Theo tính toán, khi giá dầu về dưới ngưỡng 35 USD/thùng thì ngân sách Nhà nước hụt thu 10.000 tỷ đồng. Tháng 1-2016, giá dầu thế giới có phiên xuống dưới 27 USD/thùng. Giá dầu lao dốc tác động lớn tới nguồn thu ngân sách Nhà nước năm 2016. Trước diễn biến đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã chuẩn bị nhiều phương án ứng phó.
Tiếp tục nhiều khó khăn
Nguồn cung thừa là nguyên nhân khiến dầu lửa mất giá tới 70% kể từ giữa năm 2014. Ngày 1-2-2016, thông báo giá dầu Brent giao tháng 4-2016 giảm còn 35,64 USD/thùng. Hầu hết dự báo giá dầu năm 2016 đều không mấy lạc quan, thậm chí Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) còn cho rằng giá dầu có thể sẽ giảm đến mức còn 20 USD/thùng. Hãng nghiên cứu BMI của Mỹ dự báo, đến nửa cuối năm 2016, giá dầu mới tăng dần trở lại. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) thì ước tính, trong năm nay giá dầu dù phục hồi nhẹ trở lại nhưng vẫn dưới 35 USD/thùng. Liên quan vấn đề này, tại cuộc họp giao ban ngày 1-2-2016 do Bộ Công Thương tổ chức, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng nhận định, xu thế giá dầu năm 2016 còn diễn biến phức tạp.
Hệ lụy tiêu cực của sự suy giảm giá dầu tới mức thấp nhất trong hơn chục năm qua là khó tưởng tượng được, ngay cả với các công ty dầu khí hùng mạnh nhất. Đặc biệt hơn, điều đó lại xảy ra trong bối cảnh thách thức vô cùng lớn từ những biến động xấu về kinh tế tài chính thế giới. Hơn nữa, giá dầu thô sẽ còn rất khó lường trong tình hình các quốc gia xuất khẩu dầu thô thuộc Tổ chức Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tiếp tục duy trì sản lượng cao, khi Mỹ giỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô, khi Iran dự kiến tăng nguồn cung rất lớn ra thế giới sau cấm vận.
Việt Nam xuất khẩu lượng dầu thô không lớn nhưng thu ngân sách từ dầu thô chiếm tỷ trọng không nhỏ. Tác động của giá dầu thấp ảnh hưởng khá nặng nề, tạo ra áp lực đối với thu ngân sách thời gian tới. Tuy nhiên, theo tính toán của các chuyên gia, Việt Nam vẫn là nước nhập khẩu xăng dầu nhiên liệu, việc giá xăng dầu hạ giúp giảm chi phí đầu vào đã tác động tích cực tới tăng trưởng và so với chỗ mất giá dầu thô thì nếu tính toán số học đơn thuần, chênh lệch về tiền cũng không lớn.
Nhiều phương án ứng phó
Petrovietnam và các đơn vị thành viên của Petrovietnam là những đơn vị chịu thiệt hại lớn nhất trong vòng xoáy sâu này của giá dầu. Mỗi thùng dầu mất giá 1 USD thì doanh thu toàn Tập đoàn giảm 5.400 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước giảm 1.500 tỷ đồng. Tuy vậy, nhờ việc đưa vào khai thác các mỏ dầu khí ở nước ngoài (tại Nga, Peru, Algeria) nên đã đưa về ngoại tệ khoảng 1,4 tỷ USD; do đó cũng phần nào khắc phục được phần hụt thu lớn từ giá dầu giảm và phần nào đảm bảo được mục tiêu doanh thu năm 2015.
Hiện nay, tính trung bình, giá thành khai thác dầu tại các mỏ trong nước khoảng 27 USD/thùng. Nếu giá dầu rơi xuống quanh con số này, nhiều vấn đề phức tạp được đặt ra, Petrovietnam sẽ ứng phó thế nào? Đóng mỏ để giữ tài nguyên hay tiếp tục khai thác? Lấy lượng bù giá, chấp nhận lỗ để có nguồn thu hay khai thác cầm chừng chờ giá lên?
Lãnh đạo Petrovietnam đã xác định: Dù là phương án nào cũng vẫn phải chi phí bảo dưỡng mỏ, vẫn phải duy trì hoạt động tìm kiếm, thăm dò, gia tăng trữ lượng cho những tính toán lâu dài. Nếu không, khi giá dầu phục hồi, Việt Nam có thể suy yếu năng lực thăm dò, khai thác trong khi ngành dầu khí vẫn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế.
Năm 2015, tổng thu ngân sách Nhà nước 957.000 tỷ đồng, đạt 105% dự toán, bằng 103,1% số ước thu cả năm và vì vậy vẫn giữ vững cán cân tài chính quốc gia, điều hành thu chi ngân sách Nhà nước đã không hề bị động với việc giá dầu giảm sâu. Ngân sách trung ương hụt khoảng 31.300 tỷ đồng, trong khi ngân sách địa phương tăng khoảng 47.700 tỷ đồng. Bộ Tài chính sẽ phải tiếp tục tính toán các phương án nhằm bù đắp khoản hụt thu ngân sách Nhà nước từ dầu thô với nhiều kịch bản trong năm 2016.
Để ứng phó diễn biến giá dầu trong năm 2016 và thời gian tới, Petrovietnam đã đưa ra nhiều phương án, thực hiện đồng loạt các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước và bảo toàn vốn của Tập đoàn. Petrovietnam đang rà soát lại tổng thể chi phí khai thác từng mỏ, tiết kiệm tối đa chi phí vận hành và chi phí quản lý phân bổ. Củng cố và tăng cường công tác dự báo thị trường để luôn chủ động cân đối hợp lý sản lượng khai thác của từng mỏ so với giá thành tại từng thời điểm. Tập trung rà soát, tiết giảm thêm 10 – 20% các loại chi phí ở Tập đoàn và tất cả các đơn vị thành viên trong Petrovietnam. Ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ mới, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng cường công tác quản trị rủi ro. Điều phối hợp lý giữa sản lượng khai thác, xuất khẩu và chế biến để đảm bảo hiệu quả kinh tế. Cân đối nguồn vốn, dòng tiền cho nhu cầu đầu tư phát triển, sản xuất kinh doanh; phân loại và sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư, đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn, đầu tư theo trọng điểm; tập trung vốn cho các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính của Tập đoàn; chủ động dừng hoặc giãn tiến độ các dự án chưa thực sự cấp bách, hiệu quả kinh tế - xã hội không cao.
Giá dầu càng giảm sâu và kéo dài thì tác động của nó tới các công ty năng lượng và những nước đang trỗi dậy (lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu thô) cũng như nền kinh tế thế giới là rất lớn. Dầu mỏ là tài nguyên không tái tạo, là nhiên liệu tối cần thiết cho mỗi quốc gia, do vậy dù giá có xuống, chắc chắn sẽ đến ngày nó phải lên theo đúng quy luật. Vấn đề là khả năng đối phó, sức chịu đựng và tâm thế chuẩn bị cho tương lai của mỗi công ty, mỗi quốc gia như thế nào mà thôi.
Tiếp tục nhiều khó khăn
Nguồn cung thừa là nguyên nhân khiến dầu lửa mất giá tới 70% kể từ giữa năm 2014. Ngày 1-2-2016, thông báo giá dầu Brent giao tháng 4-2016 giảm còn 35,64 USD/thùng. Hầu hết dự báo giá dầu năm 2016 đều không mấy lạc quan, thậm chí Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) còn cho rằng giá dầu có thể sẽ giảm đến mức còn 20 USD/thùng. Hãng nghiên cứu BMI của Mỹ dự báo, đến nửa cuối năm 2016, giá dầu mới tăng dần trở lại. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) thì ước tính, trong năm nay giá dầu dù phục hồi nhẹ trở lại nhưng vẫn dưới 35 USD/thùng. Liên quan vấn đề này, tại cuộc họp giao ban ngày 1-2-2016 do Bộ Công Thương tổ chức, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng nhận định, xu thế giá dầu năm 2016 còn diễn biến phức tạp.
Việt Nam xuất khẩu lượng dầu thô không lớn nhưng thu ngân sách từ dầu thô chiếm tỷ trọng không nhỏ. Tác động của giá dầu thấp ảnh hưởng khá nặng nề, tạo ra áp lực đối với thu ngân sách thời gian tới. Tuy nhiên, theo tính toán của các chuyên gia, Việt Nam vẫn là nước nhập khẩu xăng dầu nhiên liệu, việc giá xăng dầu hạ giúp giảm chi phí đầu vào đã tác động tích cực tới tăng trưởng và so với chỗ mất giá dầu thô thì nếu tính toán số học đơn thuần, chênh lệch về tiền cũng không lớn.
Nhiều phương án ứng phó
Petrovietnam và các đơn vị thành viên của Petrovietnam là những đơn vị chịu thiệt hại lớn nhất trong vòng xoáy sâu này của giá dầu. Mỗi thùng dầu mất giá 1 USD thì doanh thu toàn Tập đoàn giảm 5.400 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước giảm 1.500 tỷ đồng. Tuy vậy, nhờ việc đưa vào khai thác các mỏ dầu khí ở nước ngoài (tại Nga, Peru, Algeria) nên đã đưa về ngoại tệ khoảng 1,4 tỷ USD; do đó cũng phần nào khắc phục được phần hụt thu lớn từ giá dầu giảm và phần nào đảm bảo được mục tiêu doanh thu năm 2015.
Hiện nay, tính trung bình, giá thành khai thác dầu tại các mỏ trong nước khoảng 27 USD/thùng. Nếu giá dầu rơi xuống quanh con số này, nhiều vấn đề phức tạp được đặt ra, Petrovietnam sẽ ứng phó thế nào? Đóng mỏ để giữ tài nguyên hay tiếp tục khai thác? Lấy lượng bù giá, chấp nhận lỗ để có nguồn thu hay khai thác cầm chừng chờ giá lên?
Lãnh đạo Petrovietnam đã xác định: Dù là phương án nào cũng vẫn phải chi phí bảo dưỡng mỏ, vẫn phải duy trì hoạt động tìm kiếm, thăm dò, gia tăng trữ lượng cho những tính toán lâu dài. Nếu không, khi giá dầu phục hồi, Việt Nam có thể suy yếu năng lực thăm dò, khai thác trong khi ngành dầu khí vẫn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế.
Năm 2015, tổng thu ngân sách Nhà nước 957.000 tỷ đồng, đạt 105% dự toán, bằng 103,1% số ước thu cả năm và vì vậy vẫn giữ vững cán cân tài chính quốc gia, điều hành thu chi ngân sách Nhà nước đã không hề bị động với việc giá dầu giảm sâu. Ngân sách trung ương hụt khoảng 31.300 tỷ đồng, trong khi ngân sách địa phương tăng khoảng 47.700 tỷ đồng. Bộ Tài chính sẽ phải tiếp tục tính toán các phương án nhằm bù đắp khoản hụt thu ngân sách Nhà nước từ dầu thô với nhiều kịch bản trong năm 2016.
Để ứng phó diễn biến giá dầu trong năm 2016 và thời gian tới, Petrovietnam đã đưa ra nhiều phương án, thực hiện đồng loạt các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước và bảo toàn vốn của Tập đoàn. Petrovietnam đang rà soát lại tổng thể chi phí khai thác từng mỏ, tiết kiệm tối đa chi phí vận hành và chi phí quản lý phân bổ. Củng cố và tăng cường công tác dự báo thị trường để luôn chủ động cân đối hợp lý sản lượng khai thác của từng mỏ so với giá thành tại từng thời điểm. Tập trung rà soát, tiết giảm thêm 10 – 20% các loại chi phí ở Tập đoàn và tất cả các đơn vị thành viên trong Petrovietnam. Ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ mới, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng cường công tác quản trị rủi ro. Điều phối hợp lý giữa sản lượng khai thác, xuất khẩu và chế biến để đảm bảo hiệu quả kinh tế. Cân đối nguồn vốn, dòng tiền cho nhu cầu đầu tư phát triển, sản xuất kinh doanh; phân loại và sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư, đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn, đầu tư theo trọng điểm; tập trung vốn cho các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính của Tập đoàn; chủ động dừng hoặc giãn tiến độ các dự án chưa thực sự cấp bách, hiệu quả kinh tế - xã hội không cao.
Giá dầu càng giảm sâu và kéo dài thì tác động của nó tới các công ty năng lượng và những nước đang trỗi dậy (lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu thô) cũng như nền kinh tế thế giới là rất lớn. Dầu mỏ là tài nguyên không tái tạo, là nhiên liệu tối cần thiết cho mỗi quốc gia, do vậy dù giá có xuống, chắc chắn sẽ đến ngày nó phải lên theo đúng quy luật. Vấn đề là khả năng đối phó, sức chịu đựng và tâm thế chuẩn bị cho tương lai của mỗi công ty, mỗi quốc gia như thế nào mà thôi.
Báo Hải Quan
Relate Threads