Giá dầu phiên 4/1 giảm do giới đầu tư vẫn lo ngại về tình trạng thừa cung toàn cầu bất chấp căng thẳng leo thang tại Trung Đông.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 2/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 28 cent, tương đương 0,8%, xuống 36,76 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 2/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 6 cent, tương ứng 0,2%, xuống 37,22 USD/thùng.
Trong phiên giao dịch đầy biến động, đầu phiên giá dầu tăng sau tin tức về việc Arab Saudi cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran. Nhưng sau đó đà tăng chững lại trước những dấu hiệu cho thấy tình trạng thừa cung - từng khiến giá dầu giảm hơn 30% trong năm 2015 - vẫn tiếp tục trầm trọng hơn.
Arab Saudi và Iran là 2 trong số các nước sản xuất dầu lớn nhất của OPEC và căng thẳng leo thang giữa 2 nước này có thể làm trầm trọng thêm mối bất hòa trong nội bộ OPEC - vốn đã khiến Khối này không thể thống nhất được về chiến lược ổn định giá dầu.
Lo ngại về tình trạng thừa cung lên cao hơn sau khi số liệu cho thấy lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc suy giảm tháng thứ 10 liên tiếp, dấy lên lo lắng về nhu cầu dầu thô của nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới này.
Các cuộc phản đối giáo phái do căng thẳng leo thang giữa Arab Saudi và Iran có thể khiến thị trường dầu thô biến động mạnh hơn trong những tuần tới khi giới đầu tư đánh giá tác động đến nguồn cung. Một số nhà phân tích cho rằng căng thẳng giữa 2 nước này có thể khiến tình trạng cung vược cầu tăng lên khi 2 nhà sản xuất cạnh tranh giành thị phần, gia tăng áp lực lên giá.
Sau hơn 18 tháng giá dầu lao dốc, sản lượng dầu thô toàn cầu vẫn ở mức cao. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) hôm thứ Năm 31/12/2015 cho biết, sản lượng dầu thô của Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2015 vẫn cao hơn dự báo trước đó.
Theo số liệu của Genscape công bố hôm thứ Hai 4/1, lượng dầu lưu kho tại điểm giao nhận Cushing, Oklahoma trong tuần kết thúc vào 1/1 tăng 480.000 thùng lên mức kỷ lục.
Trong khi đó, sản lượng dầu thô của Arab Saudi trong tháng 11/2015 đạt 10,2 triệu thùng/ngày, trong khi sản lượng của Iran là 2,9 triệu thùng/ngày, theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Iran được dự báo sẽ tăng thêm hàng trăm nghìn thùng dầu mỗi ngày trong năm nay nếu các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, và Arab Saudi tuyên bố sẽ không giảm sản lượng để Iran có cơ hội. Căng thẳng leo thang giữa 2 nước có thể khiến Iran tăng sản lượng dầu nhanh hơn dự kiến, theo giới phân tích.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 2/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 28 cent, tương đương 0,8%, xuống 36,76 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 2/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 6 cent, tương ứng 0,2%, xuống 37,22 USD/thùng.
Trong phiên giao dịch đầy biến động, đầu phiên giá dầu tăng sau tin tức về việc Arab Saudi cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran. Nhưng sau đó đà tăng chững lại trước những dấu hiệu cho thấy tình trạng thừa cung - từng khiến giá dầu giảm hơn 30% trong năm 2015 - vẫn tiếp tục trầm trọng hơn.
Arab Saudi và Iran là 2 trong số các nước sản xuất dầu lớn nhất của OPEC và căng thẳng leo thang giữa 2 nước này có thể làm trầm trọng thêm mối bất hòa trong nội bộ OPEC - vốn đã khiến Khối này không thể thống nhất được về chiến lược ổn định giá dầu.
Lo ngại về tình trạng thừa cung lên cao hơn sau khi số liệu cho thấy lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc suy giảm tháng thứ 10 liên tiếp, dấy lên lo lắng về nhu cầu dầu thô của nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới này.
Các cuộc phản đối giáo phái do căng thẳng leo thang giữa Arab Saudi và Iran có thể khiến thị trường dầu thô biến động mạnh hơn trong những tuần tới khi giới đầu tư đánh giá tác động đến nguồn cung. Một số nhà phân tích cho rằng căng thẳng giữa 2 nước này có thể khiến tình trạng cung vược cầu tăng lên khi 2 nhà sản xuất cạnh tranh giành thị phần, gia tăng áp lực lên giá.
Sau hơn 18 tháng giá dầu lao dốc, sản lượng dầu thô toàn cầu vẫn ở mức cao. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) hôm thứ Năm 31/12/2015 cho biết, sản lượng dầu thô của Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2015 vẫn cao hơn dự báo trước đó.
Trong khi đó, sản lượng dầu thô của Arab Saudi trong tháng 11/2015 đạt 10,2 triệu thùng/ngày, trong khi sản lượng của Iran là 2,9 triệu thùng/ngày, theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Iran được dự báo sẽ tăng thêm hàng trăm nghìn thùng dầu mỗi ngày trong năm nay nếu các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, và Arab Saudi tuyên bố sẽ không giảm sản lượng để Iran có cơ hội. Căng thẳng leo thang giữa 2 nước có thể khiến Iran tăng sản lượng dầu nhanh hơn dự kiến, theo giới phân tích.
Theo: Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads