Giá dầu phiên 25/1 giảm do lo ngại nhu cầu của Trung Quốc suy yếu trong khi các nước sản xuất lớn chưa có ý định cắt giảm sản lượng.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 3/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1,85 USD, tương ứng 5,7%, xuống 30,34 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 3/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,68 USD, tương đương 5,2%, xuống 30,50 USD/thùng.
Giá dầu Mỹ đã giảm 5% hoặc hơn 5 lần trong tháng này, cao nhất kể từ tháng 12/2008. Tình trạng thừa cung toàn cầu đã khiến giá dầu tiếp tục lao dốc khi các nước sản xuất lớn, kể cả Arab Saudi và Nga, tiếp tục bơm dầu với tốc độ kỷ lục, đẩy lượng dầu thô và sản phẩm chưng cất lưu kho trên thế giới lên trên ngưỡng bình quân.
Cuối tuần trước, giá dầu tăng chủ yếu do triển vọng Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) tăng cường các biện pháp kích thích và đồn đoán cơn bão tuyết tại Bờ Đông nước Mỹ sẽ làm tăng nhu cầu dầu sưởi. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cảnh báo rằng đà tăng không thể kéo dài khi sản lượng toàn cầu tiếp tục vượt nhu cầu.
Số liệu kinh tế của Trung Quốc công bố hôm thứ Hai 25/1 cho thấy lượng sử dụng diesel của nước này trong năm 2015 giảm so với năm 2014, theo Bloomberg News. Trung Quốc hiện là nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới, và lo ngại kinh tế nước này giảm tốc đã gây áp lực lên giá dàu cũng như thị trường tài chính trong những tháng gần đây.
Cũng hôm thứ Hai 25/1, Chủ tịch Saudi Aramco tuyên bố công ty có thể đối phó với giá dầu ở mức thấp trong thời gian “rất dài” và không cắt giảm đầu tư vào các mỏ dầu mới. Arab Saudi đã “giúp” giá dầu lao dốc từ giữa năm 2014 bằng việc tăng sản lượng và tuyên bố mới nhất của Saudi Aramco đã tái khẳng định cam kết về chiến lược này.
Nhu cầu dầu thô toàn cầu năm 2015 tăng mạnh khi người tiêu dùng tận dụng cơ hội giá dầu rẻ, nhưng một số nhà phân tích cho rằng xu hướng này không thể tiếp tục trong năm nay.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng tại một số nước vẫn chưa được hưởng lợi ích do giá dầu rẻ mang lại do thuế cao hoặc chính sách trợ cấp nhiên liệu.
Tuần này, thị trường sẽ theo dõi chặt chẽ phiên họp chính sách của Fed vào 26-27/1. Phần lớn giới đầu tư dự đoán chính phủ Mỹ sẽ giữ nguyên lãi suất.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 3/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1,85 USD, tương ứng 5,7%, xuống 30,34 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 3/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,68 USD, tương đương 5,2%, xuống 30,50 USD/thùng.
Giá dầu Mỹ đã giảm 5% hoặc hơn 5 lần trong tháng này, cao nhất kể từ tháng 12/2008. Tình trạng thừa cung toàn cầu đã khiến giá dầu tiếp tục lao dốc khi các nước sản xuất lớn, kể cả Arab Saudi và Nga, tiếp tục bơm dầu với tốc độ kỷ lục, đẩy lượng dầu thô và sản phẩm chưng cất lưu kho trên thế giới lên trên ngưỡng bình quân.
Cuối tuần trước, giá dầu tăng chủ yếu do triển vọng Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) tăng cường các biện pháp kích thích và đồn đoán cơn bão tuyết tại Bờ Đông nước Mỹ sẽ làm tăng nhu cầu dầu sưởi. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cảnh báo rằng đà tăng không thể kéo dài khi sản lượng toàn cầu tiếp tục vượt nhu cầu.
Cũng hôm thứ Hai 25/1, Chủ tịch Saudi Aramco tuyên bố công ty có thể đối phó với giá dầu ở mức thấp trong thời gian “rất dài” và không cắt giảm đầu tư vào các mỏ dầu mới. Arab Saudi đã “giúp” giá dầu lao dốc từ giữa năm 2014 bằng việc tăng sản lượng và tuyên bố mới nhất của Saudi Aramco đã tái khẳng định cam kết về chiến lược này.
Nhu cầu dầu thô toàn cầu năm 2015 tăng mạnh khi người tiêu dùng tận dụng cơ hội giá dầu rẻ, nhưng một số nhà phân tích cho rằng xu hướng này không thể tiếp tục trong năm nay.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng tại một số nước vẫn chưa được hưởng lợi ích do giá dầu rẻ mang lại do thuế cao hoặc chính sách trợ cấp nhiên liệu.
Tuần này, thị trường sẽ theo dõi chặt chẽ phiên họp chính sách của Fed vào 26-27/1. Phần lớn giới đầu tư dự đoán chính phủ Mỹ sẽ giữ nguyên lãi suất.
Theo: Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads