USD tiếp tục đà tăng, khiến giá dầu đi xuống và dấy lên câu hỏi về nhu cầu dầu thô của Trung Quốc.
Giá dầu phiên 27/6 giảm mạnh nhất kể từ tháng 2/2016 khi USD mạnh lên và giới đầu tư tìm kiếm tài sản trú ẩn tiếp tục bán tháo sau khi người dân Anh bất ngờ lựa chọn ủng hộ việc nước này ra khỏi EU (Brexit).
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 8/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1,31 USD, tương đương 2,7%, xuống 46,33 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 8/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,25 USD, tương ứng 2,6%, xuống 47,16 USD/thùng, thấp nhất kể từ 10/5/2015.
Giá dầu giảm trong bối cảnh giá hàng hóa, chứng khoán và nhiều đồng tiền đi xuống kể từ khi người dân Anh quyết định bỏ phiếu ra khỏi EU (Brexit), khiến giới đầu tư ngạc nhiên. Lựa chọn này của người Anh cũng làm cho nhà đầu tư mất lòng tin vào sự ổn định của kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu, buộc họ thoát khỏi tài sản rủi ro hơn và đổ tiền vào hầm trú ẩn truyền thống như vàng và USD.
Phiên 27/6, bảng Anh tiếp tục giảm trong khi USD đi lên. Chỉ số Đôla Wall Street Journal, theo dõi USD với 16 đồng tiền trong giỏ tiền tệ, tăng 1,1%.
Giá dầu đã có đợt tăng giá mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính, tăng gần gấp đôi kể từ cuối tháng 2/2016 khi giới đầu tư đặt cược rằng gián đoạn nguồn cung tại một số khu vực trên thế giới và sản lượng dầu thô của Mỹ giảm đang kéo giảm tình trạng thừa cung toàn cầu.
Nhiều nhà phân tích hôm thứ Hai 27/6 cho rằng những yếu tố giúp giá dầu tăng trong dài hạn vẫn hiện hữu. Ngay cả khi Brexit gây ra hiệu ứng đôminô, ảnh hưởng xấu đến các nền kinh tế lớn trên thế giới, thì nhu cầu dầu thô cũng chỉ giảm 130.000 thùng, hay 0,1% nhu cầu toàn cầu. Deutsche Bank ước tính nhu cầu dầu thô toàn cầu chỉ giảm 100.000 thùng/ngày trong khi gián đoạn nguồn cung tại Nigeria khiến nguồn cung toàn cầu giảm 400.000 thùng/ngày.
Nhưng Golman Sachs và Morgan Stanley lại chỉ ra mối nguy lớn từ Trung Quốc. Khi nhà đầu tư đổ xô vào USD, yên và tài sản trú ẩn an toàn khác, Trung Quốc sẽ cố gắng ngăn chặn việc phá giá đồng nội tệ, theo Goldman. Nhu cầu xăng và diesel của Trung Quốc trong tháng 5 cũng giảm, Morgan Stanley cho hay.
Giá dầu phiên 27/6 giảm mạnh nhất kể từ tháng 2/2016 khi USD mạnh lên và giới đầu tư tìm kiếm tài sản trú ẩn tiếp tục bán tháo sau khi người dân Anh bất ngờ lựa chọn ủng hộ việc nước này ra khỏi EU (Brexit).
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 8/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1,31 USD, tương đương 2,7%, xuống 46,33 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 8/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,25 USD, tương ứng 2,6%, xuống 47,16 USD/thùng, thấp nhất kể từ 10/5/2015.
Phiên 27/6, bảng Anh tiếp tục giảm trong khi USD đi lên. Chỉ số Đôla Wall Street Journal, theo dõi USD với 16 đồng tiền trong giỏ tiền tệ, tăng 1,1%.
Giá dầu đã có đợt tăng giá mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính, tăng gần gấp đôi kể từ cuối tháng 2/2016 khi giới đầu tư đặt cược rằng gián đoạn nguồn cung tại một số khu vực trên thế giới và sản lượng dầu thô của Mỹ giảm đang kéo giảm tình trạng thừa cung toàn cầu.
Nhiều nhà phân tích hôm thứ Hai 27/6 cho rằng những yếu tố giúp giá dầu tăng trong dài hạn vẫn hiện hữu. Ngay cả khi Brexit gây ra hiệu ứng đôminô, ảnh hưởng xấu đến các nền kinh tế lớn trên thế giới, thì nhu cầu dầu thô cũng chỉ giảm 130.000 thùng, hay 0,1% nhu cầu toàn cầu. Deutsche Bank ước tính nhu cầu dầu thô toàn cầu chỉ giảm 100.000 thùng/ngày trong khi gián đoạn nguồn cung tại Nigeria khiến nguồn cung toàn cầu giảm 400.000 thùng/ngày.
Nhưng Golman Sachs và Morgan Stanley lại chỉ ra mối nguy lớn từ Trung Quốc. Khi nhà đầu tư đổ xô vào USD, yên và tài sản trú ẩn an toàn khác, Trung Quốc sẽ cố gắng ngăn chặn việc phá giá đồng nội tệ, theo Goldman. Nhu cầu xăng và diesel của Trung Quốc trong tháng 5 cũng giảm, Morgan Stanley cho hay.
Phan Nguyễn - Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads