Giá dầu giảm do áp lực thừa cung, viễn cảnh Nigeria

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Giá dầu phiên 29/8 giảm 1%, đứt mạch tăng 2 phiên liên tiếp, do lo ngại về thừa cung và đồn đoán phiến quân Nigeria sẽ dừng mọi hoạt động phá hoại.

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 10/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 66 cent, tương ứng 1,4%, xuống 46,98 USD/thùng.

Giá dầu Brent giao tháng 9/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 66 cent, tương đương 1,3%, xuống 49,26 USD/thùng.

cosmo-oil-co-refinery-sakaide,-kagawa-western-japan_30613151.jpg

Theo kết quả khảo sát của Reuters, lượng dầu lưu kho của Mỹ tuần qua được dự đoán tăng 1,3 triệu thùng, ghi nhận tuần thứ 2 tăng liên tiếp.

Trong khi đó, phiến quân Nigeria cam kết dừng mọi hành động thù địch nhằm vào ngành dầu khí tại nước sản xuất dầu thô số 1 châu Phi này.

Chủ tịch Fed Janet Yellen hôm 26/8 đã phát tín hiệu rằng Ngân hàng trung ương Mỹ có thể nâng lãi suất trong vài tuần tới hoặc tháng tới. Lãi suất tăng sẽ đẩy USD lên cao, khiến giá dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với khách hàng sử dụng ngoại tệ. Chỉ số Đôla Wall Street Journal, theo dõi USD với 16 đồng tiền trong giỏ tiền tệ, phiên 29/8 tăng 0,1%.

Tuy giá dầu tăng hơn 25% kể từ đầu năm đến nay do đồn đoán tình trạng thừa cung toàn cầu sẽ giảm, song nhiều nhà phân tích và giới đầu tư nhận định mức trần sẽ là 50 USD/thùng và nhiều công ty sản xuất dầu có thể lại tăng sản lượng.

Hôm 29/8, hãng Statoil ASA của Na Uy cho biết, giếng dầu Johan Sverdrup tại Biển Bắc có thể mang lại lợi nhuận ngay cả khi giá dầu giảm xuống dưới 25 USD/ounce. Hãng này cũng tăng sản lượng khai thác từ giếng dầu này.

Theo số liệu của Baker Hughes, số giàn khoan dầu của Mỹ tuần qua không đổi sau 8 tuần tăng liên tiếp. Hoạt động khoan dầu của Mỹ tích cực hơn đã dấy lên lo ngại giá dầu đã đủ cao để khuyến khích các nhà sản xuất tăng sản lượng, khiến tình trạng thừa cung trở nên trầm trọng hơn.

Giá dầu đã tăng từ đầu tháng 8 đến giữa tuần trước sau những tín hiệu cho thấy Arab Saudi và các nước thành viên OPEC khác có thể cùng với các nước ngoại khối đi đến thỏa thuận đóng băng sản lượng tại phiên họp ở Algeria vào ngày 26-28/9 tới đây.

Nhật Trường - Nhịp cầu Đầu tư​
 

Việc làm nổi bật

Top