Phiên 23/2, giá dầu giảm mạnh khi Bộ trưởng Dầu mỏ Arab Saudi tuyên bố việc cắt giảm sản lượng sẽ không diễn ra.
Trước đó, giá dầu cũng chịu áp lực sau bình luận của Bộ trưởng Dầu mỏ Iran bác bỏ đồn đoán rằng nước này sẽ đóng băng sản lượng.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 4/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1,52 USD, tương ứng 4,6%, xuống 31,87 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 4/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,42 USD, tương đương 4,1%, xuống 33,27 USD/thùng.
Đầu tuần này, giá dầu tăng khi các nước sản xuất chủ chốt, kể cả Arab Saudi và Nga, đề xuất thỏa thuận đóng băng sản lượng ở mức của tháng 1/2016. Một số nhà đầu tư coi đây là “khúc dạo đầu” của việc cắt giảm sản lượng.
Nhưng Bộ trưởng Dầu mỏ Arab Saudi Ali al-Naimi trong cuộc hội thảo HIS CERAWeek ở Houston hôm thứ Ba 23/2 đã tuyên bố việc cắt giảm sản lượng dầu thô sẽ không diễn ra. “Sẽ là lãng phí thời gian khi đi tìm thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu thô. Việc đóng băng sản lượng sẽ khiến lượng dầu lưu kho giảm từ từ, nhưng cần phải có thời gian”, ông Naimi cho biết.
Thậm chí giới quan sát thị trường cũng tỏ ra hoài nghi về tính khả thi của thỏa thuận đóng bắng sản lượng. Hôm thứ Ba 23/2, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh đã gọi đồn đoán Iran sẽ đóng băng sản lượng là “một câu bông đùa”.
Giới thương nhân cũng đang chờ số liệu về lượng dầu lưu kho của Mỹ, công bố vào thứ Tư 24/2. Giới phân tích trong khảo sát Wall Street Journal dự đoán lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 19/2 tăng 2,4 triệu thùng.
Trong khi đó, hôm thứ Ba, Viện Dầu mỏ Mỹ (API) cho biết, theo số liệu của Viện, lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 19/2 tăng 7,1 triệu thùng, dự trữ xăng tăng 569.000 thùng trong khi nguồn cung sản phẩm chưng cất giảm 267.000 thùng.
Giá dầu lao dốc đã dấy lên lo ngại rằng các ngân hàng có thể không thể thu hồi được khoản cho vay đối với các công ty năng lượng. Hơn 1/3 các công ty thăm dò và khai thác dầu khí trên toàn thế giới đang có nguy có nộp đơn xin phá sản trong năm nay, theo một nghiên cứu của Deloitte.
Thị trường dầu thô toàn cầu đã thừa cung trong hơn 1 năm rưỡi qua, khiến giá dầu rơi xuống mức thấp nhất 12 năm hồi đầu tháng 2. Tại Mỹ, lượng dầu lưu kho đang ở mức cao nhất trong hơn 80 năm qua.
OPEC đã khiến thị trường bị sốc trong tháng 11/2014 khi quyết định không giảm sản lượng để hỗ trợ giá dầu. Kể từ đó, một số nước sản xuất chủ chốt, kể cả Arab Saudi và Nga, liên tục tăng sản lượng để giành và giữ thị phần trong môi trường giá thấp. Iran bắt đầu tăng sản lượng trong tháng 1/2016 kể từ khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.
Trước đó, giá dầu cũng chịu áp lực sau bình luận của Bộ trưởng Dầu mỏ Iran bác bỏ đồn đoán rằng nước này sẽ đóng băng sản lượng.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 4/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1,52 USD, tương ứng 4,6%, xuống 31,87 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 4/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,42 USD, tương đương 4,1%, xuống 33,27 USD/thùng.
Nhưng Bộ trưởng Dầu mỏ Arab Saudi Ali al-Naimi trong cuộc hội thảo HIS CERAWeek ở Houston hôm thứ Ba 23/2 đã tuyên bố việc cắt giảm sản lượng dầu thô sẽ không diễn ra. “Sẽ là lãng phí thời gian khi đi tìm thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu thô. Việc đóng băng sản lượng sẽ khiến lượng dầu lưu kho giảm từ từ, nhưng cần phải có thời gian”, ông Naimi cho biết.
Thậm chí giới quan sát thị trường cũng tỏ ra hoài nghi về tính khả thi của thỏa thuận đóng bắng sản lượng. Hôm thứ Ba 23/2, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh đã gọi đồn đoán Iran sẽ đóng băng sản lượng là “một câu bông đùa”.
Giới thương nhân cũng đang chờ số liệu về lượng dầu lưu kho của Mỹ, công bố vào thứ Tư 24/2. Giới phân tích trong khảo sát Wall Street Journal dự đoán lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 19/2 tăng 2,4 triệu thùng.
Trong khi đó, hôm thứ Ba, Viện Dầu mỏ Mỹ (API) cho biết, theo số liệu của Viện, lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 19/2 tăng 7,1 triệu thùng, dự trữ xăng tăng 569.000 thùng trong khi nguồn cung sản phẩm chưng cất giảm 267.000 thùng.
Giá dầu lao dốc đã dấy lên lo ngại rằng các ngân hàng có thể không thể thu hồi được khoản cho vay đối với các công ty năng lượng. Hơn 1/3 các công ty thăm dò và khai thác dầu khí trên toàn thế giới đang có nguy có nộp đơn xin phá sản trong năm nay, theo một nghiên cứu của Deloitte.
Thị trường dầu thô toàn cầu đã thừa cung trong hơn 1 năm rưỡi qua, khiến giá dầu rơi xuống mức thấp nhất 12 năm hồi đầu tháng 2. Tại Mỹ, lượng dầu lưu kho đang ở mức cao nhất trong hơn 80 năm qua.
OPEC đã khiến thị trường bị sốc trong tháng 11/2014 khi quyết định không giảm sản lượng để hỗ trợ giá dầu. Kể từ đó, một số nước sản xuất chủ chốt, kể cả Arab Saudi và Nga, liên tục tăng sản lượng để giành và giữ thị phần trong môi trường giá thấp. Iran bắt đầu tăng sản lượng trong tháng 1/2016 kể từ khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.
Phan Nguyễn - Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads