Giá dầu phiên 21/4 giảm khi bình luận lạc quan của quan chức dầu mỏ bị lu mờ bởi số liệu kinh tế và đồn đoán về chính sách tiền tệ.
Kết thúc phiên giao dịch,giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 6/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1 USD, tương ứng 2,3%, xuống 43,18 USD/thùng. Đầu phiên, có lúc giá dầu lên 44,49 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 6/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,27 USD, tương đương 2,8%, xuống 44,53 USD/thùng.
Giá dầu cùng với các hàng hóa khác, kể cả đồng, vàng và bạc, tăng mạnh trong đầu phiên giao dịch khi giá dầu lên cao nhất 5 tháng. Nhưng số liệu việc làm của Mỹ và bình luận của Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi đã giúp USD hồi phục, gia tăng áp lực lên giá hàng hóa, theo giới phân tích.
Bình luận của ông Draghi - trong đó nêu rõ lãi suất tại châu Âu sẽ vẫn duy trì ở mức thấp kỷ lục trong một thời gian dài - được thị trường coi là dấu hiệu cho thấy việc ECB tăng cường các biện pháp kích thích là hoàn toàn có thể. Động thái này kéo giảm giá euro trong khi hỗ trợ đồng bạc xanh.
Trong khi đó, theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ công bố hôm thứ Năm 21/4, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ bất ngờ giảm xuống mức thấp nhất 43 năm qua, gia tăng khả năng Fed sẽ nâng lãi suất sớm hơn so với dự đoán của thị trường.
Trước bình luận của Chủ tịch ECB Mario Draghi và số liệu việc làm của Mỹ, Tổng thư ký OPEC Abadallah Salem el-Badri cho biết, OPEC có thể nối lại cuộc thảo luận về việc đóng băng sản lượng với các nước ngoại khối trong phiên họp vào tháng 6 tới đây trong một nỗ lực khắc phục thất bại tại phiên họp Doha, Qatar, hôm 17/4 vừa qua. Tuy vậy, giới phân tích vẫn hoài nghi về khả năng đạt được thỏa thuận này.
Trong khi đó, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 3/2016 đạt mức cao kỷ lục thứ 2, tăng 21,6% lên 7,7 triệu thùng/ngày, giúp xoa dịu lo ngại rằng nhu cầu của nước tiêu thụ dầu thô lớn thứ 2 thế giới này đang chậm lại.
Số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố hôm thứ Tư 20/4 cho thấy, lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 15/4 tăng 2,1 triệu thùng lên sát mức kỷ lục. Tuy nhiên, EIA cũng cho biết, sản lượng dầu thô của Mỹ giảm tuần thứ 6 liên tiếp xuống 8,95 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô của Mỹ đạt kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày hồi tháng 4/2015.
Sản lượng dầu thô của Mỹ giảm sẽ giúp kéo giảm sản lượng của các nước ngoài OPEC trong năm nay. Sản lượng dầu của các nước ngoài OPEC dự đoán giảm 700.000 thùng/ngày trong năm nay, mức giảm hàng năm lớn nhất kể từ năm 1992, theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Kết thúc phiên giao dịch,giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 6/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1 USD, tương ứng 2,3%, xuống 43,18 USD/thùng. Đầu phiên, có lúc giá dầu lên 44,49 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 6/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,27 USD, tương đương 2,8%, xuống 44,53 USD/thùng.
Giá dầu cùng với các hàng hóa khác, kể cả đồng, vàng và bạc, tăng mạnh trong đầu phiên giao dịch khi giá dầu lên cao nhất 5 tháng. Nhưng số liệu việc làm của Mỹ và bình luận của Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi đã giúp USD hồi phục, gia tăng áp lực lên giá hàng hóa, theo giới phân tích.
Bình luận của ông Draghi - trong đó nêu rõ lãi suất tại châu Âu sẽ vẫn duy trì ở mức thấp kỷ lục trong một thời gian dài - được thị trường coi là dấu hiệu cho thấy việc ECB tăng cường các biện pháp kích thích là hoàn toàn có thể. Động thái này kéo giảm giá euro trong khi hỗ trợ đồng bạc xanh.
Trong khi đó, theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ công bố hôm thứ Năm 21/4, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ bất ngờ giảm xuống mức thấp nhất 43 năm qua, gia tăng khả năng Fed sẽ nâng lãi suất sớm hơn so với dự đoán của thị trường.
Trong khi đó, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 3/2016 đạt mức cao kỷ lục thứ 2, tăng 21,6% lên 7,7 triệu thùng/ngày, giúp xoa dịu lo ngại rằng nhu cầu của nước tiêu thụ dầu thô lớn thứ 2 thế giới này đang chậm lại.
Số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố hôm thứ Tư 20/4 cho thấy, lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 15/4 tăng 2,1 triệu thùng lên sát mức kỷ lục. Tuy nhiên, EIA cũng cho biết, sản lượng dầu thô của Mỹ giảm tuần thứ 6 liên tiếp xuống 8,95 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô của Mỹ đạt kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày hồi tháng 4/2015.
Sản lượng dầu thô của Mỹ giảm sẽ giúp kéo giảm sản lượng của các nước ngoài OPEC trong năm nay. Sản lượng dầu của các nước ngoài OPEC dự đoán giảm 700.000 thùng/ngày trong năm nay, mức giảm hàng năm lớn nhất kể từ năm 1992, theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Phan Nguyễn - Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads