Giá dầu tăng trong phiên thứ Sáu khi nhà đầu tư mua vào hợp đồng giao sau trước nghỉ lễ cuối tuần. Nhưng đà tăng của đồng USD đã hạn chế mức tăng, khi vẫn còn vương vấn nghi ngại về khả năng thực hiện thỏa thuận của OPEC.
Giá dầu thô Mỹ giao tháng Ba tăng 23 cent lên 53,99USD/thùng trên Sở giao dịch chứng khoán New York Mercantile. Trong phiên có thời điểm giá giảm xuống 53,32USD, sau đó tăng lên 54,32USD/thùng. Tính từ đầu tuần, giá tăng 0,5%, là tuần tăng thứ 4 liên tiếp.
Giá dầu Brent giao tháng Hai tăng 11 cent lên 57USD/thùng trên sàn ICE Future Europe. Trong phiên có thời điểm giá lên đến mức 57,47USD, sau đó giảm xuống 56,28USD. Tính từ đầu tuần, giá giảm 0,1%.
Chuyên gia tại ABN Amro nhận xét phiên giao dịch diễn ra nhiều biến động và giá đổi hướng mạnh. Trong dài hạn, xu hướng chung của giá dầu là đi lên, nhưng khi giá tăng thêm vài USD thì nhà đầu tư sẽ chốt lãi.
Đồng USD tăng giá so với rổ tiền tệ sau khi báo cáo việc làm khu vực phi nông nghiệp tại Mỹ cho thấy tốc độ tạo mới việc làm trong tháng 12 chưa đạt kỳ vọng, nhưng tăng trưởng lương ở mức tích cực, rộng đường cho Fed tăng lãi suất nhiều lần trong năm nay.
Các nhà sản xuất hàng dầu OPEC như Arab Saudi và Kuwait đã bắt đầu rục rịch cắt sản lượng theo thỏa thuận.
Công ty dầu mỏ nhà nước Saudi Aramco của Arab Saudi đã bắt đầu đàm phán với khách hàng trên toàn cầu về khả năng cắt giảm khối lượng dầu thô xuất kho từ 3 – 7%.
Một quan chức dầu khí của Kuwait cũng cho biết nước này đã giảm sản lượng theo như cam kết.
Tuy nhiên không phải ai cũng tin tưởng vào khả năng thực hiện cam kết của toàn Khối.
Trong báo cáo triển vọng thị trường năm 2017, công ty Energy Aspects dự đoán sẽ có một số nước “gian lận”, không nên hy vọng Baghdad sẽ tuân thủ, và nhóm người Kurd cũng vậy, vì họ là một khu vực tự trị độc lập với chính phủ liên bang.
Tuần này, Thủ tướng Iraq cho biết vùng tự trị người Kurd đã xuất khẩu vượt quá thị phần dầu được phân bổ.
Trong ba tháng qua, Tehran đã bán hơn một nửa số dầu có trong kho, khiến đoàn tàu chở dầu gặp khó khăn trong việc bốc dỡ hết hàng hóa tại cảng đến khi tình trạng thừa cung vẫn đang hoành hành.
Công ty dầu khí nhà nước Iran cũng đang đàm phán với Philippines về việc xuất khẩu 4 triệu thùng dầu thô sang quốc gia này.
Tại Mỹ, theo số liệu của Baker Hughes, số giàn khoan đang hoạt động tăng tuần thứ 10 liên tiếp, lên tổng cộng 529 giàn, mức cao nhất kể từ tháng 12/2015.
Giá dầu thô Mỹ giao tháng Ba tăng 23 cent lên 53,99USD/thùng trên Sở giao dịch chứng khoán New York Mercantile. Trong phiên có thời điểm giá giảm xuống 53,32USD, sau đó tăng lên 54,32USD/thùng. Tính từ đầu tuần, giá tăng 0,5%, là tuần tăng thứ 4 liên tiếp.
Giá dầu Brent giao tháng Hai tăng 11 cent lên 57USD/thùng trên sàn ICE Future Europe. Trong phiên có thời điểm giá lên đến mức 57,47USD, sau đó giảm xuống 56,28USD. Tính từ đầu tuần, giá giảm 0,1%.
Chuyên gia tại ABN Amro nhận xét phiên giao dịch diễn ra nhiều biến động và giá đổi hướng mạnh. Trong dài hạn, xu hướng chung của giá dầu là đi lên, nhưng khi giá tăng thêm vài USD thì nhà đầu tư sẽ chốt lãi.
Các nhà sản xuất hàng dầu OPEC như Arab Saudi và Kuwait đã bắt đầu rục rịch cắt sản lượng theo thỏa thuận.
Công ty dầu mỏ nhà nước Saudi Aramco của Arab Saudi đã bắt đầu đàm phán với khách hàng trên toàn cầu về khả năng cắt giảm khối lượng dầu thô xuất kho từ 3 – 7%.
Một quan chức dầu khí của Kuwait cũng cho biết nước này đã giảm sản lượng theo như cam kết.
Tuy nhiên không phải ai cũng tin tưởng vào khả năng thực hiện cam kết của toàn Khối.
Trong báo cáo triển vọng thị trường năm 2017, công ty Energy Aspects dự đoán sẽ có một số nước “gian lận”, không nên hy vọng Baghdad sẽ tuân thủ, và nhóm người Kurd cũng vậy, vì họ là một khu vực tự trị độc lập với chính phủ liên bang.
Tuần này, Thủ tướng Iraq cho biết vùng tự trị người Kurd đã xuất khẩu vượt quá thị phần dầu được phân bổ.
Trong ba tháng qua, Tehran đã bán hơn một nửa số dầu có trong kho, khiến đoàn tàu chở dầu gặp khó khăn trong việc bốc dỡ hết hàng hóa tại cảng đến khi tình trạng thừa cung vẫn đang hoành hành.
Công ty dầu khí nhà nước Iran cũng đang đàm phán với Philippines về việc xuất khẩu 4 triệu thùng dầu thô sang quốc gia này.
Tại Mỹ, theo số liệu của Baker Hughes, số giàn khoan đang hoạt động tăng tuần thứ 10 liên tiếp, lên tổng cộng 529 giàn, mức cao nhất kể từ tháng 12/2015.
Bizlive.vn
Relate Threads