Giá dầu tiến sát mốc 50 USD/thùng khi Goldman dự báo nguồn cung giảm, gián đoạn nguồn cung tại Canada, Nigeria trong khi nhu cầu của Trung Quốc, Ấn Độ tăng cao.
Giá dầu phiên 16/5 lập đỉnh mới năm 2016 khi tình trạng gián đoạn nguồn cung kéo dài và Goldman Sachs cho rằng tình trạng thừa cung toàn cầu đã chuyển sang thâm hụt.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 6/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 1,51 USD, tương ứng 3,3%, lên 47,72 USD/thùng, cao nhất kể từ 3/11/2015.
Giá dầu Brent giao tháng 7/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 1,14 USD, tương đương 2,4%, lên 48,87 USD/thùng, cao nhất kể từ 3/11/2015.
Giá dầu đã tăng hơn 20% kể từ đầu năm đến nay và tâm lý của các nhà đầu tư cũng như giới phân tích ngày một lạc quan hơn.
Sản lượng dầu thô toàn cầu đã vượt nhu cầu trong gần 2 năm qua khi nhiều nước, kể cả Mỹ, Arab Saudi và Nga, liên tục bơm dầu với tốc độ kỷ lục. Lượng dầu lưu kho trên thế giới cũng đứng ở mức cao kỷ lục.
Nhưng tình trạng thừa cung đã thu hẹp trong những tuần gần đây do sự gián đoạn nguồn cung tại Canada, Nigeria và nhiều nơi khác cũng như nhu cầu liên tục tăng.
Sản lượng dầu thô của Mỹ cũng bắt đầu giảm khi các công ty cắt giảm chi phí đầu tư vào các hoạt động thăm dò và khai thác.
Goldman Sachs - một trong những ngân hàng bi quan nhất về giá dầu trong những tháng gần đây - hôm Chủ nhật cho biết, sự gián đoạn nguồn cung thời gian qua đã đẩy thị trường dầu thô rơi vào tình trạng thâm hụt. Ngân hàng này dự đoán giá dầu sẽ tăng lên 50 USD/thùng trong nửa cuối năm nay, tăng so với dự đoán 40-45 USD/thùng đưa ra hôm 22/4.
Tình trạng gián đoạn nguồn cung đang đứng ở mức cao nhất trong nhiều năm qua, hãng tư vấn ClearView Energy Partner cho biết. Sản lượng dầu thô của Nigeria đã giảm xuống mức thấp nhất nhiều năm do nhiều hệ thống đường ống gặp sự cố, trong khi hoạt động sản xuất dầu cát của Canada bị ngừng trệ trong những tuần gần đây do cháy rừng. Giới đầu tư cũng lo ngại về sản lượng dầu thô tại Libya do những bất ổn chính trị tại đây.
Sản lượng dầu thô của một số nước khác cũng giảm khi công suất của các giếng dầu cũ giảm và chi phí đầu tư cho các giếng dầu mới bị cắt giảm. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm thứ Hai 16/5 cho biết, sản lượng dầu thô của Mỹ tại các vùng sản xuất dầu đá phiến chủ chốt sẽ giảm 113.000 thùng/ngày trong tháng 6. Sản lượng dầu thô của Mỹ đã giảm từ mức đỉnh 9,7 triệu thùng/ngày hồi tháng 4/2015 xuống 9 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2016.
Bên cạnh đó, nhu cầu dầu thô của Trung Quốc và Ấn Độ tăng cao cũng hỗ trợ giá dầu, Barclays cho biết.
Giá dầu phiên 16/5 lập đỉnh mới năm 2016 khi tình trạng gián đoạn nguồn cung kéo dài và Goldman Sachs cho rằng tình trạng thừa cung toàn cầu đã chuyển sang thâm hụt.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 6/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 1,51 USD, tương ứng 3,3%, lên 47,72 USD/thùng, cao nhất kể từ 3/11/2015.
Giá dầu Brent giao tháng 7/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 1,14 USD, tương đương 2,4%, lên 48,87 USD/thùng, cao nhất kể từ 3/11/2015.
Giá dầu đã tăng hơn 20% kể từ đầu năm đến nay và tâm lý của các nhà đầu tư cũng như giới phân tích ngày một lạc quan hơn.
Nhưng tình trạng thừa cung đã thu hẹp trong những tuần gần đây do sự gián đoạn nguồn cung tại Canada, Nigeria và nhiều nơi khác cũng như nhu cầu liên tục tăng.
Sản lượng dầu thô của Mỹ cũng bắt đầu giảm khi các công ty cắt giảm chi phí đầu tư vào các hoạt động thăm dò và khai thác.
Goldman Sachs - một trong những ngân hàng bi quan nhất về giá dầu trong những tháng gần đây - hôm Chủ nhật cho biết, sự gián đoạn nguồn cung thời gian qua đã đẩy thị trường dầu thô rơi vào tình trạng thâm hụt. Ngân hàng này dự đoán giá dầu sẽ tăng lên 50 USD/thùng trong nửa cuối năm nay, tăng so với dự đoán 40-45 USD/thùng đưa ra hôm 22/4.
Tình trạng gián đoạn nguồn cung đang đứng ở mức cao nhất trong nhiều năm qua, hãng tư vấn ClearView Energy Partner cho biết. Sản lượng dầu thô của Nigeria đã giảm xuống mức thấp nhất nhiều năm do nhiều hệ thống đường ống gặp sự cố, trong khi hoạt động sản xuất dầu cát của Canada bị ngừng trệ trong những tuần gần đây do cháy rừng. Giới đầu tư cũng lo ngại về sản lượng dầu thô tại Libya do những bất ổn chính trị tại đây.
Sản lượng dầu thô của một số nước khác cũng giảm khi công suất của các giếng dầu cũ giảm và chi phí đầu tư cho các giếng dầu mới bị cắt giảm. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm thứ Hai 16/5 cho biết, sản lượng dầu thô của Mỹ tại các vùng sản xuất dầu đá phiến chủ chốt sẽ giảm 113.000 thùng/ngày trong tháng 6. Sản lượng dầu thô của Mỹ đã giảm từ mức đỉnh 9,7 triệu thùng/ngày hồi tháng 4/2015 xuống 9 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2016.
Bên cạnh đó, nhu cầu dầu thô của Trung Quốc và Ấn Độ tăng cao cũng hỗ trợ giá dầu, Barclays cho biết.
Phan Nguyễn - Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads