Theo Jaime Caruana, chuyên gia tại Ngân hàng thanh toán quốc tế, có 1 nguyên nhân quan trọng khiến giá dầu không thể tăng lại, thậm chí sẽ còn tiếp tục giảm trong thời gian tới. Đó là khoản nợ ngày càng lớn của các nhà khai thác dầu.
Nếu so với thời điểm hè năm 2014, giá dầu hiện tại đã giảm tới 70%, chỉ trong vòng hơn 1 năm.
Trước đây, chúng ta thường phân tích việc giá dầu giảm như sau: Ả rập Saudi hiện là một thế lực trong khai thác dầu, với sản lượng đủ lớn để quyết định tới việc tăng hay giảm của giá dầu. Thế nhưng, khi giá dầu giảm do nguồn cung dư thừa, Ả rập Saudi vẫn không cắt giảm sản lượng do sợ đánh mất thị phần. Điều này khiến giá dầu đã giảm liên tục trong thời gian qua. Mục tiêu của Ả rập Saudi đó là hạ gục những đối thủ cạnh tranh và tiếp tục giữ vị thế độc tôn trong ngành khai thác dầu.
Caruana đặt vấn đề dưới 1 khía cạnh khác. Đó là việc các nhà khai thác dầu đang nợ ngày càng nhiều sẽ khiến giá dầu tiếp tục giảm sâu trong thời gian tới.
Đầu tiên, ông phân tích: "Việc các nhà đầu tư sẵn sàng cho các DN khai thác dầu vay những khoản tiền lớn khi Mỹ tuyên bố tìm ra cách khai thác dầu đá phiến đã khiến nợ của các DN trong ngành này tăng lên rất nhiều. Các công ty trong lĩnh vực này đã nhanh chóng vay từ ngân hàng và các thị trường trái phiếu. Các khoản nợ trái phiếu của các DN trong ngành dầu khí và năng lượng đang vượt xa các ngành khác", Caruana phân tích.
Nợ tín dụng của các DN ngành dầu khí đã tăng từ 455 tỉ USD vào năm 2006 lên 1,4 nghìn tỉ USD vào năm 2014. Mức tăng nợ bình quân giai đoạn này là 15%. Các công ty ngành năng lượng đã vay quá nhiều từ những ngân hàng. Tổng các khoản vay của lĩnh vực này trong năm 2014 ước tính khoảng 1,6 nghìn tỉ USD, gần gấp 3 lần so với mức 600 tỉ USD vào năm 2006.
Vấn đề bắt đầu từ đây.
Nếu bạn là 1 DN dầu khí và bạn đang ngồi trên đống nợ, điều đương nhiên bạn phải làm đó là tạo ra lợi nhuận để trả nợ. Tuy nhiên, giá dầu giảm mạnh thời gian qua sẽ làm lợi nhuận các công ty này phải giảm, tăng rủi ro vỡ nợ và các chi phí tài chính ngày càng tăng cao.
Công ty sẽ đối mặt với việc không tạo ra đủ thanh khoản để trả các khoản nợ đến hạn. Để giải quyết điều này, họ chỉ có thể thực hiện theo 2 phương án sau:
1. Điều chỉnh lại các khoản đầu tư và sản xuất.
Khi nợ nhiều, các chính sách "thắt lưng buộc bụng" sẽ phải triển khai. Doanh nghiệp có thể sẽ buộc phải bán bớt tài sản, bao gồm các quyền khai thác, sở hữu nhà máy và máy móc thiết bị.
Các DN sẽ phải bán đi hàng loạt tài sản của mình, từ đó suy yếu dần, kéo theo nguồn cung dầu vào thị trường sẽ giảm bớt, giá dầu ổn định lại.
Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp chính mà Caruana đề cập đến. Thật ra, Caruana đưa ra phương án làm ngược lại.
2. "Các nhà sản xuất sẽ tiếp tục duy trì sản lượng khai thác dầu hiện tại, thậm chí tăng lên để tiếp tục tạo ra đủ thanh khoản trả nợ".
Tất nhiên, việc này sẽ khiến giá dầu tiếp tục giảm trong thời gian tới. Dưới áp lực khoanh nợ, các công ty không thể giảm sản lượng, mà lại càng phải tăng sản lượng mạnh hơn trước. Vì lỡ vướng quá sâu vào "đòn bẩy", các DN dầu khí sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục "dìm" giá dầu cho tới khi có người tuyên bố phá sản.
Nếu so với thời điểm hè năm 2014, giá dầu hiện tại đã giảm tới 70%, chỉ trong vòng hơn 1 năm.
Trước đây, chúng ta thường phân tích việc giá dầu giảm như sau: Ả rập Saudi hiện là một thế lực trong khai thác dầu, với sản lượng đủ lớn để quyết định tới việc tăng hay giảm của giá dầu. Thế nhưng, khi giá dầu giảm do nguồn cung dư thừa, Ả rập Saudi vẫn không cắt giảm sản lượng do sợ đánh mất thị phần. Điều này khiến giá dầu đã giảm liên tục trong thời gian qua. Mục tiêu của Ả rập Saudi đó là hạ gục những đối thủ cạnh tranh và tiếp tục giữ vị thế độc tôn trong ngành khai thác dầu.
Caruana đặt vấn đề dưới 1 khía cạnh khác. Đó là việc các nhà khai thác dầu đang nợ ngày càng nhiều sẽ khiến giá dầu tiếp tục giảm sâu trong thời gian tới.
Đầu tiên, ông phân tích: "Việc các nhà đầu tư sẵn sàng cho các DN khai thác dầu vay những khoản tiền lớn khi Mỹ tuyên bố tìm ra cách khai thác dầu đá phiến đã khiến nợ của các DN trong ngành này tăng lên rất nhiều. Các công ty trong lĩnh vực này đã nhanh chóng vay từ ngân hàng và các thị trường trái phiếu. Các khoản nợ trái phiếu của các DN trong ngành dầu khí và năng lượng đang vượt xa các ngành khác", Caruana phân tích.
Nợ tín dụng của các DN ngành dầu khí đã tăng từ 455 tỉ USD vào năm 2006 lên 1,4 nghìn tỉ USD vào năm 2014. Mức tăng nợ bình quân giai đoạn này là 15%. Các công ty ngành năng lượng đã vay quá nhiều từ những ngân hàng. Tổng các khoản vay của lĩnh vực này trong năm 2014 ước tính khoảng 1,6 nghìn tỉ USD, gần gấp 3 lần so với mức 600 tỉ USD vào năm 2006.
Nếu bạn là 1 DN dầu khí và bạn đang ngồi trên đống nợ, điều đương nhiên bạn phải làm đó là tạo ra lợi nhuận để trả nợ. Tuy nhiên, giá dầu giảm mạnh thời gian qua sẽ làm lợi nhuận các công ty này phải giảm, tăng rủi ro vỡ nợ và các chi phí tài chính ngày càng tăng cao.
Công ty sẽ đối mặt với việc không tạo ra đủ thanh khoản để trả các khoản nợ đến hạn. Để giải quyết điều này, họ chỉ có thể thực hiện theo 2 phương án sau:
1. Điều chỉnh lại các khoản đầu tư và sản xuất.
Khi nợ nhiều, các chính sách "thắt lưng buộc bụng" sẽ phải triển khai. Doanh nghiệp có thể sẽ buộc phải bán bớt tài sản, bao gồm các quyền khai thác, sở hữu nhà máy và máy móc thiết bị.
Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp chính mà Caruana đề cập đến. Thật ra, Caruana đưa ra phương án làm ngược lại.
2. "Các nhà sản xuất sẽ tiếp tục duy trì sản lượng khai thác dầu hiện tại, thậm chí tăng lên để tiếp tục tạo ra đủ thanh khoản trả nợ".
Tất nhiên, việc này sẽ khiến giá dầu tiếp tục giảm trong thời gian tới. Dưới áp lực khoanh nợ, các công ty không thể giảm sản lượng, mà lại càng phải tăng sản lượng mạnh hơn trước. Vì lỡ vướng quá sâu vào "đòn bẩy", các DN dầu khí sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục "dìm" giá dầu cho tới khi có người tuyên bố phá sản.
Theo Trí Thức Trẻ
Relate Threads