có nghĩa rằng giá dầu sẽ giảm trở lại khi thị trường mở cửa vào ngày thứ Hai.
“Giá dầu sẽ được giao dịch ở giá thấp hơn. Có thể là giảm khá mạnh,” Robert Yawger, giám đốc về lĩnh vực năng lượng tại Mizuho Securities USA, đưa ra dự báo dựa trên sự thất bại của cuộc họp ở Doha.
Ông lưu ý rằng có nhiều yếu tố khác đang ảnh hưởng tiêu cực tới giá dầu. Đó là mức dự trữ dầu thô ở Mỹ vẫn ở mức cao nhất, Iran sẽ răng sản lượng khai thác và Libya cũng có ý định tăng sản lượng.
Khi trao đổi với các nhà báo sau cuộc họp, Bộ trưởng Năng lượng và Công nghiệp Qatar, ông Mohammed bin Saleh al-Sada, đã cố gắng tỏ ra một cách lạc quan rằng việc không thể đi đến một quyết định cho thấy những người tham dự cuộc họp tin tưởng “các yếu tố cơ bản của thị trường nói chung đang được cải thiện.”
Tuy nhiên, ông lảng tránh những câu hỏi rằng liệu sẽ có một cuộc họp đặc biệt khác được tổ chức trước cuộc họp tới đây của OPEC diễn ra vào tháng Sáu này và rằng liệu Iran có bất cứ điều gì để làm với sự thất bại của cuộc họp này.
“Tất nhiên chúng tôi tôn trọng vị trí của họ và…chúng tôi vẫn không biết tương lai sẽ thế nào nhưng đó là quyết định của Iran,” ông al-Sada, người hiện đang là chủ tịch của OPEC, nói.
“Đóng băng sản lượng có thể hiệu quả nếu những quốc gia xuất khẩu chính, gồm cả những nước thành viên OPEC như Iran và một số nước khác, và cả những thành viên ngoài OPEC, cùng tham gia vào,” ông nói.
Thực tế thì sản lượng dầu vẫn cứ tăng ngay trước khi cuộc họp diễn ra và sẽ còn tiếp tục tăng khi các nước vẫn cố tiếp tục muốn tạo ra sự khác biệt cho riêng mình trên thị trường. Iraq đã nâng sản lượng khai thác lên mức kỷ lục là hơn 4 triệu thùng dầu một ngày trong tháng Ba, Kuwait cũng bơm hơn 3 triệu thùng một ngày và dự kiến sẽ còn tăng lên 4 triệu thùng một ngày vào năm 2020.
Trong khi những người sử dụng ô tô hay các hãng hàng không đang được hưởng lợi từ giá dầu thấp, doanh thu từ dầu tụt giảm mạnh đã tác động xấu tới các quốc gia như Nigeria và Venezuela, cả hai nước này đều tham dự cuộc họp ngày hôm qua.
Điều chớ trêu là vấn đề lớn nhất của cuộc họp lại không nằm ở trong phòng họp. Iran đã đưa ra quyết định không tham dự cuộc họp vào hôm thứ Bảy, dù trước đó tuyên bố sẽ cử đại diện đến. Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zangeneh nói rằng gửi đại diện đến cuộc họp cũng chẳng có ý nghĩa gì “bởi vì chúng tôi không phải là một phần của quyết định đóng băng sản lượng.”
“Chúng tôi không thể hợp tác với họ để đóng băng sản lượng của chính chúng tôi, và nói một cách khác là tự áp đặt lệnh trừng phạt lên mình,” ông Zangeneh nói.
Sauk hi lệnh trừng phạt kinh tế từ các nước Phương Tây được gỡ bỏ theo thỏa thuận hạt nhân, Iran đã bắt đầu xuất khẩu dầu thô sang thị trường Châu Âu và rất mong muốn lấy lại thị phần đã mất. Quốc gia này hiện đang khai thác 3,2 triệu thùng dầu mỗi ngày, và hi vọng sẽ tăng lên 4 triệu thùng vào tháng Tư năm 2017.
Iran không đồng ý đóng băng đã phá hỏng cuộc họp vì trước đó Ả rập Saudi, quốc gia thù địch với Iran, đã tuyên bố sẽ không đóng băng sản lượng nếu Ira không tham gia.
Giá dầu đã chạm mức thấp nhất trong vòng 12 năm qua khi xuống dưới 30 USD một thùng hồi tháng Một, và đã tăng trở lại lên mức trên 40 USD một thùng trong những ngày gần đây nhờ vào những thông tin lạc quan xoay quanh cuộc họp diễn ra tại Doha ngày hôm qua.
Nhưng thay vì có thể nhanh chóng thông qua một thỏa thuận đóng băng sản lượng, cuộc họp gồm 18 quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới chỉ là hàng giờ đồng hồ tranh cãi. Kết quả cũng giống như cuộc họp không thành công của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) diễn ra hồi tháng 12 năm ngoái, cuộc họp đã đẩy giá dầu xuống mức kỷ lục.
Thực tế rằng nếu các quốc gia xuất khẩu dầu thô đã không thống nhất được thỏa thuận đóng băng sản lượng, dường như nó cũng có nghĩa rằng giá dầu sẽ giảm trở lại khi thị trường mở cửa vào ngày thứ Hai.
“Giá dầu sẽ được giao dịch ở giá thấp hơn. Có thể là giảm khá mạnh,” Robert Yawger, giám đốc về lĩnh vực năng lượng tại Mizuho Securities USA, đưa ra dự báo dựa trên sự thất bại của cuộc họp ở Doha.
Ông lưu ý rằng có nhiều yếu tố khác đang ảnh hưởng tiêu cực tới giá dầu. Đó là mức dự trữ dầu thô ở Mỹ vẫn ở mức cao nhất, Iran sẽ răng sản lượng khai thác và Libya cũng có ý định tăng sản lượng.
Khi trao đổi với các nhà báo sau cuộc họp, Bộ trưởng Năng lượng và Công nghiệp Qatar, ông Mohammed bin Saleh al-Sada, đã cố gắng tỏ ra một cách lạc quan rằng việc không thể đi đến một quyết định cho thấy những người tham dự cuộc họp tin tưởng “các yếu tố cơ bản của thị trường nói chung đang được cải thiện.”
Tuy nhiên, ông lảng tránh những câu hỏi rằng liệu sẽ có một cuộc họp đặc biệt khác được tổ chức trước cuộc họp tới đây của OPEC diễn ra vào tháng Sáu này và rằng liệu Iran có bất cứ điều gì để làm với sự thất bại của cuộc họp này.
“Tất nhiên chúng tôi tôn trọng vị trí của họ và…chúng tôi vẫn không biết tương lai sẽ thế nào nhưng đó là quyết định của Iran,” ông al-Sada, người hiện đang là chủ tịch của OPEC, nói.
“Đóng băng sản lượng có thể hiệu quả nếu những quốc gia xuất khẩu chính, gồm cả những nước thành viên OPEC như Iran và một số nước khác, và cả những thành viên ngoài OPEC, cùng tham gia vào,” ông nói.
Thực tế thì sản lượng dầu vẫn cứ tăng ngay trước khi cuộc họp diễn ra và sẽ còn tiếp tục tăng khi các nước vẫn cố tiếp tục muốn tạo ra sự khác biệt cho riêng mình trên thị trường. Iraq đã nâng sản lượng khai thác lên mức kỷ lục là hơn 4 triệu thùng dầu một ngày trong tháng Ba, Kuwait cũng bơm hơn 3 triệu thùng một ngày và dự kiến sẽ còn tăng lên 4 triệu thùng một ngày vào năm 2020.
Trong khi những người sử dụng ô tô hay các hãng hàng không đang được hưởng lợi từ giá dầu thấp, doanh thu từ dầu tụt giảm mạnh đã tác động xấu tới các quốc gia như Nigeria và Venezuela, cả hai nước này đều tham dự cuộc họp ngày hôm qua.
Điều chớ trêu là vấn đề lớn nhất của cuộc họp lại không nằm ở trong phòng họp. Iran đã đưa ra quyết định không tham dự cuộc họp vào hôm thứ Bảy, dù trước đó tuyên bố sẽ cử đại diện đến. Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zangeneh nói rằng gửi đại diện đến cuộc họp cũng chẳng có ý nghĩa gì “bởi vì chúng tôi không phải là một phần của quyết định đóng băng sản lượng.”
“Chúng tôi không thể hợp tác với họ để đóng băng sản lượng của chính chúng tôi, và nói một cách khác là tự áp đặt lệnh trừng phạt lên mình,” ông Zangeneh nói.
Sauk hi lệnh trừng phạt kinh tế từ các nước Phương Tây được gỡ bỏ theo thỏa thuận hạt nhân, Iran đã bắt đầu xuất khẩu dầu thô sang thị trường Châu Âu và rất mong muốn lấy lại thị phần đã mất. Quốc gia này hiện đang khai thác 3,2 triệu thùng dầu mỗi ngày, và hi vọng sẽ tăng lên 4 triệu thùng vào tháng Tư năm 2017.
Iran không đồng ý đóng băng đã phá hỏng cuộc họp vì trước đó Ả rập Saudi, quốc gia thù địch với Iran, đã tuyên bố sẽ không đóng băng sản lượng nếu Ira không tham gia.
Bảo Trâm - enternews.vn/
Relate Threads