Đà giảm của giá dầu phiên 1/6 chững lại sau khi các đại biểu OPEC thắp lên hy vọng sẽ lại bàn đến việc áp trần sản lượng.
Arab Saudi hiện được coi là đang ủng hộ việc áp trần sản lượng khi OPEC nhóm họp vào thứ Năm 2/6 tại Vienna, theo một số đại biểu tham dự phiên họp OPEC. Điều này giúp loại bỏ cái mà giới phân tích coi là mối nguy lớn nhất đối với đà tăng của giá dầu. Arabu Saudi có thể là một trong vài nước sản xuất dầu thô chủ chốt trên thế giới có thể tăng sản lượng - vốn đã mức kỷ lục.
Điều này sẽ khiến nhiều nhà đầu tư ngạc nhiên khi Arab Saudi đã từng phản đối thỏa thuận giữa OPEC và Nga về việc đóng băng sản lượng.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 7/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 9 cent, tương đương 0,2%, xuống 49,01 USD/thùng, thoát mức đáy của phiên ở 47,75 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 7/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 17 cent, tương ứng 0,3%, xuống 49,72 USD/thùng.
Cả giá dầu Brent và WTI đều giao dịch trong vùng tiêu cực phần lớn phiên 1/6 nhưng với tin tức từ Vienna vào cuối phiên, giá dầu đã trở lại vùng tích cực khi giá dầu Mỹ tăng 6 cent lên 49,16 từ mức đáy 47,75 USD/thùng.
Nhiều nhà phân tích vẫn cảnh báo rằng giá dầu có thể giảm. Giá dầu Mỹ đã tăng 87% từ mức đáy 13 năm ghi nhận hồi tháng 2 - mức tăng mạnh nhất 7 năm qua ngay cả khi nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng những chuyển biến tích cực trên thị trường đang thừa cung trầm trọng chỉ mang tính nhất thời.
Cháy rừng tại Canada đã khiến sản lượng dầu thô của nước này giảm gần 1 triệu thùng/ngày - tương đương 40% tổng sản lượng, nhưng yếu tố này dường như không kéo giảm tình trạng thừa cung tại Mỹ. Suncor Energy, hãng sản xuất dầu thô lớn nhất Canada, cho biết dự định sẽ tái khởi động hoạt động sản xuất vào cuối tuần này.
Lượng dầu lưu kho tại Cushing, Oklahoma, từ ngày 20/5 đến 24/5 giảm 650.000 thùng, nhưng từ ngày 24 đến 27/5 chỉ giảm 31.000 thùng, theo số liệu của Genscape công bố hôm thứ Ba 31/5. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự kiến cập nhật số liệu về lượng dầu lưu kho của Mỹ vào 11 sáng thứ Năm 2/6.
Các nhà phân tích trong khảo sát Wall Street Journal dự đoán lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 27/5 giảm 2,8 triệu thùng, nguồn cung xăng và dự trữ sản phẩm chưng cất cùng giảm 600.000 thùng.
Chiều muộn hôm thứ Tư 1/6, Viện Dầu mỏ Mỹ (API) công bố số liệu cho thấy, lượng dầu lưu kho của Mỹ tuần qua giảm 2,4 triệu thùng, dự trữ xăng giảm 1,5 triệu thùng và nguồn cung sản phẩm chưng cất giảm 1,2 triệu thùng.
Tuy thị trường đang ngày một được cải thiện, song vẫn còn nhiều yếu tố có thể cản trở đà tăng của giá dầu trong những tháng tới, các nhà phân tích tai Credit Suisse cho hay. Mối nguy lớn nhất là việc Arab Saudi tăng sản lượng để giành thị phần từ các đối thủ, USD mạnh lên, việc người Anh bỏ phiếu về việc đi hay ở lại EU và việc ông Donald Trump trở thành ứng cử viên chính thức của Đảng Cộng hòa ra tranh cử Tổng thống Mỹ.
Arab Saudi hiện được coi là đang ủng hộ việc áp trần sản lượng khi OPEC nhóm họp vào thứ Năm 2/6 tại Vienna, theo một số đại biểu tham dự phiên họp OPEC. Điều này giúp loại bỏ cái mà giới phân tích coi là mối nguy lớn nhất đối với đà tăng của giá dầu. Arabu Saudi có thể là một trong vài nước sản xuất dầu thô chủ chốt trên thế giới có thể tăng sản lượng - vốn đã mức kỷ lục.
Điều này sẽ khiến nhiều nhà đầu tư ngạc nhiên khi Arab Saudi đã từng phản đối thỏa thuận giữa OPEC và Nga về việc đóng băng sản lượng.
Giá dầu Brent giao tháng 7/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 17 cent, tương ứng 0,3%, xuống 49,72 USD/thùng.
Cả giá dầu Brent và WTI đều giao dịch trong vùng tiêu cực phần lớn phiên 1/6 nhưng với tin tức từ Vienna vào cuối phiên, giá dầu đã trở lại vùng tích cực khi giá dầu Mỹ tăng 6 cent lên 49,16 từ mức đáy 47,75 USD/thùng.
Nhiều nhà phân tích vẫn cảnh báo rằng giá dầu có thể giảm. Giá dầu Mỹ đã tăng 87% từ mức đáy 13 năm ghi nhận hồi tháng 2 - mức tăng mạnh nhất 7 năm qua ngay cả khi nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng những chuyển biến tích cực trên thị trường đang thừa cung trầm trọng chỉ mang tính nhất thời.
Cháy rừng tại Canada đã khiến sản lượng dầu thô của nước này giảm gần 1 triệu thùng/ngày - tương đương 40% tổng sản lượng, nhưng yếu tố này dường như không kéo giảm tình trạng thừa cung tại Mỹ. Suncor Energy, hãng sản xuất dầu thô lớn nhất Canada, cho biết dự định sẽ tái khởi động hoạt động sản xuất vào cuối tuần này.
Lượng dầu lưu kho tại Cushing, Oklahoma, từ ngày 20/5 đến 24/5 giảm 650.000 thùng, nhưng từ ngày 24 đến 27/5 chỉ giảm 31.000 thùng, theo số liệu của Genscape công bố hôm thứ Ba 31/5. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự kiến cập nhật số liệu về lượng dầu lưu kho của Mỹ vào 11 sáng thứ Năm 2/6.
Các nhà phân tích trong khảo sát Wall Street Journal dự đoán lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 27/5 giảm 2,8 triệu thùng, nguồn cung xăng và dự trữ sản phẩm chưng cất cùng giảm 600.000 thùng.
Chiều muộn hôm thứ Tư 1/6, Viện Dầu mỏ Mỹ (API) công bố số liệu cho thấy, lượng dầu lưu kho của Mỹ tuần qua giảm 2,4 triệu thùng, dự trữ xăng giảm 1,5 triệu thùng và nguồn cung sản phẩm chưng cất giảm 1,2 triệu thùng.
Tuy thị trường đang ngày một được cải thiện, song vẫn còn nhiều yếu tố có thể cản trở đà tăng của giá dầu trong những tháng tới, các nhà phân tích tai Credit Suisse cho hay. Mối nguy lớn nhất là việc Arab Saudi tăng sản lượng để giành thị phần từ các đối thủ, USD mạnh lên, việc người Anh bỏ phiếu về việc đi hay ở lại EU và việc ông Donald Trump trở thành ứng cử viên chính thức của Đảng Cộng hòa ra tranh cử Tổng thống Mỹ.
Phan Nguyễn - Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads