Giá dầu phiên 1/2 giảm mạnh khi giới đầu tư mất hy vọng các nước sản xuất chủ chốt sẽ hợp tác để giảm sản lượng.
Giá dầu lên cao nhất 3 tuần hồi cuối tuần trước do đồn đoán các nước tăng trưởng kích thích và hợp tác cắt giảm sản lượng giữa Nga và OPEC.
Nhưng nhiều nhà lãnh đạo OPEC đã và đang “dập tắt” đồn đoán này. Số liệu mới cho thấy sản lượng dầu thô của Mỹ vẫn ổn định trong khi lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc tiếp tục suy giảm. Những yếu tố đẩy giá dầu xuống mức thấp kỷ lục trong 19 tháng qua vẫn chưa thay đổi, giới phân tích cho biết.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 3/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 2 USD, tương ứng 6%, xuống 31,62 USD/thùng, mức giảm hàng ngày lớn nhất kể từ 6/1 và chấm dứt mạch tăng 4 phiên liên tiếp.
Giá dầu Brent giao tháng 3/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,75 USD, tương đương 4,9%, xuống 34,24 USD/thùng.
Đầu tuần trước, các quan chức OPEC đã bác bỏ tuyên bố của Nga về việc hợp tác trong cắt giảm sản lượng. Hôm thứ Sáu 29/1, Iran cũng cho biết, nước này “sẽ không xem xét việc cắt giảm sản lượng” cho đến khi xuất khẩu tăng thêm 1,5 triẹu thùng so với mức 1 triệu thùng/ngày hiện nay. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán xuất khẩu dầu thô của Iran sẽ tăng thêm 300.000 thùng/ngày vào cuối năm nay sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.
Các nhà phân tích tại Goldman Sachs trong báo cáo ra hôm Chủ nhật 31/1 cho biết, việc hợp tác trong cắt giảm sản lượng dầu thô có nhiều khả năng không thể diễn ra. Giá dầu cần tiếp tục duy trì ở mức độ đủ thấp để buộc các yếu tố cơ bản phải điều chỉnh sang trạng thái cân bằng mới.
Việc này có thể khiến giá dầu dao động ở 20-40 USD/thùng cho đến nửa cuối năm nay. Giới phân tích dự đoán giá sẽ biến động mạnh và chưa có xu hướng rõ ràng cho thời điểm nêu trên.
Arab Saudi tiếp tục bơm dầu với tốc độ kỷ lục nhằm giữ thị phần trong bối cảnh cạnh tranh với Nga, Mỹ và các nước khác ngoài OPEC. Năm 2015, sản lượng dầu thô của Nga đạt kỷ lục thời hậu Xô-viết. Trong khi đó, số liệu của chính phủ Mỹ hôm thứ Sáu 29/1 cho thấy, sản lượng dầu thô của nước này trong tháng 11/2015 tiếp tục tăng 1,3% so với cùng kỳ lên 9,3 triệu thùng/ngày.
Số liệu sản xuất đáng thất vọng của Trung Quốc cũng ảnh hưởng tiêu cực đến giá dầu. Tổng cục Thống kê Trung Quốc hôm thứ Hai 1/2 cho biết, chỉ số nhà quản lý trị mua hàng lĩnh vực sản xuất của nước này trong tháng 1/2016 giảm xuống 49,4 điểm từ 49,7 điểm trong tháng 12/2015, thấp nhất kể từ tháng 8/2012 và ghi nhận tháng giảm thứ 6 liên tiếp.
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng chậm lại đang gia tăng áp lực lên giá dầu. GDP của Trung Quốc năm 2015 chỉ tăng 6,9%, chậm nhất trong 25 năm qua.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc năm nay có thể tăng 7% do sự gia tăng nhu cầu của các nhà máy lọc dầu nội địa và chính phủ tăng dự trự chiến lược. Nhu cầu dầu thô của Trung Quốc năm 2015 tăng 8,8%.
Giá dầu lên cao nhất 3 tuần hồi cuối tuần trước do đồn đoán các nước tăng trưởng kích thích và hợp tác cắt giảm sản lượng giữa Nga và OPEC.
Nhưng nhiều nhà lãnh đạo OPEC đã và đang “dập tắt” đồn đoán này. Số liệu mới cho thấy sản lượng dầu thô của Mỹ vẫn ổn định trong khi lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc tiếp tục suy giảm. Những yếu tố đẩy giá dầu xuống mức thấp kỷ lục trong 19 tháng qua vẫn chưa thay đổi, giới phân tích cho biết.
Giá dầu Brent giao tháng 3/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,75 USD, tương đương 4,9%, xuống 34,24 USD/thùng.
Đầu tuần trước, các quan chức OPEC đã bác bỏ tuyên bố của Nga về việc hợp tác trong cắt giảm sản lượng. Hôm thứ Sáu 29/1, Iran cũng cho biết, nước này “sẽ không xem xét việc cắt giảm sản lượng” cho đến khi xuất khẩu tăng thêm 1,5 triẹu thùng so với mức 1 triệu thùng/ngày hiện nay. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán xuất khẩu dầu thô của Iran sẽ tăng thêm 300.000 thùng/ngày vào cuối năm nay sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.
Các nhà phân tích tại Goldman Sachs trong báo cáo ra hôm Chủ nhật 31/1 cho biết, việc hợp tác trong cắt giảm sản lượng dầu thô có nhiều khả năng không thể diễn ra. Giá dầu cần tiếp tục duy trì ở mức độ đủ thấp để buộc các yếu tố cơ bản phải điều chỉnh sang trạng thái cân bằng mới.
Việc này có thể khiến giá dầu dao động ở 20-40 USD/thùng cho đến nửa cuối năm nay. Giới phân tích dự đoán giá sẽ biến động mạnh và chưa có xu hướng rõ ràng cho thời điểm nêu trên.
Arab Saudi tiếp tục bơm dầu với tốc độ kỷ lục nhằm giữ thị phần trong bối cảnh cạnh tranh với Nga, Mỹ và các nước khác ngoài OPEC. Năm 2015, sản lượng dầu thô của Nga đạt kỷ lục thời hậu Xô-viết. Trong khi đó, số liệu của chính phủ Mỹ hôm thứ Sáu 29/1 cho thấy, sản lượng dầu thô của nước này trong tháng 11/2015 tiếp tục tăng 1,3% so với cùng kỳ lên 9,3 triệu thùng/ngày.
Số liệu sản xuất đáng thất vọng của Trung Quốc cũng ảnh hưởng tiêu cực đến giá dầu. Tổng cục Thống kê Trung Quốc hôm thứ Hai 1/2 cho biết, chỉ số nhà quản lý trị mua hàng lĩnh vực sản xuất của nước này trong tháng 1/2016 giảm xuống 49,4 điểm từ 49,7 điểm trong tháng 12/2015, thấp nhất kể từ tháng 8/2012 và ghi nhận tháng giảm thứ 6 liên tiếp.
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng chậm lại đang gia tăng áp lực lên giá dầu. GDP của Trung Quốc năm 2015 chỉ tăng 6,9%, chậm nhất trong 25 năm qua.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc năm nay có thể tăng 7% do sự gia tăng nhu cầu của các nhà máy lọc dầu nội địa và chính phủ tăng dự trự chiến lược. Nhu cầu dầu thô của Trung Quốc năm 2015 tăng 8,8%.
Theo: Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads