Nếu giá dầu giảm 70% tác động tiêu cực tới ngành công nghiệp dầu khí của Mỹ thì lại có lợi cho nền kinh tế trong bối cảnh Mỹ vẫn là nước nhập khẩu dầu ròng.
Khủng hoảng giá dầu gần như là món quà "trời cho" đối với nền kinh tế Mỹ, với giá dầu rẻ hơn có lợi cho người tiêu dùng và giới doanh nghiệp của nước này, trong khi gây khó khăn cho những quốc gia dựa nhiều vào ngành công nghiệp dầu khí như Iran và Nga.
Tuy vậy, các nhà phân tích cho rằng nếu tình trạng giá dầu rẻ kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ mới lớn hơn về địa chính trị mà Washington sẽ không mong muốn chứng kiến.
Thậm chí nếu giá dầu giảm 70% tác động tiêu cực tới ngành công nghiệp dầu khí của Mỹ, nhưng lại có lợi cho nền kinh tế lớn nhất thế giới trong bối cảnh Mỹ vẫn là nước nhập khẩu dầu ròng: Nên khi giá dầu thô giảm thì cán cân thương mại của nước này tiếp tục được cải thiện.
Theo ông Bruce Everett, cựu quan chức của công ty năng lượng ExxonMobil và giáo sư làm tại trường Đại học Tufts, hiện không có gì băn khoăn về việc giá dầu rẻ liệu có lợi cho nền kinh tế Mỹ. Tất nhiên việc giá dầu giảm đang tác động bất lợi tới một số nước, song đối với nền kinh tế và người tiêu dùng Mỹ thì đó là một điều tốt.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết, trong quý IV/2015 nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ tăng trưởng 0,7%, sau các mức tăng lần lượt 2% của quý III/2015 và 3,9% trong quý II/2015. Xu hướng giảm tốc của kinh tế Mỹ ở quý cuối cùng của năm ngoái diễn ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng chậm lại và sự biến động mạnh trên các thị trường tài chính tác động tiêu cực đến hoạt động đầu tư kinh doanh cũng như chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ.
Mặc dù mức tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong quý IV/2015 và trong cả năm 2015 (tăng 2,4%, tương đương mức tăng của năm 2014) vẫn cao hơn nhiều so với các nền kinh tế tiên tiến khác, song đà tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế này vẫn làm dấy lên những lo ngại về "sức khỏe" của kinh tế Mỹ, khi nhiều nền kinh tế khác, trong đó có Trung Quốc, cũng đang phải vật lộn để duy trì đà tăng trưởng. Các chuyên gia nhận định những yếu tố chính khiến kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại là sự thu hẹp trong hoạt động đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, theo sau tình trạng lao dốc của giá dầu và sự mạnh lên của đồng USD gây sức ép đối với lĩnh vực xuất khẩu.
Trong khi đó, các nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu mỏ như Nga, Venezuela và Iran, thì nền kinh tế đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tình trạng giá dầu lao dốc. Theo chuyên gia về an ninh và Trung Đông Anthony Cordesman của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế tại Washington, Iran được phép xuất khẩu dầu trở lại khi giá dầu đang tiếp tục giảm nên ảnh hưởng (về nguồn thu xuất khẩu) đối với nước này là không lớn. Thậm chí với giá 40 USD/thùng, tức cao hơn 15% so với mức giá hiện nay, việc nối lại hoạt động xuất khẩu dầu sẽ không có tác động kinh tế lớn đối với quốc gia Hồi giáo có 84 triệu dân này.
Khủng hoảng giá dầu gần như là món quà "trời cho" đối với nền kinh tế Mỹ, với giá dầu rẻ hơn có lợi cho người tiêu dùng và giới doanh nghiệp của nước này, trong khi gây khó khăn cho những quốc gia dựa nhiều vào ngành công nghiệp dầu khí như Iran và Nga.
Tuy vậy, các nhà phân tích cho rằng nếu tình trạng giá dầu rẻ kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ mới lớn hơn về địa chính trị mà Washington sẽ không mong muốn chứng kiến.
Thậm chí nếu giá dầu giảm 70% tác động tiêu cực tới ngành công nghiệp dầu khí của Mỹ, nhưng lại có lợi cho nền kinh tế lớn nhất thế giới trong bối cảnh Mỹ vẫn là nước nhập khẩu dầu ròng: Nên khi giá dầu thô giảm thì cán cân thương mại của nước này tiếp tục được cải thiện.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết, trong quý IV/2015 nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ tăng trưởng 0,7%, sau các mức tăng lần lượt 2% của quý III/2015 và 3,9% trong quý II/2015. Xu hướng giảm tốc của kinh tế Mỹ ở quý cuối cùng của năm ngoái diễn ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng chậm lại và sự biến động mạnh trên các thị trường tài chính tác động tiêu cực đến hoạt động đầu tư kinh doanh cũng như chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ.
Mặc dù mức tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong quý IV/2015 và trong cả năm 2015 (tăng 2,4%, tương đương mức tăng của năm 2014) vẫn cao hơn nhiều so với các nền kinh tế tiên tiến khác, song đà tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế này vẫn làm dấy lên những lo ngại về "sức khỏe" của kinh tế Mỹ, khi nhiều nền kinh tế khác, trong đó có Trung Quốc, cũng đang phải vật lộn để duy trì đà tăng trưởng. Các chuyên gia nhận định những yếu tố chính khiến kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại là sự thu hẹp trong hoạt động đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, theo sau tình trạng lao dốc của giá dầu và sự mạnh lên của đồng USD gây sức ép đối với lĩnh vực xuất khẩu.
Trong khi đó, các nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu mỏ như Nga, Venezuela và Iran, thì nền kinh tế đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tình trạng giá dầu lao dốc. Theo chuyên gia về an ninh và Trung Đông Anthony Cordesman của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế tại Washington, Iran được phép xuất khẩu dầu trở lại khi giá dầu đang tiếp tục giảm nên ảnh hưởng (về nguồn thu xuất khẩu) đối với nước này là không lớn. Thậm chí với giá 40 USD/thùng, tức cao hơn 15% so với mức giá hiện nay, việc nối lại hoạt động xuất khẩu dầu sẽ không có tác động kinh tế lớn đối với quốc gia Hồi giáo có 84 triệu dân này.
Anh Quân (TTXVN)
Relate Threads