Đối với ngành công nghiệp năng lượng, mức giá 50 USD/thùng mà dầu thô Brent vừa đạt được là một khởi đầu tốt. Nhưng nó sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu chỉ dừng lại tại đây.
Giá dầu thô Brent tương lai tại New York và London đều đã đạt tới mức 50 USD/thùng, nhờ việc nguồn cung tại Canada và Nigeria bị gián đoạn và sản lượng dầu thô tại Mỹ giảm. Tuy nhiên, mức giá này chưa đủ sức khiến các nhà sản xuất dầu thô bắt đầu cảm thấy an toàn.
“Đây hoàn toàn chỉ là một cột mốc tâm lý. Nguồn cung từ Canada và Nigeria rồi sẽ quay trở lại khi các sự cố được giải quyết. Cây hỏi quan trọng là đâu mới là vấn đề thực sự? Và thị trường dường như không quan tâm”, Michael Wittner, trưởng nhóm nghiên cứu thị trường dầu mỏ tại Societe Generale SA cho biết.
Theo các chuyên gia tư vấn tại Wood Mackenzie Ltd, 50 công ty niêm yết lớn nhất thế giới thuộc lĩnh vực dầu mỏ cần dầu thô ở mức giá trung bình 53 USD/thùng để ngừng tình trạng phải bù đắp chi phí khai thác.
Theo các chuyên gia tại Bloomberg Intelligence, đứng đầu là William Foiles, các nhà sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ cần giá dầu tăng lên trên mức 50 USD/thùng trước khi đưa ra quyết định quay trở lại với các giếng dầu dang dở.
Trong năm 2015, để cắt giảm chi phí, các nhà sản xuất dầu tại Mỹ đã phải ngừng hoạt động tại hàng nghìn giếng dầu đã được xây dựng hoàn thiện nhưng chưa tiến hành khoan. Nếu giá dầu tăng lên trên 50 USD/thùng, trung bình mỗi tháng sẽ có hàng trăm giếng dầu bắt đầu được tiến hành khai thác.
Bên cạnh đó, mỗi thành viên thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), vốn có mức giá sản xuất thấp hơn nhiều so với các nhà sản xuất tại Mỹ, cũng không thu được nhiều nếu giá dầu chỉ đứng ở mức 50 USD/thùng. Đa phần các quốc gia này cần giá dầu ở mức cao hơn để cân bằng ngân sách, bởi họ đã chịu tổn thất rất lớn khi giá dầu sụp đổ kể từ năm 2014.
Giá dầu thô Brent tương lai tại New York và London đều đã đạt tới mức 50 USD/thùng, nhờ việc nguồn cung tại Canada và Nigeria bị gián đoạn và sản lượng dầu thô tại Mỹ giảm. Tuy nhiên, mức giá này chưa đủ sức khiến các nhà sản xuất dầu thô bắt đầu cảm thấy an toàn.
“Đây hoàn toàn chỉ là một cột mốc tâm lý. Nguồn cung từ Canada và Nigeria rồi sẽ quay trở lại khi các sự cố được giải quyết. Cây hỏi quan trọng là đâu mới là vấn đề thực sự? Và thị trường dường như không quan tâm”, Michael Wittner, trưởng nhóm nghiên cứu thị trường dầu mỏ tại Societe Generale SA cho biết.
Theo các chuyên gia tại Bloomberg Intelligence, đứng đầu là William Foiles, các nhà sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ cần giá dầu tăng lên trên mức 50 USD/thùng trước khi đưa ra quyết định quay trở lại với các giếng dầu dang dở.
Trong năm 2015, để cắt giảm chi phí, các nhà sản xuất dầu tại Mỹ đã phải ngừng hoạt động tại hàng nghìn giếng dầu đã được xây dựng hoàn thiện nhưng chưa tiến hành khoan. Nếu giá dầu tăng lên trên 50 USD/thùng, trung bình mỗi tháng sẽ có hàng trăm giếng dầu bắt đầu được tiến hành khai thác.
Bên cạnh đó, mỗi thành viên thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), vốn có mức giá sản xuất thấp hơn nhiều so với các nhà sản xuất tại Mỹ, cũng không thu được nhiều nếu giá dầu chỉ đứng ở mức 50 USD/thùng. Đa phần các quốc gia này cần giá dầu ở mức cao hơn để cân bằng ngân sách, bởi họ đã chịu tổn thất rất lớn khi giá dầu sụp đổ kể từ năm 2014.
Theo Đầu tư Chứng khoán
Relate Threads